Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Bài thơ không viết nháp (Đoàn Tuấn); đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu  (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 8 câu hỏi tự luận đọc hiểu, 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học về Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Đọc hiểu (3.0 điểm) bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Đọc văn bản sau bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Bài thơ không viết nháp

(Đoàn Tuấn)

Bạn ơi có nghe chăng

Bài ca biển xanh hát

Lời ca như ánh sáng

Người lính là bài thơ

Nếu chúng tôi là thơ

Bài thơ không viết nháp

Câu chữ còn thô ráp

Hồn nhiên bước vào đời

Một ngôi sao sáng tươi

Bao niềm thương mến gọi

Một địa chỉ xa xôi

Gợi lên đầy rắn rỏi

Câu thơ từ lửa khói

Không đăng báo bao giờ

Lính viết và lính đọc

Chói ngời qua nắng mưa

Chỉ có thiếu và thừa

Không bao giờ lính đủ

Chiếc ba lô càng cũ

Càng chẳng có gì riêng

Yêu thương nào hồn nhiên

Bằng lá thư tọa độ

Cơn mưa nào cồn lên

Thoảng nhanh bằng nỗi nhớ

Một chiếc khăn mặt nhỏ

Nấu được nồi cơm ngon

Một con dao ngọn lửa

Đi khắp cùng núi non

Bữa ăn quây vòng tròn

Quanh mâm xanh thảm cỏ

Lá cành làm bát đũa

Khúc khích cười khen ngon

Vụng về trước làn hương

Thích được chiều được trách

Tỏ tình đến dễ thương

Toàn giọng con nhà lính

Đêm cánh rừng trầm tĩnh

Nhớ dòng sông bình yên

Đêm bạn mình ngã xuống

Đêm gọi mặt trời lên

Giặc trước mặt chúng tôi

Sau lưng là hạnh phúc

Sống chết từng khoảnh khắc

Mắt mẹ nhìn thiêng liêng

Qua vùng rừng mưa đêm

Qua ngàn ngày nắng gió

Nâng bước chân ánh lửa

Đi về phía Ngày Mai

bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Thực hiện các yêu cầu: 

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Gợi ý: bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Gợi ý: bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm.

Câu 3. Bài thơ được viết về đề tài nào?

Gợi ý: bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Đề tài của bài thơ: người lính.

Câu 4.

Tìm trong bài thơ các chi tiết gợi tả vẻ giản dị, mộc mạc của người lính.

Gợi ý:

Các chi tiết gợi tả vẻ giản dị, mộc mạc của người lính trong bài thơ: “chúng tôi là thơ” – “câu chữ còn thô ráp” – “câu thơ từ khói lửa”; chiếc ba lô cũ; “một chiếc khăn mặt nhỏ/ nấu được nồi cơm ngon”; “một con dao ngọn lửa/đi khắp cùng núi non”; mâm cơm là thảm cỏ, lá cành là bát đũa; “vụn về trước làn hương”.

Câu 5.

Những dòng thơ dưới đây giúp anh/chị hiểu gì về vẻ đẹp của những người lính?

Nếu chúng tôi là thơ

Bài thơ không viết nháp

Câu chữ còn thô ráp

Hồn nhiên bước vào đời

Gợi ý:

Đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, giản dị, tự nhiên (“thô ráp”, “hồn nhiên”) của những người lính.

Câu 6.

Những dòng thơ dưới đây giúp anh/chị hiểu gì về cuộc sống và tâm hồn của những người lính? Một chiếc khăn mặt nhỏ

Nấu được nồi cơm ngon

Một con dao ngọn lửa

Đi khắp cùng núi non

Bữa ăn quây vòng tròn

Quanh mâm xanh thảm cỏ

Lá cành làm bát đũa

Khúc khích cười khen ngon

Gợi ý:

– Đoạn thơ đã thể hiện đậm nét cuộc sống giản đơn, thậm chí khó khăn, thiếu thốn của những người lính qua các chi tiết (“một chiếc khăn mặt nhỏ”; “một con dao ngọn lửa”; “mâm xanh thảm cỏ”, “lá cành làm bát đũa”).

– Cùng với đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lính cũng được khắc họa, đó là: tinh thần không quản ngại gian khó, luôn sẵn sàng tiến lên phía trước (đi khắp cùng núi non”) và tinh thần lạc quan, yêu đời (“khúc khích cười khen ngon”).

Câu 7.

Bài thơ thể hiện tình cảm, thái độ gì của tác giả đối với những người lính?

Gợi ý:

– Bài thơ thể hiện đậm nét tình cảm tự hào và sự thấu hiểu, đồng cảm, đồng điệu với cuộc sống và tâm hồn của những người lính.

– Đồng thời, lời thơ thể hiện thái độ ngợi ca vẻ đẹp của những người lính và sự vững tin vào hành trình tiến lên phía trước của người lính.

Câu 8.

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp lí tưởng của những người lính được thể hiện qua đoạn thơ dưới đây:

Giặc trước mặt chúng tôi

Sau lưng là hạnh phúc

Sống chết từng khoảnh khắc

Mắt mẹ nhìn thiêng liêng

Qua vùng rừng mưa đêm

Qua ngàn ngày nắng gió

Nâng bước chân ánh lửa

Đi về phía Ngày Mai

Gợi ý:

Vẻ đẹp lí tưởng của những người lính được thể hiện trực tiếp qua các dòng thơ: “Sau lưng là hạnh phúc”, “Đi về phía Ngày Mai”. Theo đó, người lính chiến đấu là để bảo vệ hạnh phúc cho quê hương, đất nước, cho con người và đưa đất nước đi đến tương lai tươi sáng.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu
bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Câu 1. (2,0 điểm) bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những vẻ đẹp giản dị, đời thường trong đời sống.

Gợi ý:

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của những vẻ đẹp giản dị, đời thường trong đời sống có thể được triển khai theo hướng:

– Giản dị, đời thường là một trong những vẻ đẹp góp phần tô đẹp cho đời sống này.

– Nhiều cái đẹp mộc mạc, giản dị, tự nhiên là gốc gác, là nền móng để xây nên, cất nên những giá trị căn bản, đích thực của đời sống (đại dương được tạo nên từ những dòng nước, mạch nước, từ những dòng sông, con suối; nhiều cây mới tạo nên rừng, những thành công của mỗi con người đều phải gom góp từ mồ hôi, nước mắt;…).

– Những vẻ đẹp giản dị, đời thường giúp chúng ta nhận thức đúng đắn và biết trân quý chính cuộc sống đời thường (chẳng hạn dịch bệnh Covid trong suốt thời gian dài khiến con người ta “thèm” được quay trở lại trạng thái bình thường trước đó).

Câu 2. (5,0 điểm) bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà qua đoạn trích dưới đây:

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà – từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.

(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 186-187)

Từ đó, nhận xét vẻ tài hoa, uyên bác trong ngòi bút của Nguyễn Tuân.

bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu
bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Gợi ý: bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Bài văn cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích; từ đó, nhận xét vẻ tài hoa, uyên bác trong ngòi bút của Nguyễn Tuân có thể được triển khai theo hướng:

1. Mở bài bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

Nếu đã từng đọc những “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) hay những “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên), “Chiều biên giới” (Lò Ngân Sủn),… bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ bị mê đắm bởi thiên nhiên thơ mộng, trữ tình của dải đất Tây Bắc. Hẳn nhiên, song song với vẻ đẹp ấy còn là sự hùng vĩ, hiểm trở của biết bao nhiêu ghềnh sông thác núi nơi này. Chỉ với trang văn tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân dưới đây, chúng ta sẽ cảm nhận thực rõ một Tây Bắc dữ dội qua hình tượng Sông Đà “hung bạo”:

“Hùng vĩ của Sông Đà không phải… vừa rút lên cái gậy đánh phèn.

2. Thân bài bài thơ không viết nháp ; đọc hiểu bài thơ không viết nháp ; bài thơ không viết nháp đọc hiểu

2.1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

* Tác giả: Nguyễn Tuân

– Vị trí: Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu/xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

– Sơ lược về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Tuân.

+ Tài hoa, uyên bác.

+ Luôn khám phá con người và sự vật, sự việc từ góc độ văn hóa.

+ Đặc biệt yêu thích những vẻ đẹp mãnh liệt, phiền thường.

+ Ngôn ngữ linh hoạt, sắc cạnh.

+ Có sở trường ở thể loại tuỳ bút.

* Tác phẩm: “Người lái đò Sông Đà”

– Vị trí: là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám.

– Thể loại: tuỳ bút.

– Xuất xứ: nằm trong tập “Sông Đà”.

– Hoàn cảnh sáng tác: là thành quả tuyệt vời của một chuyến “xê dịch” lên vùng đất Tây Bắc. Ở đó, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra chất vàng của thiên nhiên và “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu nơi này.

– Hình tượng nghệ thuật chính trong tác phẩm: Sông Đà và người lái đò.

a.3 Đoạn trích: gợi tả hình tượng Sông Đà “hung bạo” qua cảm nhận đặc biệt của Nguyễn Tuân.

2.2 Giải quyết vấn đề nghị luận

a. Cảm nhận về hình tượng Sông Đà

– Trong đoạn trích, hình tượng Sông Đà được khắc họa sinh động qua các khung cảnh: cảnh đá bờ sông dựng vách thành, ghềnh Hát Loóng, những cái hút nước.

+ Cảnh đá bờ sông dựng vách thành: Hai bên bờ Sông Đà có những quãng đá bờ sông dựng lên, chồng lên thành vách cao ngất. Thậm chí, có quãng, bờ sông bên này ăn lấn vào lòng sông nên rất gần, rất sát với bờ sông bên kia. Nguyễn Tuân đã mô tả lại cảnh tượng đó bằng “những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới mặt trời”. Lời văn của Nguyễn Tuân cho người đọc hình dung về chiều cao của hai bên vách đá, chiều sâu của lòng Sông Đà tính từ mặt sông lên điểm cao nhất của vách đá và cả chiều ngang rất hẹp của hai bên bờ sông. Hẹp và sâu đến mức chỉ khi “đúng ngọ”, tức là chỉ khi mặt trời chiếu vuông góc với trái đất thì lúc ấy mặt trời mới có thể chiếu rọi được những tia nắng thẳng xuống lòng sông.

+ Để mô tả những khúc sông hẹp, Nguyễn Tuân còn sử dụng thủ pháp so sánh: “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Phép so sánh đã cụ thể hoá phần hẹp nhất của lòng Sông Đà. Không dừng lại ở đó, để người đọc có thể hình dung chi tiết hơn về hình ảnh này, nhà văn còn liên tưởng đến cảnh tượng con nai, con hổ có thể đứng từ bờ bên này mà dễ dàng vọt qua bờ bên kia, hoặc ai đó có thể nhẹ tay ném hòn đá từ bờ này sang bờ kia một cách đơn giản.

+ Trong đoạn văn rất ngắn, Nguyễn Tuân lại chọn viết những câu văn dài (gần như không được ngắt nhịp) và phép so sánh, liên tưởng nhằm cụ thê hoá vẻ hùng vĩ, cheo leo của vách đá hai bên bờ sông và sự hiểm trở của lòng Sông Đà.

+ Cảnh ghềnh Hát Loóng: Nguyễn Tuân viết hai câu văn dài, ngắt nhiều nhịp, nhiều về: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.” Độ dài của câu văn rất phù hợp để goi tả chiều dài bất tận của con ghềnh. Cách tác giả ngắt câu văn thành nhiều nhịp, kết hợp với phép điệp (“xô”) gợi hình dung về hình ảnh mặt ghềnh gồ ghề, gập ghềnh, khúc khuỷu. Các từ láy “cuồn cuộn”, “gùn ghè” mô phỏng sinh động hình ảnh và âm thanh của con ghềnh, khiến ghềnh Hát Loóng hiện lên như một sinh thể sống động, có đời sống nội tâm như con người. Nếu từ “cuồn cuộn” gợi tả cảnh tượng dữ dội của những đợt sóng, làn sóng cuốn trên mặt ghềnh thì từ “gùn ghè” lại mang đến cảm nhận về thứ âm thanh rung rít, ghê rợn, hằn học, tức tối của con ghềnh trước bất kì con đò đi ngang nó. Sông Đà ở quãng ghềnh Hát Loóng hiện lên không khác gì một loài thuỷ quái trên sông.

+ Cảnh những cái hút nước trên sông: Ở cảnh này, Nguyễn Tuân đã huy động nhiều những liên tưởng, tưởng tượng để cụ thể hóa vẻ hiểm nguy, độc dữ của những cái hút nước trên Sông Đà. Mặt Sông Đà rất rộng và trên Sông Đà có những cái xoáy nước hút nước rất lớn với độ xoáy ghê gớm. So sánh những cái hút nước như “những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. Phép so sánh giúp người đọc hình dung được về đường kính của những cái hút nước. Mỗi cái hút nước/xoáy nước lúc này còn hiện lên như những cái miệng ghê gớm của loài thuỷ quái khổng lồ với thứ âm thanh ghê rợn: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, có những cái hút nước như những cái giếng sâu “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Thứ âm thanh ấy cùng với cái miệng lúc nào cũng ngoác rộng của chúng đã trở thành một đòn tâm lí hiệu quả hòng đe dọa tinh thần đối phương. Để gợi tả vẻ nguy hiểm của những cái hút nước trên sông, nhà văn còn vận dụng sự liên tưởng đến tri thức của lĩnh vực thể thao và điện ảnh: Thuyền nào đi qua những cái hút nước cũng phải chèo thật nhanh để lướt qua quãng sông “y như là ô tô sang số ấn ga”. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của những tay đua xe (ô tô, xe máy) cự phách với những đường lái lượn phải thực sự điêu luyện khi lướt qua những khúc cua. Nguyễn Tuân còn hình dung về một anh chàng quay phim táo tợn dám thả cả mình và máy quay phim vào một chiếc thuyền thúng và để cả thuyền, cả người, cả máy tuột trôi xuống lòng giếng của cái cái hút nước. Ngay khi chiếc thuyền thúng vừa chạm tới đáy, người quay phim đã lia ngược ống quay lên phía trên để thu vào máy quay hình ảnh của một khối nước hình trụ màu xanh ve đang xoay tít xung quanh tâm trụ, thậm chí, nó còn thu được cả hình ảnh của khối nước ấy trong giây khắc ụp đổ vào cả người quay, máy quay và con thuyền thúng. Để truyền cho người đọc sự hình dung cụ thể hơn nữa, tác giả còn liên tưởng cảnh tượng này với hình ảnh của một chiếc lá rơi vào một chiếc cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cây gậy đánh phèn.

Tất cả những liên tưởng, so sánh liên tục, liên tiếp ấy có thể sẽ khiến nhiều độc giả cảm thấy mệt mỏi. Nhưng những người đã say cách viết của Nguyễn thì chắc chắn sẽ thấy thú vị bởi lối viết của nhà văn có thể giúp người đọc hình dung cụ thể, chi tiết về sự “hung bạo”, độc dữ của những cái hút nước trên Sông Đà.

– Khung cảnh trên được khắc họa tập trung gợi tả vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội và nét tính cách “hung bạo” của Sông Đà.

b. Nhận xét vẻ tài hoa, uyên bác trong ngòi bút của Nguyễn Tuân

– Vẻ tài hoa, uyên bác trong ngòi bút của Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích:

+ Tài hoa: Tài năng điệu nghệ trong cách viết của nhà văn. Biểu hiện:

♦ Dùng từ ngữ linh hoạt, sắc cạnh, giàu sắc thái gợi hình biểu cảm.

♦ Viết câu văn linh hoạt, dài ngắn đan xen; nhịp điệu phong phú.

♦ Vận dụng thành công các biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh);…

+ Uyên bác: đem những hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống vào trang văn (khoa học kĩ thuật, khoa học địa lí, điện ảnh,…)

– Ý nghĩa:

+ Mang lại vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn cho trang văn của Nguyễn Tuân.

+ Góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.

+ Góp phần làm nên vẻ đẹp cho những áng văn chương viết về Sông Đà nói riêng và những dòng sông khác của quê hương đất nước Việt Nam.

c. Nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao

– Đoạn trích khắc họa thành công nét tính cách hung bạo của Sông Đà đồng thời thể hiện khả năng quan sát, liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân.

– Từ đoạn trích, người đọc có thể cảm nhận được nhiều nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; say mê những khung cảnh phi thường, dữ dội; ngôn ngữ điêu luyện; có sở trường về thể loại tùy bút.

– Hình tượng Sông Đà “hung bạo” đã được Nguyễn Tuân khắc hoạ thông qua những cảnh tượng trên sông. Qua đó, Sông Đà hiện lên như một sinh thể sống động với nét tính cách mưu mô, nham hiểm, độc dữ, manh động, hiếu chiến… Để khắc hoạ Sông Đà, Nguyễn đã vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật nhân hoá; so sánh, liên tưởng; lối viết những câu văn dài ngắn đan xen nhau tạo nên nhịp điệu linh hoạt cho lời văn…

– Khắc họa hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc địa hình địa thế, tâm tính của dòng sông. Đoạn trích góp phần giúp nhà văn có thể bộc lộ kín đáo lòng yêu mến, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của dòng sông đất nước. Đồng thời, tác phẩm cũng đã cho thấy sự tài hoa, uyên bác, ngòi bút điêu luyện của nhà văn.

– Hình tượng Sông Đà qua trang viết của Nguyễn Tuân đã trở thành hình tượng mang vẻ đẹp sống động, góp phần bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước trong lòng độc giả.

3. Kết bài 

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về vấn đề nghị luận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *