Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu); (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết nghị luận xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.

 Đề: Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm). Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Đọc văn bản sau: Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

“… Trăng thật. Hôm nay đầu tháng. Từ đầu hôm, tôi vẫn đi giữa đêm trăng mà không biết. Cô gái vẫn bình thản ngồi nhìn ra ngoài trời. Tôi quẹt diêm châm một điếu thuốc rồi tăng số cho xe phóng nhanh hơn, trong lòng vẫn không hết gượng. Già đời trong nghế lái xe, bom đạn nguy hiểm gặp đã nhiều, tôi vốn không phải anh nhút nhát, vậy mà không hiểu sao đêm nay nhìn trăng ra pháo sáng! Qua tầm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa những tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng loè nhoè, mỗi lúc xe nảy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim. Khoảng gần khuya, trên các chỏm rừng, gió tây nam cuốn mây xám về một góc rồi thổi giạt đi. Gió thổi vào cành lá nguỵ trang trên nóc xe ràn rạt. Trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi. Dòng sông bên trái đường phút chốc biến mất, chỉ còn là sương trắng phủ kín, thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một mầu trắng xoá.

    Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường! Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảnh ánh trăng…

– Anh nhỉ? Có phải không nhỉ…

– Cô hỏi gì?

– Em hỏi có phải các anh lái xe đi nhiều nơi, chắc hẳn quen biết nhiều người lắm?

– Đời lái xe chúng tôi như vạc ấy, cô ạ! Nay rừng này, mai qua suối kia, nhưng tháng này sang tháng khác vẫn làm bạn với đường, với trăng thôi.

Chẳng biết lúc ấy ai mới móc miệng cho mà tôi bỗng trở nên ăn nói văn vẻ đến thế! Quá nửa đêm, chúng tôi đến gần cầu Đá Xanh thì trăng lặn. Chúng tôi không nói chuyện nữa. Mảnh trăng đã khuất hẳn xuống khu rừng ở sau lưng. Tôi bật chiếc bóng đèn quả dưa cho sáng hơn và bảo Nguyệt:

– Cô chú ý nghe hộ, từ đây đường thường có máy bay.

Nguyệt vẫn thản nhiên ngồi nhìn ra ngoài: – Anh cứ yên tâm, đoạn này, em quen lắm!

Nguyệt hướng dẫn cho tôi đánh xe rẽ sang con đường xế về phía ngầm. Con đường thấp hẳn xuống, quanh co, sục lên một thứ bùn quánh nhão nhoét quanh những hố bom cũ và mới. Tôi dán mắt qua mặt kính, thận trọng lái hai bánh trước tránh hai vệt bánh xe như hai cái rãnh thoát nước ở giữa đường. Có đoạn, bánh trước sục xuống rãnh sâu quá, Nguyệt phải xuống “xi-nhan” cho tôi kéo lên. Có đoạn không nhích lên được. Tôi phải cài số phụ, rồi tăng ga mãi. Không khí trong buồng lái nóng sực. Lốp xe quay tròn, xiết trên đá khét lẹt…”

(Trích Mảnh trăng cuối rừngNguyễn Minh Châu)

Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Lựa chọn khách quan:  Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Câu 1: Câu sau tác giả sử dụng tu từ nào? “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc”.

  1. Phóng đại và so sánh.
  2. Phóng đại và nhân hóa.
  3. So sánh và ẩn dụ.
  4. Ẩn dụ và phóng đại.

Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là gì?

  1. Nguyệt giúp đỡ nhân vật tôi chỉ đường cho xe tôi đi.
  2. Tôi và Nguyệt đã có những giây phút lãng mạn giữa chiến trường lửa đạn.
  3. Nguyệt đi nhờ xe của tôi trên chuyến xe vào Trường Sơn.
  4. Nhân vật tôi đã yêu Nguyệt từ trước, giờ gặp lại ở chiến trường.

Câu 3: Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  1. Phong cách ngôn ngữ khoa học
  2. Phong cách ngôn ngữ chính luận
  3. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
  4. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 4: Văn bản trên ai là người kể chuyện?

  1. Nhân vật tôi và Nguyệt.
  2. Tác giả
  3. Nhân vật Nguyệt
  4. Nhân vật xưng tôi.

Câu 5: Thiên nhiên được tác giả miêu tả qua chi tiết nào?

  1. Trăng mờ ảo do sương rơi nhiều.
  2. Ánh trăng lấp ló dưới tán cây của khu rừng.
  3. Sương mù bao phủ che lấp cả lối đi.
  4. Sương bồng bềnh và trăng khuyết cuối rừng.

Câu 6: Qua đoạn trích vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt qua điểm nhìn của tôi hiện lên như thế nào?

  1. Xinh đẹp và nhiệt tình.
  2. Chu đáo và hiền hậu.
  3. Mộc mạc, chân chất.
  4. Xinh đẹp và giỏi giang.

Câu 7: Tôi và Nguyệt gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

  1. Tình cờ gặp.
  2. Hẹn hò
  3. Giữa chiến trường bom đạn.
  4. Buổi đêm trăng.

Trả lời câu hỏi: Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Câu 8: (0,5 điểm) Qua tấm kính ướt hơi sương, nhân vật Tôi đã cảm nhận được bức tranh thiên nhiên như thế nào?

Câu 9: (1,0 điểm) Nêu vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt qua điểm nhìn của nhân vật tôi trong đoạn trích trên.

Câu 10: (1,0 điểm) Thông qua đoạn trích trên, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp con người trong chiến tranh.

Làm văn: 4.0 điểm Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen về “Lối sống ỷ lại”.

Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Gợi ý trả lời

ĐỌC HIỂU Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Câu 1. C So sánh và ẩn dụ.

Câu 2. B Tôi và Nguyệt đã có những giây phút lãng mạn giữa chiến trường lửa đạn.

Câu 3. D Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 4. D Nhân vật xưng tôi.

Câu 5. D  Sương bồng bềnh và trăng khuyết cuối rừng.

Câu 6. A Xinh đẹp và nhiệt tình.

Câu 7. C Giữa chiến trường bom đạn.

Câu 8. Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Thiên nhiên lung linh/ huyền ảo/ cuốn hút/ lấp lánh/ tuyệt đẹp… :

– mảnh trăng nằm giữa những tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng loè nhoè.

– mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già.

– khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng.

– Dòng sông bên trái đường phút chốc biến mất, chỉ còn là sương trắng phủ kín…

Câu 9.

Nhân vật tôi cảm nhận:

  • mái tóc Nguyệt đầy sức sống “từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao
  • khuôn mặt rạng ngời “khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường

-> Qua ngòi bút lãng mạn, tác giả tô đậm nhân vật Nguyệt xinh đẹp và đầy sức sống/ trẻ trung và năng động/ nhiệt tình…

Câu 10. Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

Vẻ đẹp con người trong chiến tranh:

+ con người gắn bó, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn/ sẻ chia công việc

+ tin vào cuộc sống, tương lai, cuộc chiến tranh/ luôn lạc quan yêu đời.

+ ý chí nghị lực phi thường/ kiên cường/ không khuất phục trước hiểm nguy/ hi sinh cho Tổ quốc…

Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;
Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

VIẾT Mảnh trăng cuối rừng ; trắc nghiệm mảnh trăng cuối rừng ;  mảnh trăng cuối rừng đọc hiểu ; đọc hiểu mảnh trăng cuối rừng ;

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Từ bỏ thói quen “Lối sống ỷ lại”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giải thích: Ỷ lại là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá.

– Ý nghĩa: Câu nói nhấn mạnh đến tác hại của thói ỷ lại và cảnh báo về một hiện tượng trong đời sống: thói ỷ lại đang là căn bệnh nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

– Thực trạng

  + Nhiều bạn trẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Họ thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suỵ nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc, bé thì được mua điểm, lớn thì được chạy việc cho.

  +  Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa đón con đi học mỗi ngày dù con đã học cấp ba hay sinh viên đại học. Ở nhà, mẹ cũng là người giặt giũ, nấu cơm, dọn phòng…. gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè…

– Nguyên nhân

  + Do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy. Họ thích sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có.

  + Do được gia đình nuông chiều. Bố mẹ gần như quyết định hộ con cái mọi thứ và nhiệm vụ của đứa con chỉ là ngoan ngoãn làm theo ý cha mẹ, nếu có vấn đề gì thì cha mẹ sẽ là người. chịu trách nhiệm.

– Tác hại

  + Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. Từ đó, họ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo… dễ gặp thất bại trong mọi việc.

  + Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Họ giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác và đánh mất hoàn toàn quyền tự chủ trong công việc cũng như trong cuộc sống.

  + Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như vậy.

=> Đó là quan niệm sống lệch lạc.

– Giải pháp – Bài học nhận thức và hành động

+ Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.

+ Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện tính tự lập cho con em mình.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận: có cách diễn đạt mới mẻ giàu hình ảnh, dẫn dắt câu nói/ có mở- kết bài sáng tạo/ có liên hệ mở rộng vấn đề…

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *