Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Về chậu hoa giấy ở hành lang (Nguyễn Thúy Quỳnh);  đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang  (6 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 4 câu hỏi tự luận , 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học về Hồn Trương Ba da hàng thịt.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Đọc hiểu (3.0 điểm) về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Đọc văn bản sau về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Về chậu hoa giấy ở hành lang

(Nguyễn Thuý Quỳnh)

Sinh ra dưới bầu trời đầy gió

Ngày đội nắng đêm hứng mưa

Càng mặn mòi càng bừng nở

Càng cỗi cằn càng rực rỡ

Bị bứng về chốn này

Một chậu đất cỏn con

Vài ca nước nhỏ nhoi

Dặt dẹo đời cây trong nhà

Sống không ra hồn, chết không ra vía.

Nhưng sinh ra đã là cây

Không thể dầm chân trong bóng tối

Ngày ngày gắng gỏi vươn tìm ánh sáng

Chắt chiu những tia nắng ngoài kia

Tô xanh mướt tinh khôi từng nõn lá

Bất chấp sự cắt tỉa cho vừa khuôn phép

Bất chấp cánh cửa kia một ngày bị khép

Vì những bông hoa

chỉ rực rỡ dưới mặt trời

Những cánh – tay – cây mong manh

Những cánh – tay – cây khát nắng gió

Những cánh – tay – cây ngày mai bị cắt bỏ

Đang kể tôi nghe câu chuyện

về Tự do.

(https://vannghedanang.org.vn/tho-nguyen-thuy-quynh-8737.html)

 về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Thực hiện các yêu cầu: về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Câu 1.

  1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
  2. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
  3. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2.

  1. Theo bài thơ, cây hoa giấy được sinh ra ở không gian nào?
  2. Theo bài thơ, cây hoa giấy được bứng về trồng ở không gian nào?

Câu 3.

a. Chỉ ra tác dụng nghệ thuật của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

“Càng mặn mòi càng bừng nở

Càng cỗi cằn càng rực rỡ”

b. Những dòng thơ dưới đây giúp anh/chị hiểu gì về vẻ đẹp của cây hoa giấy?

“Nhưng sinh ra đã là cây

Không thể dầm chân trong bóng tối

Ngày ngày gắng gỏi vươn tìm ánh sáng

Chắt chiu những tia nắng ngoài kia

Tô xanh mướt tinh khôi từng nõn lá”

Câu 4.

Nêu một thông điệp mà anh/chị nhận được từ những dòng thơ:

“Những cánh – tay – cây mong manh

Những cánh – tay – cây khát nắng gió

Những cánh – tay – cây ngày mai bị cắt bỏ

Đang kể tôi nghe câu chuyện

về Tự do.”

LÀM VĂN (7,0 điểm) về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Câu 1. (2,0 điểm) về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Từ nội dung bài thơ ở phần ĐỌC HIỂU, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cuộc sống tự do đối với mỗi con người.

Câu 2. (5,0 điểm) về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Phân tích bi kịch của Hồn Trương Ba qua màn đối thoại giữa Hồn với Xác (“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ); từ đó, nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật của Lưu Quang Vũ.

về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Gợi ý trả lời:

ĐỌC HIỂU về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Câu 1.

  1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
  2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: biểu cảm
  3. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật.

Câu 2.

  1. Theo bài thơ, cây hoa giấy được sinh ra “dưới bầu trời đầy gió”.
  2. Theo bài thơ, cây hoa giấy được bứng về trồng trong “một chậu đất cỏn con”.

Câu 3.

a.

– Phép đối trong ; hai câu thơ (đối ý): “mặn mòi – bừng nở”, “cỗi cằn – rực rỡ”.

– Tác dụng nghệ thuật của phép đối: tô đậm sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp diệu kì (“bừng nở”, “rực rỡ”) của cây hoa giấy, bất chấp sự khắc nghiệt của hoàn cảnh.

b.

Các chi tiết, hình ảnh “gắng gỏi vươn tìm ánh sáng”, “chắt chiu những tia nắng”, “tô xanh mướt tinh khôi từng nõn lá” khắc họa đặc tính ham ánh sáng và sức sống mãnh liệt, bền bỉ diệu kì (“ngày ngày”, “chắt chiu”) bất chấp nghịch cảnh (“bóng tối”) của cây hoa giấy.

Câu 4.

– Có thể nêu một trong các thông điệp về khát vọng tự do, về sức sống mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh sống khắc nghiệt,…

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

LÀM VĂN về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Câu 1. về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của cuộc sống tự do đối với mỗi con người có thể được triển khai theo hướng:

– Cuộc sống tự do mang đến cho con người trạng thái thoải mái về thể chất và tinh thần.

– Cuộc sống tự do giúp con người có cơ hội phát triển bản thân về mọi mặt, góp phần mang lại đời sống tự do cho quốc gia, dân tộc, cho nhân loại.

về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu
về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Câu 2. về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Bài văn phân tích bi kịch của Hồn Trương Ba qua màn đối thoại giữa Hồn với Xác; từ đó, nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của Lưu Quang Vũ có thể được triển khai theo hướng:

1. Mở bài về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Có đọc văn chương mới biết sức sống của một nghệ sĩ thực thụ không phải được tính bằng tháng năm sự sống của nhà văn mà được đo bằng sự trường tồn của những đứa con đẻ tinh thần do nghệ sĩ đó sáng tạo nên. Điều này tuyệt đúng với những ngòi bút đoản mệnh như Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử, Nam Cao,… trước Cách mạng tháng Tám hay những nhà văn như Nguyễn Thi, Lưu Quang Vũ sau này. Đến với những vở kịch của Lưu Quang Vũ, dù là “Nàng Xi-ta”, “Tin ở hoa hồng” hay “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”,…, chúng ta đều được chứng kiến những cảnh đời, những phận người thật đời, thật người với bao nỗi niềm đau đáu, trăn trở của nhà văn trước thế sự, nhân sinh. Phải vậy chăng mà gấp lại vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” tôi luôn bị ám ảnh bởi tấn bi kịch đau đớn của Hồn Trương Ba qua những lời thoại giữa Hồn với Xác? Để rồi, sau tất cả, khi xúc cảm mãnh liệt nhường chỗ cho những suy lí mạch lạc, tôi còn nhận ra tài năng tuyệt vời của Lưu Quang Vũ trong nghệ thuật khắc họa nhân vật.

2. Thân bài về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

a.1 Tác giả: Lưu Quang Vũ

Vị trí: Là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Đặc điểm sáng tác: Sáng tác và thành công trên nhiều thể loại (thơ, văn, kịch) nhưng đặc biệt thành công ở thể loại kịch.

+ Thơ giàu cảm xúc và trăn trở, khát khao.

+ Kịch của Lưu Quang Vũ dữ dội và sắc sảo bởi những sáng tác này đã đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự, nóng hổi; đậm tính nhân văn.

a.2 Tác phẩm: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Xuất xứ: Vở kịch được viết dựa theo cốt truyện dân gian (cốt truyện chỉ dừng lại ở sự việc Hồn Trương Ba được nhập vào xác hàng thịt và sống hạnh phúc bên người thân của mình).

Tóm tắt cốt truyện

Trương Ba vốn là một người làm vườn hiền lành, ngay thẳng, tốt bụng. Đặc biệt ông có tài đánh cờ và có nước cờ khoáng hoạt nên được tiên cờ – Đế Thích – rất yêu mến và thường trốn Thiên đình xuống chơi cờ cùng.

Do trên Thiên đình, Nam Tào và Bắc Đẩu sơ suất gạch tên của Trương Ba trong sổ sinh tử nên Trương Ba phải chết. Đế Thích vì quá yêu mến Trương Ba nên đã mạn phép Trời làm cho hồn Trương Ba được nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết ở làng bên. Từ đây, Hồn Trương Ba được sống lại nhưng liên tục gặp những phiền toái do hoàn cảnh mang đến. Không chỉ có vậy, Hồn Trương Ba còn rất đau khổ khi phải đối diện với nhiều bi kịch. Cuối cùng, Hồn Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho anh hàng thịt và chấp nhận chết hẳn.

a.3 Đoạn trích: kéo dài từ cảnh VII đến đoạn kết của vở kịch.

a.4 Vấn đề nghị luận: bi kịch của Hồn Trương Ba qua màn đối thoại giữa Hồn với Xác.

b. Giải quyết vấn đề nghị luận

b.1 Phân tích bi kịch của Hồn Trương Ba trong đoạn đối thoại giữa Hồn với Xác

* Sơ lược về khái niệm “bi kịch”

– Là trạng thái éo le, trắc trở, đau thương trong tâm lí, tâm hồn con người. Tại đó diễn ra sự mâu thuẫn/xung đột/đối lập giữa các thái cực tâm lí. (Ví dụ: khao khát đạt được điều gì đó nhưng lại thất vọng; yêu nhưng không được đáp lại…).

– Xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm (Ví dụ: khao khát được sống nhưng lại lâm trọng bệnh).

* Bi kịch của Hồn Trương Ba trong đoạn đối thoại giữa Hồn với Xác

– Về bản chất, bi kịch của Hồn Trương Ba: khao khát được sống là chính mình song thực tế phải sống nhờ, sống gửi trong thân xác của anh hàng thịt.

Phân tích biểu hiện của tấn bi kịch trong Hồn Trương Ba.

+ Khao khát được sống là chính mình được thể hiện qua lời nói, hành động:

♦ Hành động: “ôm đầu” – suy nghĩ nung nấu của Hồn Trương Ba về hoàn cảnh mình đang lâm phải (Hồn Trương Ba đang phải trú ngụ nhờ trong thân xác của anh hàng thịt) và sau đó “đứng vụt dậy” – hành động biểu thị sự kiên quyết (có lẽ là kiên quyết muốn thoát khỏi thân xác của anh hàng thịt).

♦ Lời nói:

Dẫn chứng: Nỗi chán chường khi phải sống trong thân xác của hàng thịt (“Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi!”).

Dẫn chứng: Khao khát được thoát khỏi thân xác của anh hàng thịt (“ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc”, “tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”).

+ Nỗi đau khổ khi phải sống phụ thuộc vào xác hàng thịt

♦ Không còn được là chính mình: không còn mang thân xác của mình (thân xác của Trương Ba), không còn được sống nguyên vẹn với cảm xúc, ý nghĩ/tư tưởng của chính mình nữa.

♦ Nhiễm những thói xấu của xác hàng thịt, dần trở nên tha hóa:

Dẫn chứng:  Khi đứng bên cạnh chị vợ của anh hàng thịt, trong Hồn Trương Ba đã mang những cảm xúc bản năng của một người đàn ông. Điều này đã bị xác hàng thịt “tố cáo”: “Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cô nghẹn lại…”. Dẫu rằng, đây vẫn là những biểu hiện xúc động của thân xác nhưng nó lại chính là cảm xúc của linh hồn.

Dẫn chứng: Khi xác hàng thịt tiếp tục vặn hỏi Hồn Trương Ba rằng chẳng lẽ khi xác ăn tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi mà Hồn Trương Ba lại không “lâng lâng cảm xúc”, “không tham dự vào chút đỉnh gì” thì Hồn Trương Ba chỉ có thể yếu ớt phản ứng: “Im đi”, “Ta….. ta… đã bảo mày im đi”. Những lời đáp như vậy ít nhiều đã cho thấy rõ ràng Hồn Trương Ba có phần đuối lí trước những lí lẽ ti tiện của Xác. Chúng ít nhiều thừa nhận “sự tham gia” của linh hồn trong việc đáp ứng những sở thích bản năng của Xác.

Dẫn chứng: Khi Hồn Trương Ba dang tay tát anh con trai, cái tát ấy đã cộng thêm bạo lực – điều chưa từng có trong con người Trương Ba trước đó. Trương Ba vốn dĩ là người rất hiền lành, rất yêu thương những người thân của mình. Sinh thời, ông chưa bao giờ đem vũ lực ra mà ứng xử với gia đình. Vậy nên, hành động tát anh con trai toé máu mồm máu mũi đã tố cáo sự tha hóa của Hồn Trương Ba.

♦ Phản ứng yếu ớt của Hồn Trương Ba trước những lí lẽ ti tiện của Xác, đặc biệt, khi Xác chế giễu linh hồn:

Dẫn chứng: Chế giễu quan niệm quá coi trọng tâm hồn/linh hồn mà bỏ bê thân xác của một số người: Nhiều người luôn “vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác…”.

Dẫn chứng: Chế giễu “trò chơi tâm hồn” của một số người: Nhiều người cứ tha hồ làm việc xấu rồi đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho rằng hoàn cảnh đưa đẩy nên mới làm việc xấu.

-> Trước những lí lẽ ti tiện nhưng có phần xác đáng của Xác, Hồn chỉ có thể đáp lại bằng những lượt lời rất ngắn, thể hiện sự bất lực và ngầm thừa nhận: “Nhưng… Nhưng…”, “Chiều chuộng?”, “Trời!”.

Tuyệt vọng khi không thể thoát khỏi xác để tồn tại độc lập: “Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt”.

b.2 Nghệ thuật

b.3 Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của Lưu Quang Vũ

– Cách khắc họa nhân vật Hồn Trương Ba của Lưu Quang Vũ: đặt nhân vật vào xung đột kịch lên đến đỉnh điểm; chủ yếu để nhân vật bộc lộ mình qua lời đối thoại với Xác hàng thịt; sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập (đối lập giữa Hồn với Xác; đối lập giữa bản chất lương thiện, trong sạch và nguy cơ tha hoá trong chính Hồn);…

– Cách khắc họa nhân vật của Lưu Quang Vũ thể hiện đậm nét bi kịch tột cùng trong Hồn Trương Ba.

b.4  Nhận xét, đánh giá; bàn luận, mở rộng

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Màn đối thoại giữa Hồn và Xác thể hiện đậm nét bi kịch tinh thần của Hồn Trương Ba; đồng thời cho thấy nghệ thuật khắc họa nhân vật của Lưu Quang Vũ.

– Qua tâm trạng bi kịch của Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm một thông điệp ý nghĩa đối với người đọc: Con người ta chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình. Đây là thông điệp đúng đắn, ý nghĩa. Nghệ thuật khắc họa nhân vật góp phần giúp tác giả chuyển tải thành công thông điệp nghệ thuật của vở kịch.

3. Kết bài về chậu hoa giấy ở hành lang ; đọc hiểu về chậu hoa giấy ở hành lang ; về chậu hoa giấy ở hành lang đọc hiểu

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về vấn đề nghị luận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *