Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: anh béo và anh gầy (Chekhov); trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ; (17 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Đọc hiểu: 6,0 điểm anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Đọc văn bản sau: anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

ANH BÉO VÀ ANH GẦY

(Chekhov)

Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai[1] có hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, môi láng nhẫy bơ như quả đào chín. Người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng, mùi nước hoa cam.

Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài – đó là vợ anh ta, và một cậu học sinh cao lêu nghêu mắt nhíu lại – Đó là con trai anh ta.

– Porphiri đấy à? – Anh béo kêu lên, khi vừa nhác thấy anh gầy. – Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi! Bao nhiêu đông qua hè lại chúng mình không gặp nhau rồi!

– Trời! – Anh gầy sửng sốt. – Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế? Hai người bạn ôm nhau hôn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau. Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.

– Cậu ạ, – anh gầy bắt đầu nói sau khi hôn xong. – Mình quả không ngờ! Đột ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào! Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa! Chà, hay thật! À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi, cậu thấy đấy… Đây, vợ mình đây, Luida, nguyên họ là Vanxenbắc, theo đạo Luyte[2]… Còn đây là con trai mình, Naphanain, học sinh lớp ba. Này con, bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau đây.

Naphanain ngập ngừng một lát rồi bỏ chiếc mũ mềm xuống.

– Cùng học phổ thông với bố đấy con ạ! – Anh gầy nói tiếp – À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gêrôxtrát[3] vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một cuốn sách mượn của thư viện, còn mình thì chúng nó gọi là Ephian[4] vì mình hay mách. Hô… hô… Dạo ấy bọn mình trẻ con thật! Đừng sợ con, Naphanain! Con lại gần bác chút nữa nào… Còn đây là vợ mình; nguyên họ là Vanxenbắc… theo đạo Luyte…

Naphanain suy nghĩ một lát rồi nép vào sau lưng bố.

– Này anh bạn, bây giờ sống ra sao? – Anh béo hỏi, nhìn bạn mình với vẻ đầy hoan hỉ. – Làm ở đâu? Thành đạt rồi chứ?

– Ừ, mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc tám, cũng được mề đay “Xtanixláp”[5]. Lương lậu chẳng đáng là bao… nhưng mà thôi, thây kệ nó! Vợ mình dạy nhạc, mình thì làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái đấy. Nếu ai mua cả chục hay nhiều hơn thì, cậu biết đấy, có bớt chút ít. Cũng cố sống qua loa thế nào xong thôi. Cậu biết không, trước mình làm ở cục, bây giờ thì mình được chuyển về đây, thăng lên bậc bảy cũng trong ngành đó thôi… Mình sẽ làm ở đây. Còn cậu sao rồi? Chắc là cỡ viên chức bậc năm rồi chứ? Phải không?

– Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa đấy, – Anh béo nói. – Mình là viên – chức bậc ba rồi… có hai mề đay của Nhà nước.

Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm… Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó… Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Naphanain thì rụt chân vào và gài hết cúc áo lại…

– Dạ, bẩm quan trên, tôi… tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn… nghĩa là bạn… từ thuở nhỏ, thế rồi bỗng nhiên làm chức to thế. Hì hì hì.

– Thôi, cậu đừng nói thế đi! – Anh béo cau mặt. – Sao cậu lại giở giọng thế? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ – Việc gì cậu lại giở giọng quan cách thế.

– Dạ bẩm quan… Quan lớn dạy gì kia ạ… – Anh gầy cười hì hì, người càng rúm ró hơn. – Quan lớn chiếu cố cho thế này là đội ơn mưa móc cho kẻ bần dân đấy ạ… Dạ bẩm quan trên, thưa đây là con trai tôi Naphanain… và vợ là Luida, theo đạo Luyte đấy ạ…

Anh béo định quở trách điều gì thêm, nhưng gương mặt anh gầy toát ra vẻ kính cẩn, lâng lâng hoan hỉ đến mức anh béo cảm thấy buồn nôn. Anh béo ngoảnh mặt đi và đưa tay từ biệt anh gầy.

Anh gầy nắm ba ngón tay anh béo, cúi gập mình xuống chào và cười lên như một chú tẫu: “Hì hì hì”. Bà vợ mỉm cười. Naphanain kéo chân lại và buông thõng chiếc mũ xuống.

Cả ba người đều sững sờ một cách đầy thú vị.

(Truyện ngắn A. SêKhốp, NXB Hồng Đức, 2013)

anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Ghi chú: anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

(*) Anton Pavlovich Chekhov (tiếng Nga, phiên âm: An- Tôn Páp-Lô-vích Sê-khốp, 1860–1904) là nhà viết kịch, nhà văn chuyên thể loại truyện ngắn người Nga.

  1. Tuyến đường sắt Nikolai – Đường sắt nối liền Pêtérburg (nay là Lêningrát) và Mátxcơva.
  2. Đạo Luyte – Một trong những biến dạng của đạo Tin Lành.
  3. Gêrôxtrát – Người Hy Lạp, năm 356 trước công nguyên đã đốt đền Actêmiđa Ephecxcaia để tên mình trở thành bất tử.
  4. Ephian (khoảng 500 đến 461 trước công nguyên) – Nhà hoạt động chính trị của Aten thời cổ.
  5. Mề đay “Xtanixláp” – Thứ huân chương dành để thưởng cho các quan chức cơ quan dân sự, ở nước Nga trước Cách mạng.

Lựa chọn đáp án đúng: anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Câu 1.

Dòng nào chứa thông tin cơ bản về câu chuyện, nhân vật chính trong truyện?

  1. Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau.
  2. Hai người bạn ôm nhau hôn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau. Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.
  3. Ừ, mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc tám, cũng được mề đay “Xtanixláp”.
  4. Còn đây là con trai mình, Naphanain, học sinh lớp ba. Này con, bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy!

Câu 2.

Dòng nào nói đúng về nội dung của truyện ngắn?

  1. Cuộc gặp gỡ các bạn cũ.
  2. Suy nghĩ về tình bạn.
  3. Khoảnh khắc gặp gỡ của đôi bạn cũ.
  4. Kể về gia đình người bạn.

Câu 3.

Dòng nào sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự kể của văn bản?

  1. Nhắc lại kỉ niệm; Gặp gỡ xúc động; Hỏi thăm gia cảnh; Tôn kính bạn xưa.
  2. Gặp gỡ xúc động; Nhắc lại kỉ niệm; Hỏi thăm gia cảnh; Tôn kính bạn xưa.
  3. Gặp gỡ xúc động; Nhắc lại kỉ niệm; Tôn kính bạn xưa; Hỏi thăm gia cảnh.
  4. Hỏi thăm gia cảnh; Gặp gỡ xúc động; Nhắc lại kỉ niệm; Tôn kính bạn xưa.

Câu 4.

Đoạn mở đầu, tác giả chú ý khắc họa nhân vật bằng thủ pháp nghệ thuật nào?

  1. Đối lập ngoại hình.
  2. Tương phản gia cảnh.
  3. Đặc tả mùi hương toát ra từ cơ thể.
  4. Khắc họa qua đối thoại.

Câu 5.

Nhân vật chính của truyện ngắn Anh béo và anh gây là:

  1. Porphiri
  2. Misa
  3. Luida
  4. Naphanain

Câu 6.

Dòng nào không diễn tả sự xúc động vô cùng của đôi bạn khi gặp lại nhau?

  1. Đột ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào!
  2. Hai người bạn ôm nhau hỗn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau.
  3. Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế?
  4. À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa?

Câu 7.

 “Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái đấy. Nếu ai mua cả chục hay nhiều hơn thì, cậu biết đấy, có bớt chút ít” là lời của ai? Nhằm mục đích gì?

  1. Misa, giới thiệu nghề phụ.
  2. Porphiri, muốn bán hàng kiếm thêm.
  3. Luida, chứng minh mình cũng tháo vát.
  4. Naphanain, chứng minh mình cũng khéo léo.

Câu 8.

Vì sao “Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá”?

  1. Vì thấy mình quá thấp kém.
  2. Vì thấy bạn quá thành đạt.
  3. Vì hoảng sợ.
  4. Vì xúc động.

Câu 9.

Đoạn sau cho thấy anh gầy là người như thế nào?

Dạ bẩm quan… Quan lớn dạy gì kia ạ… – anh gầy cười hì hì, người càng rúm ró hơn. – Quan lớn chiếu cố cho thế này là đội ơn mưa móc cho kẻ bần dân đấy ạ… Dạ bẩm quan trên, thưa đây là con trai tôi Naphanain… và vợ là Luida, theo đạo Luyte đấy ạ…

  1. Kẻ háo danh.
  2. Kẻ cơ hội.
  3. Kẻ xu nịnh.
  4. Kẻ tham lam.

Câu 10.

Hai câu “Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, môi láng nhẫy bơ như quả đào chín. Người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng, mùi nước hoa cam.” làm nổi bật đặc điểm gì, của nhân vật nào?

  1. Sự giàu có của nhân vật Misa.
  2. Sự thớ lợ của nhân vật Porphiri.
  3. Sự ngu đần của Luida.
  4. Sự phè phỡn của Misa.

Câu 11.

Vì sao anh béo ngoảnh mặt đi và đưa tay từ biệt anh gầy?

  1. Vì sợ anh gầy nhờ vả.
  2. Vì khó chịu trước sự khúm núm của người bạn.
  3. Vì đang rất vội.
  4. Vì sợ phải thết đãi cả gia đình bạn.

Câu 12.

Điền từ vào ngoặc vuông sau (cho phù hợp) để hoàn chỉnh nhận định về truyện ngắn Anh béo và anh gầy.

Cốt truyện thường đơn giản […] nhưng thường đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.

  1. Ít yếu tố gây cấn.
  2. Nhiều yếu tố cấn.
  3. Chứa sự việc bất ngờ.
  4. Đầy mâu thuẫn.

Câu 13.

Dòng nào nói lên chủ đề của truyện và những biểu hiện của chủ đề ấy?

  1. Tình bạn thắm thiết. Qua thái độ vô vập của anh gầy.
  2. Xu nịnh kệnh cỡm. Qua lời nói cử chỉ anh gầy, thái độ anh béo cuối tác phẩm.
  3. Không nên nhờ vả. Qua thái độ của anh béo cuối tác phẩm.
  4. Biết chớp thời cơ để nhờ vả. Qua lời nói cử chỉ anh gầy.

Trả lời câu hỏi sau: anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Câu 14.

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a, b, c.

Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm… Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó… Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Naphanain thì rụt chân vào và gài hết cúc áo lại…

  1. Đoạn văn mô tả điều gì? Các từ ngữ nào thể hiện điều đó?
  2. Các chi tiết vali, hộp, túi, vợ có vai trò như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật anh gầy?
  3. Đoạn văn làm hiện lên trước mắt độc giả con người như thế nào? Nhằm mục đích gì?

Câu 15.

Phân tích cách khắc họa nhân vật anh béo qua các chi tiết sau:

– Thôi cậu đừng nói thế đi! – anh béo cau mặt. – Sao cậu lại giở giọng thế? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ – việc gì cậu lại giở giọng quan cách thế…

– Anh béo định quở trách điều gì thêm, nhưng gương mặt anh gầy toát ra vẻ kính cẩn, lâng lâng hoan hỉ đến mức anh béo cảm thấy buồn nôn. Anh béo ngoảnh mặt đi và đưa tay từ biệt anh gầy.

Câu 16.

Chi tiết/hình ảnh/câu văn nào trong truyện ngắn trên khiến em phải huy động trí tưởng tượng để cảm thụ, vì sao? Em hãy vẽ hoặc viết 1 đoạn mô tả nhân vật anh gầy ở phần kết truyện.

Câu 17.

Nếu gặp lại một người bạn như anh gầy, em sẽ ứng xử như thế nào? Cách ứng xử của anh béo có gợi ý cho em điều gì không?

 

anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Gợi ý trả lời

Lựa chọn đáp án đúng: anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Câu 1. A Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau.

Câu 2. C Khoảnh khắc gặp gỡ của đôi bạn cũ.

Câu 3. B Gặp gỡ xúc động; Nhắc lại kỉ niệm; Hỏi thăm gia cảnh; Tôn kính bạn xưa.

Câu 4. A Đối lập ngoại hình.

Câu 5. A Porphiri

Câu 6. D À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa?

Câu 7. B Porphiri, muốn bán hàng kiếm thêm.

Câu 8. B Vì thấy bạn quá thành đạt.

Câu 9. C Kẻ xu nịnh.

Câu 10. A Sự giàu có của nhân vật Misa.

Câu 11. B Vì khó chịu trước sự khúm núm của người bạn.

Câu 12. A Ít yếu tố gây cấn.

Câu 13. B  Xu nịnh kệnh cỡm. Qua lời nói cử chỉ anh gầy, thái độ anh béo cuối tác phẩm.

anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;
anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Trả lời câu hỏi sau: anh béo và anh gầy ; trắc nghiệm anh béo và anh gầy ; đọc hiểu anh béo và anh gầy ;  anh béo và anh gầy đọc hiểu ; anh béo và anh gầy trắc nghiệm ;

Câu 14.

a. Đoạn mô tả sự biến đổi trạng thái cảm xúc nhanh chóng của nhân vật anh gầy.

– Các từ ngữ: tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá; toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm.

b. Các chi tiết vali, hộp, túi, vợ bổ sung, tô đậm thêm sự thảm hại của chủ nhân.

c. Đoạn văn bản làm hiện lên trước mắt độc giả con người thảm hại, khám núm, sợ sệt, sẵng sàng nịnh bợ, quỳ gối để nhờ vả, cầu cạnh.

Câu 15.

– Khắc họa nhân vật anh béo qua chuỗi lời nói, cử chỉ: khó chịu – ghê tởm – chạy trốn (cau mặt… cảm thấy buồn nôn… biệt anh gầy).

– Tác giả đặc biệt chú ý khắc họa cảm giác, cảm xúc của nhân vật.

Câu 16.

– Học sinh tự làm theo cảm nhận và tưởng tượng của cá nhân.

Gợi ý:

+ Lựa chọn chi tiết/hình ảnh/câu văn giàu sức gợi, lột tả bản chất kẻ xu nịnh ở nhân vật anh gầy.

+ Làm rõ sự tác động tới nhận thức, cảm xúc độc giả từ chi tiết/hình ảnh/câu văn giàu sức gợi đã lựa chọn.

+ Dựa vào những ý trên để viết đoạn hoặc vẽ tranh.

Câu 17.

– Học sinh tự trả lời (cần thể hiện rõ nét riêng, sự tinh tế thông minh trong ứng xử của cá nhân nhằm đạt mục đích: để anh gầy thấy nhược điểm của mình).

– Chủ động thể hiện quan điểm cá nhân khi nhìn nhận cách ứng xử của anh béo (lảng tránh không phải là cách ứng xử hiệu quả).

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *