Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Chốn quê (Nguyễn Khuyến) ; đọc hiểu chốn quê ; trắc nghiệm chốn quê ; trắc nghiệm bài chốn quê ; chốn quê trắc nghiệm ; chốn quê đọc hiểu ; đọc hiểu bài chốn quê trắc nghiệm (16 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề : chốn quê ; đọc hiểu chốn quê ; trắc nghiệm chốn quê ; trắc nghiệm bài chốn quê ; chốn quê trắc nghiệm ; chốn quê đọc hiểu ; đọc hiểu bài chốn quê trắc nghiệm

Đọc hiểu: 6,0 điểm 

Đọc văn bản sau: 

CHỐN QUÊ (LÀM RUỘNG)

(Nguyễn Khuyến)

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016)

 chốn quê ; đọc hiểu chốn quê ; trắc nghiệm chốn quê ; trắc nghiệm bài chốn quê ; chốn quê trắc nghiệm ; chốn quê đọc hiểu ; đọc hiểu bài chốn quê trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1.

Văn bản Làm ruộng – Nguyễn Khuyến thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?

  1. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
  2. Thất ngôn bát cú, vì có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
  3. Thể thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ.
  4. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.

Câu 2.

Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Về sự việc gì?

  1. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn mất mùa.
  2. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn mất mùa vụ chiêm.
  3. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn mất vụ mùa.
  4. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn chưa trả hết nợ.

Câu 3.

Dòng nào sau đây nói lên nội dung hai câu đề?

  1. Các khoản phải chi tiêu
  2. Mất mùa liên miên
  3. Cuộc sống tằn tiện
  4. Lo cuộc sống nghèo túng

Câu 4.

Dòng nào sau đây nói lên đề tài của bài thơ?

  1. Đời sống thực tế.
  2. Tâm trạng ngày mùa.
  3. Cuộc sống của người nông dân ở thôn quê.
  4. Nông thôn.

Câu 5.

Hình ảnh thơ trong bài có đặc điểm nổi bật nào?

  1. Chân thực, bình dị của đời sống thực tế.
  2. Hình ảnh sáng tạo gợi cảm.
  3. Hình ảnh giàu sức gợi liên tưởng.
  4. Hình ảnh pha trộn thực tại và trừu tượng.

Câu 6.

Dòng nào nói đúng về nhân vật trữ tình của bài thơ?

  1. Con người hiểu về nợ nần của nông dân.
  2. Con người gắn bó với nông thôn.
  3. Con người giàu lòng thương cảm.
  4. Con người khát khao giúp đỡ nông dân.

Câu 7.

Hiện thực mất mùa liên miền của người nông dân chốn thôn quê được gợi qua các từ ngữ nào?

  1. Thua, mất, mất, vẫn.
  2. Mấy năm.
  3. Chân thua.
  4. Dưa muối cho qua bữa.

Câu 8.

Dòng nào nói lên cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với người dân nghèo nơi quê nhà?

  1. Tiếc của vì phải chi quá nhiều.
  2. Buồn, chán, cảm thông.
  3. Bình thản, tin tưởng vào ngày mai.
  4. Lo lắng, tuyệt vọng, xót thương.

Câu 9.

Nghệ thuật đối được thể hiện ở cặp thơ nào?

  1. Hai cầu đề, hai câu thực.
  2. Hai câu thực, hai câu kết.
  3. Hai câu luận, hai câu thực.
  4. Hai câu kết, hai câu luận.

Câu 10.

Dòng nào sau đây nói lên cách đối trong trong hai câu thực bài thơ?

  1. Ngôn đối là đối bằng lời suông.
  2. Sự đối là đối bằng điển cố.
  3. Mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý, là chính đối.
  4. Nếu hai sự việc đó trái ngược nhau, thì gọi là phản đối.

Câu 11.

Những nguyên nhân nào khiến đời sống của người nông dân khốn khổ?

  1. Mất mùa liên miên; thuế nặng; nhiều chi phí cho việc nhà nông.
  2. Nợ nần cũ; nhiều chi phí cho việc nhà nông.
  3. Thuế quan Tây quá nặng, chi phí cho đứa ở quá cao.
  4. Mất vụ mùa và vụ chiêm.

Câu 12.

Hai dòng thơ: Cần kiệm thế mà không khá nhỉ/ Bao giờ cho biết khỏi đường lo gợi ra điều gì?

  1. Chuỗi vụ mùa, tháng năm thất bát.
  2. Nợ nần còn kéo dài.
  3. Gợi ra cuộc sống nghèo nàn, nỗi lo nghèo đói.
  4. Mong mỏi cuộc sống khá hơn.

Câu 13.

Những từ ngữ, hình ảnh: vẫn chân thua; phần trả nợ, không dám mua; dưa muối gợi lên điều gì?

  1. Hiện thực cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nơi thôn quê.
  2. Mất mùa triền miên… cuộc sống thiếu hụt, vay nợ từ vụ này sang vụ khác…
  3. Tâm sự, nỗi lòng của nhà thơ.
  4. Nỗi lo lắng của người dân quê.

 

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 14.

Phân tích nghệ thuật đối và hiệu quả thẩm mỹ của chúng ở 2 câu thơ sau:

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua

Câu 15.

Hiện thực nào trong cuộc sống của người dân quê xưa để lại ấn tượng đậm nét nhất trong em, vì sao? Nguyễn Khuyến đã giúp em có thêm những nhận thức, cảm xúc nào?

Câu 16.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi a, b.

NGHỀ NÔNG

(Trọng Nghĩa)

Làm ruộng vất vả có ai hay

Mồ hôi nắng cháy theo luống cày

Nhổ cỏ bón phân bơm nước tưới

Xịt thuốc thăm đồng lắm đắng cay

Một năm hai vụ cứ miệt mài

Đi về sớm tối vẫn hăng say

Chỉ mong thuận mùa vui được giá

Thỏa dạ ấm no những tháng ngày.

(https://www.iini.net/2018/03/tho-nghe-nong-hay.html)

  1. Xác định nét tương đồng của 2 bài thơ Nghề nông – Trọng Nghĩa và Làm ruộng – Nguyễn Khuyến.
  2. Công việc của nhà nông thời hiện đại được gợi lên qua những chi tiết nào? Nghệ thuật đối được thể hiện rõ nhất ở hai câu thơ nào ?
chốn quê ; đọc hiểu chốn quê ; trắc nghiệm chốn quê ; trắc nghiệm bài chốn quê ; chốn quê trắc nghiệm ; chốn quê đọc hiểu ; đọc hiểu bài chốn quê trắc nghiệm
chốn quê ; đọc hiểu chốn quê ; trắc nghiệm chốn quê ; trắc nghiệm bài chốn quê ; chốn quê trắc nghiệm ; chốn quê đọc hiểu ; đọc hiểu bài chốn quê trắc nghiệm

Gợi ý trả lời:

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1. B Thất ngôn bát cú, vì có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

Câu 2. A  Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn mất mùa.

Câu 3. B  Mất mùa liên miên

Câu 4. D  Nông thôn.

Câu 5. A Chân thực, bình dị của đời sống thực tế.

Câu 6. B Con người gắn bó với nông thôn.

Câu 7. B Mấy năm.

Câu 8. C Bình thản, tin tưởng vào ngày mai.

Câu 9. C Hai câu luận, hai câu thực.

Câu 10. A Ngôn đối là đối bằng lời suông.

Câu 11. A Mất mùa liên miên; thuế nặng; nhiều chi phí cho việc nhà nông.

Câu 12. C  Gợi ra cuộc sống nghèo nàn, nỗi lo nghèo đói.

Câu 13. A Hiện thực cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nơi thôn quê.

 

chốn quê ; đọc hiểu chốn quê ; trắc nghiệm chốn quê ; trắc nghiệm bài chốn quê ; chốn quê trắc nghiệm ; chốn quê đọc hiểu ; đọc hiểu bài chốn quê trắc nghiệm
chốn quê ; đọc hiểu chốn quê ; trắc nghiệm chốn quê ; trắc nghiệm bài chốn quê ; chốn quê trắc nghiệm ; chốn quê đọc hiểu ; đọc hiểu bài chốn quê trắc nghiệm

Trả lời câu hỏi sau: 

Câu 14.

– Nghệ thuật đối: là chính đối (Mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý: thức ăn chính của ngày; những nhu cầu phụ – trầu, chè… để nói lên nghèo)

+ Các từ ngữ: cho qua bữa; chẳng dám mua

+ Hiệu quả: để phản ánh thực tế – cuộc sống quá thiếu thốn, cơ cực: thức ăn chỉ có dưa muối, ngay cả nhu cầu đơn giản về cuộc sống. Ăn trầu, uống nước chè cũng là một thứ xa xỉ, chẳng đáp ứng nổi. Họ không có nổi một đồng dư để chi tiêu…

Câu 15.

– HS tự lựa chọn dòng thơ hoặc hiện thực được tái hiện qua ngôn từ… mà mình nhớ/lưu ý ngay khi đọc.

– Lí giải sự lựa chọn: căn cứ vào nghĩa của từ, thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng, hiện thực được phản ảnh/ cảm xúc thái độ của tác giả… sự tác động tới nhận thức, cảm xúc của cá nhân (cần có 2 lí giải hợp lí trở lên).

– Bài thơ giúp em có thêm nhận thức, cảm xúc: HS tự làm dựa vào hiểu biết về bài thơ, cảm xúc nảy sinh khi đọc, giải mã nghĩa của bài thơ.

Câu 16.

a. Tương đồng nhiều điểm:

+ Đề tài – nông thôn;

+ Thể thơ – thất ngôn bát cú;

+ Nội dung – nỗi vất vả của người nông dân;

+ Cảm xúc chủ đạo – thấu hiểu cảm thông, trân trọng công sức, mơ ước giản dị của người nông dân.

b. 

– Công việc của nhà nông thời hiện đại: bơm nước, xịt thuốc

– Nghệ thuật đối được thể hiện rõ nhất: hai câu thực

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *