Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Lão Hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết nghị luận về Lão HacNam Cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề 1: lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Đọc văn bản: lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Lão Hạc

(Lược bỏ đoạn: Lão Hạc kể cho ông giáo về chuyện con trai của lão không có tiền cưới vợ nên đã đi làm cao su chưa trở về. Bản thân lão sau trận ốm thì sức khỏe yếu, tiền lại hết. Sau trận bão, hoa màu bị phá sạch nên lão có ý định bán cậu Vàng.)

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

– Cụ bán rồi?

– Bán rồi? Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

– Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

– Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Tôi an ủi lão:

– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…

Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

– Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… Thế là sướng.

– Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

– Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

– Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác…

– Việc gì còn phải chờ khi khác?… Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm…

– Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc…

Mặt lão nghiêm trang lại…

– Việc gì thế, cụ?

– Ông giáo để tôi nói… Nó hơi dài dòng một tí.

– Vâng, cụ nói.

– Nó thế này, ông giáo ạ!

Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó… Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả…

Tôi bật cười bảo lão:

– Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

– Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

–  Đã đành rằng thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?… Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

– Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

– Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.

Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.

(Lược bỏ đoạn cuối: Lão Hạc xin Binh Tư bả chó và cái chết dữ dội, đau đớn, bất thình lình của lão. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Ông giáo hiểu hơn về lão Hạc. Ông giáo bảo lão Hạc yên lòng mà nhắm mắt.)

                              (1943, Nam Cao – Tác phẩm, tập 1 NXB Văn học, Hà Nội, 1995) 

Chú thích

  • Nam Cao (1817-1951) là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông dân nghèo và trí thức nghèo.
  • Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.

lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng: (3,5 điểm) lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là gì?

  1. Khoa học
  2. Chính luận
  3. Báo chí
  4. Nghệ thuật

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên gì?

  1. Nghị luận
  2. Miêu tả
  3. Tự sự
  4. Biểu cảm

Câu 3. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của truyện ngắn Lão Hạc? 

  1. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người
  2. Phẩm chất cao quý của người nông dân.
  3. Số phận đau thương của người nông dân.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Xác định ngôi kể trong văn bản trên? 

  1. Ngôi kể thứ nhất.                        
  2. Ngôi kể thứ hai. 
  3. Ngôi kể thứ ba.            
  4. Cả ba ngôi kể trên. 

Câu 5. Đoạn văn sau được kể theo điểm nhìn của nhân vật nào?

Tôi bật cười bảo lão:

– Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

  1. Nhân vật vợ ông giáo.
  2. Nhân vật lão Hạc.
  3. Nhân vật ông giáo.
  4. Nhân vật Binh Tư.

Câu 6.  Lời nói của lão Hạc: Ông giáo nói đúng! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút … kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…” biểu hiện điều gì?

  1. Sự an ủi của lão Hạc đối với ông giáo.
  2. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình.
  3. Sự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình.
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”?

  1. So sánh.
  2. Liệt kê.
  3. Chêm xen
  4. Nhân hóa

Trả lời các câu hỏi

Câu 8. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Nhân vật ấy có những đặc điểm gì?  (1,0 điểm)

Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: “Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.” (1,0 điểm) 

Câu 10. Anh/ chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên? (0,5 điểm) 

VIẾT (4,0 điểm) 

 Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.

lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Gợi ý trả lời Đề 1

ĐỌC HIỂU lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Câu 1.Nghệ thuật

Câu 2. Tự sự

Câu 3. D Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. A Ngôi kể thứ nhất. 

Câu 5. C Nhân vật ông giáo.

Câu 6. B Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình.

Câu 7. B Liệt kê.

Câu 8. 

– Nhân vật chính là lão Hạc

– Đặc điểm:

+ Hoàn cảnh: nông dân nghèo, vợ mất sớm, con đi làm ăn xa

+ Phẩm chất: nông dân hiền lành, tốt bụng, giàu tình thương, có lòng tự trọng…

Câu 9. 

-Phép tu từ: liệt kê, “củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy,  bữa trai, bữa ốc”

-Tác dụng:

+Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn

+ Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khổ, khốn cùng của lão Hạc

 Câu 10. 

Thông điệp: phù hợp và có ý nghĩa

– Cảm thông cho nỗi khổ của người dân ngày xưa

– Ca ngợi, tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ

– Trân trọng hơn về cuộc sống hiện tại

lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm
lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

VIẾT lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một tác phẩm tự sự

    Mở bài giới thiệu tác giả và tác phẩm, nêu được khái quát nội dung và nghệ thuật; Thân bài triển khai được nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm; Kết bài khẳng định lại giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật, tác động của tác phẩm đối với bản thân

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

     HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục từ đoạn trích

    Sau đây là một hướng gợi ý:

  • Tóm tắt
  • Tình huống truyện
  • Đặc điểm, tính cách của nhân vật
  • Tư tưởng
  • Nghệ thuật 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

—————————————————————————————————————————–

Đề 2: lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 10.

[…] Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

– Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó…

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:

– Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.

Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy !… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang (…) Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. (…) Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu…

(Trích Lão Hạc, Nam Cao – Tác phẩm, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1975)

Lựa chọn đáp án đúng: lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: (0,5 điểm)

  1. Miêu tả
  2. Tự sự
  3. Biểu cảm
  4. Thuyết minh

Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Đan xen giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Nhân vật trung tâm của đoạn trích trên là ai? (0,5 điểm)

  1. Nhân vật “tôi”
  2. Nhân vật lão Hạc
  3. Nhân vật Binh Tư
  4. Vợ của nhân vật “tôi”

Câu 4. Đâu là sự kiện chính của đoạn trích nói trên? (0,5 điểm)

  1. Lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của nhân vật “tôi”
  2. Nhân vật “tôi” hiểu lầm Lão Hạc
  3. Lão Hạc xin Binh Tư bả chó
  4. Lão Hạc ăn bả chó để tự tử

Câu 5. Nhân vật “tôi” chủ yếu có thái độ nào đối với Lão Hạc? (0,5 điểm)

  1. Kính trọng
  2. Thất vọng
  3. Khinh bỉ
  4. Xa lánh

Câu 6. Cái chết của lão Hạc phản ánh bi kịch gì của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám? (0,5 điểm)

  1. Bi kịch bị tha hóa
  2. Bi kịch bị lưu manh hóa
  3. Bi kịch bị bần cùng hóa
  4. Bi kịch bị cự tuyệt

Câu 7. Giá trị nào của văn học được thể hiện rõ nét ở đoạn trích nói trên? (0,5 điểm)

  1. Giá trị nhận thức
  2. Giá trị nhân đạo
  3. Giá trị hiện thực
  4. Giá trị thẩm mĩ

Câu 8. Theo bạn, tình tiết nào giúp tạo nên sự kịch tính cho văn bản? (0,5 điểm)

Câu 9. Từ văn bản trên, bạn rút ra được bài học gì khi đánh giá một con người? (1,0 điểm)

Câu 10. Nêu cảm nhận của bạn về vẻ đẹp nhân cách của nhân vật lão Hạc được thể hiện ở đoạn trích trên. (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

LÀM VĂN (4 điểm)

Bạn hãy viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói xấu thiếu trung thực trong học tập và thi cử.

lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Gợi ý trả lời Đề 2

ĐỌC HIỂU lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Câu 1.  B Tự sự

Câu 2.  A Ngôi thứ nhất

Câu 3.  B Nhân vật lão Hạc

Câu 4.  D Lão Hạc ăn bả chó để tự tử

Câu 5.  A Kính trọng

Câu 6.  C Bi kịch bị bần cùng hóa

Câu 7.  B Giá trị nhân đạo

Câu 8. lão hạc  ; đọc hiểu lão hạc ; trắc nghiệm lão hạc ; lão hạc trắc nghiệm

Học sinh tự do lựa chọn tình tiết, miễn là có lí giải thuyết phục.

Tham khảo: Tình tiết Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư. Vì nó gây ra sự hiểu lầm và thất vọng cho nhân vật tôi. Để rồi, khi hiểu ra sự thật, nhân vật tôi sẽ lại càng thêm kính trọng lão Hạc.

Câu 9. 

Bài học: Khi đánh giá một con người, chúng ta cần cẩn trọng, không nên vội vàng; phải giữ vững niềm tin vào bản chất tốt đẹp, tính bản thiện của con người.

Câu 10. 

Tham khảo một số ý sau:

– Dù nghèo những giàu lòng tự trọng:

+ Không nhận sự giúp đỡ từ nhân vật tôi

+ Nhịn ăn để tiền làm ma vì không dám liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.

– Giàu tình thương:

+ Khóc vì trót lừa một con chó

+ Quyết chết để giữ lại mảnh vườn cho con trai

VIẾT 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Từ bỏ thói quen thiếu trung thực trong học tập và thi cử.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

d. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

Giải thích: Thiếu trung thực là không thành thật trong suy nghĩ và hành động. Thiếu trung thực trong học tập và thi cử gây ra  tác hại rất lớn cho các em học sinh và xã hội.

– Tác hại

  + Người thiếu trung thực trong học tập do không tự mình soạn bài, làm bài tập mà chép từ bạn bạn bè, mạng internet nên sẽ không có đủ kiến thức để đáp ứng yêu cầu môn học từ đó dẫn đến kết quả học tập sa sút.

+ Người thiếu trung thực trong thi cử không chỉ vi phạm qui chế trường lớp  mà còn khiến cho kết quả đánh giá của giáo viên, nhà trường bị sai lệch từ đó khiến chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng

+ Người thiếu trung thực trong học tập và thi cử lâu dần sẽ trở nên lười suy nghĩ, lười tư duy, nảy sinh tâm lí may rủi, dựa dẫm. Từ đó, họ mất đi năng lực tự chủ và khả năng học tập, lao động và sáng tạo.

  – Ích lợi:

+ Ngược lại, khi từ bỏ thói quen thiếu trung thực, tự mình học thật, thi thật, học sinh sẽ tiếp thu đủ kiến thức, đáp ứng được yêu cầu bộ môn, tăng thêm tự tin và bản thân và phát huy được những khả năng tiềm ẩn

+ Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện xã hội

– Giải pháp

+ Học sinh cần nhận thức đúng về tác hại của thói thiếu trung thực đối với bản thân và xã hội cũng như lợi ích của việc học thật, thi thật.

+ Xây dụng kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với khả năng và ước mơ của bản thân

+ Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về việc học của học sinh, tránh chạy theo thành tích ảo, ngồi nhầm lớp,…

Ý nghĩa, bài học:

+ Từ bỏ thói quen thiếu trung thực trong học tập và thi cử có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng con người vừa có năng lực vừa có phẩm chất đồng thời góp phần phát triển đất nước.

+ Hãy học lối sống trung thực để phát triển bản thân, tạo tiền đề để bản thân có cuộc sống tốt đẹp, thành công và đóng góp vào sự phát triển xã hội.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận: có cách diễn đạt mới mẻ giàu hình ảnh, dẫn dắt câu nói/ có mở- kết bài sáng tạo/ có liên hệ mở rộng vấn đề…

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *