Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Tự trào Tản Đà; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm (17 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề:

Đọc hiểu: 6,0 điểm 

Đọc văn bản sau: tự trào tản đà ; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm

TỰ TRÀO

(Tản Đà)

(Sau khi hỏng thi ở trường Nam Định)

Vùng đất Sơn Tây nảy một ông

Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng

Sông Đà núi Tản ai hun đúc?

Bút thánh câu thần sớm vãi vung

Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh

Khuyên khuyên điểm điểm có hay không?

Bởi ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.

(Tản Đà toàn tập – Tập I, NXB Văn học, 2002)

tự trào tản đà ; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng: tự trào tản đà ; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm

Câu 1.

Đọc kĩ bài thơ và nối cột A với cột B cho hợp lí:

A. Các yếu tố chính B. Biểu hiện trong bài thơ
Đề tài Thất ngôn bát cú.
Thể loại Tự trào.
Luật Trắc.
Nghệ thuật đối Mỉa mai, châm biếm.
Đối tượng trào phúng Hai câu thực, hai câu luận.
Cảm hứng chủ đạo Việc hỏng thi của bản thân.

 

Câu 2.

Dòng nào nói lên cách gieo vần của bài thơ?

  1. Vần lưng.
  2. Vần cách.
  3. Vần liền.
  4. Linh hoạt, đa dạng.

Câu 3.

Dòng nào nói lên cảm xúc, tâm trạng của thi nhân trong bài thơ?

  1. Buồn man mác.
  2. Cười cợt, ngạo nghễ.
  3. Hả hê.
  4. Ngạo nghễ.

Câu 4.

Dòng nào nói lên chức năng của hai câu đề?

  1. Giới thiệu quê quán tài năng văn chương.
  2. Giới thiệu nguồn gốc, biểu hiện của tài năng.
  3. Giới thiệu thành tựu đã đạt được.
  4. Giới thiệu lý do ngông.

Câu 5.

Dòng nào nói lên đặc điểm của nghệ thuật đối ở 2 câu luận?

  1. Đối vần, từ loại, nghĩa.
  2. Đối chữ, đối ý.
  3. Động từ đối với động từ.
  4. Đối từ, đối cảnh.

Câu 6.

Bài thơ Tự trào của Tản Đà là bài thơ thất niêm (câu 2 -3) đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 7.

Dòng thơ nào nói lên sự tự ý thức tài năng văn chương của nhân vật trữ tình?

  1. Vùng đất Sơn Tây nảy một ông.
  2. Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng.
  3. Sông Đà núi Tản ai hun đúc?
  4. Bút thánh câu thần sớm vãi vung.

Câu 8.

Từ ngữ nào nói lên nhân vật trữ tình thể hiện tài năng văn chương khi còn trẻ?

  1. Tuổi chửa bao nhiêu; Sớm.
  2. Bút thánh câu thần.
  3. Nảy một ông.
  4. Văn rất hung.

Câu 9.

Dòng nào chứa từ ngữ chứng tỏ nhân vật trữ tình đánh giá cao tài năng bản thân?

  1. Nảy một ông; Bút thánh câu thần; Tốt bộ ngông.
  2. Nảy một ông; Bút thánh câu thần; Văn rất hùng; Nào kém cạnh.
  3. Sông Đà núi Tản; Bút thánh câu thần; Văn rất hÙng.
  4. Nào kém cạnh; Tốt bộ ngông.

Câu 10.

Tác giả dùng nghệ thuật trào phúng nào trong câu thơ: “Bút thánh câu thần sớm vãi vung”.

  1. Chơi chữ, dùng khẩu ngữ.
  2. Cường điệu, tương phản.
  3. Phóng đại, nói ngược.
  4. Cường điệu, dùng khẩu ngữ.

Câu 11.

Hai câu kết thể hiện điều gì về con người Tản Đà khi trượt thi?

Bởi ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.

  1. Một Tản Đà thực tế: không đỗ ta vẫn tài.
  2. Một Tản Đà lãng mạn.
  3. Một Tản Đà chẳng màng danh lợi, bất cần đời.
  4. Một Tản Đà khinh đời ngạo thế.

Câu 12.

Đọc lại hai câu kết của bài thơ và chọn từ điền vào dấu ba chấm trong móc vuông […] sau đây cho hợp lí?

“.. chỉ gỏn gọn trong một chữ […] đã cho ta thấy rằng cái ý thức của ông về giá trị của bản thân mình rất cao và điều này rất đáng được tôn trọng và đáng để bàn luận.”

  1. Hay.
  2. Đỗ.
  3. Ngông.
  4. Ông.

 

Trả lời câu hỏi sau: tự trào tản đà ; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm

Câu 13.

Căn cứ vào đặc điểm của thơ Đường luật thất ngôn bát cú để phân tích vai trò của hai câu luận sau đây đối với thể hiện chủ đề của tác phẩm? (1 điểm)

Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh

Khuyên khuyên điểm điểm có hay không?

Câu 14.

Phân tích những biểu hiện tích cực của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 15.

Tìm câu thơ trong Tự trào – Tản Đà có nội dung tương tự các câu thơ sau. Cho biết chúng thể hiện điều gì ở con người Tản Đà?

– Sông Đà núi Tản đúc nên ai

Trần thế xưa nay được mấy người?

(Tự vịnh – Tản Đà)

– “Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa

Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

Quê ở Á Châu và Địa cầu

Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”.

(Hầu trời – Tản Đà)

Câu 16.

Đọc ngữ liệu sau và chọn câu thơ ở Tự trào – Tản Đà điền vào các vị trí thích hợp.

Trong bài thơ “Tự trào” ông lấy vùng đất Sơn Tây để nói đến cái vùng đất sinh thành ra mình. Cụm từ “nảy một ông” để nói rằng ông không phải là một người bình thường, mà là một bậc anh tài được trời đất ban tặng cho đời.

[Dẫn chứng 1]

Là một người tài giỏi, Tản Đà từ nhỏ đã tiếp xúc với Nho giáo. Theo hồi kí trong một bài thơ thì năm tuổi ông đã học “Tam tự kinh, năm 6 tuổi ông đã học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ. Năm 10 tuổi ông đã biết làm câu đối, 11 tuổi biết làm thơ văn. Ông rất thích được làm văn, được anh trai hết lòng chỉ dẫn nên năm 14 tuổi ông đã thạo hết các lối tứ, chương, thi, phú. Năm 15 tuổi ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây. Phải nói rằng ông là một người tài năng và cái tài năng đó đã được bộc lộ từ nhỏ.

[Dẫn chứng 2]

Ông đã “ngông” với đời và coi những câu văn, nét bút của mình là của thần của thánh, những gì ông biết, ông viết ra không thua kém ai hết.

[Dẫn chứng 3]

Cái tôi cá nhân của ông được thể hiện rõ nhất, khi ông tự xưng “ông”. Đưa ra một lí do rất lạ đời cho việc thi trượt của mình đó là “hay quá nên không đổ, khi đọc thì ta thấy rất mâu thuẫn nhưng điều này lại phần nào đúng với thực tế lúc bấy giờ. Trong thời đại lúc bấy giờ thì đồng tiền là vạn năng và tài năng chỉ là thứ yếu, người học giỏi thông thái chưa chắc đã đỗ đạt và làm quan to, tước lớn, kẻ hèn mọn, ngu si thì lại làm ông to, bà lớn bởi có tiền thì sẽ mua được danh lợi.

(Nhóm tác giả sưu tầm và tổng hợp)

Câu 17.

Đọc ngữ liệu sau và làm rõ mối liên quan (tương đồng, khác biệt) về mặt nội dung của ngữ liệu với bài thơ Tự trào của Tản Đà. Từ đó viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về ứng xử cần có của mỗi người sau khi hỏng thi.

Mặc cảm, cô đơn, vô dụng.

“Đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên cảm giác cô đơn và hụt hẫng khi biết mình thiếu 1 điểm nên không thể vào Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi trường mà cả gia đình tôi mong ước, không chỉ vì danh giá của trường mà còn vì mức học phí rất vừa sức với gia cảnh nhà tôi. Vậy mà một học sinh giỏi nhiều năm liền như tôi lại rớt” – (Nguyễn Hoàng Nam, sinh viên năm 2 một trường Đại học tư thục ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, kể). Nam cho biết: “Ba mẹ không la tôi, nhưng mẹ nói đúng một câu: “Giá mà con cố gắng thì nhà mình đỡ khổ”.

Tôi không chỉ thất vọng về bản thân mà còn day dứt mãi với câu nói ấy, bởi nếu tôi không thiếu 1 điểm thì không phải chọn học trường Đại học tư thục, giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho ba mẹ. Đỉnh điểm là một buổi tối, tôi thấy ba mẹ cãi nhau về việc phải đi mượn tiền đóng học phí bậc Đại học cho tôi.

Đêm hôm ấy, nằm suy nghĩ tôi thấy mình thật vô dụng. Và tôi nghĩ cực đoan để ba mẹ đỡ khổ, đỡ phải cãi nhau, đỡ băn khoăn về việc đi mượn tiền đóng học phí. Suy nghĩ cực đoan ấy cứ đeo bám tôi mãi những ngày sau đó. Nhưng rồi tôi chợt nhớ ra mình cần phải nói lời cuối cùng với thầy chủ nhiệm. Thầy thương tôi lắm.

Và tôi lấy điện thoại ra nhắn tin: “Vĩnh biệt thầy, con sẽ luôn nhớ đến thầy”. Ngay lập tức, thầy gọi cho tôi, hỏi han, động viên, cuối cùng là: “Thầy còn rất nhiều chuyện chưa kịp nói với con. Con đợi thầy 5 phút nhé. Chưa đầy 5 phút sau, ba tôi ào vào phòng nức nở”…

Nam thú nhận: “Ý nghĩ cực đoan bộc phát rất nhanh. Giờ nghĩ lại mới thấy sao hồi đó mình dại dột quá, nếu không có thầy chủ nhiệm là tôi “tiêu” rồi”.

(tuoitre.vn)

 

tự trào tản đà ; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm
tự trào tản đà ; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm

Gợi ý trả lời  tự trào tản đà ; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1.

A. Các yếu tố chính B. Biểu hiện trong bài thơ
Đề tài Tự trào.
Thể loại Thất ngôn bát cú.
Luật Trắc.
Nghệ thuật đối Hai câu thực, hai câu luận.
Đối tượng trào phúng Việc hỏng thi của bản thân.
Cảm hứng chủ đạo Mỉa mai, châm biếm.

 

Câu 2. B Vần cách.

Câu 3. B Cười cợt, ngạo nghễ.

Câu 4. A Giới thiệu quê quán tài năng văn chương.

Câu 5. B Đối chữ, đối ý.

Câu 6. A Đúng.

Câu 7.  D Bút thánh câu thần sớm vãi vung.

Câu 8. A Tuổi chửa bao nhiêu; Sớm.

Câu 9.  B Nảy một ông; Bút thánh câu thần; Văn rất hùng; Nào kém cạnh.

Câu 10. D Cường điệu, dùng khẩu ngữ.

Câu 11. C Một Tản Đà chẳng màng danh lợi, bất cần đời.

Câu 12. A Hay

tự trào tản đà ; đọc hiểu tự trào tản đà ; trắc nghiệm tự trào tản đà ; tự trào tản đà đọc hiểu ; tự trào tản đà trắc nghiệm

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 13.

– Mở rộng ý: cụ thể việc làm thuộc văn chương chữ nghĩa của nhân vật trữ tình bằng cụm từ Chữ chữ nôm nôm; Khuyên khuyên điểm điểm.

– Bàn luận vấn đề: Nào kém cạnh; có hay không.

-> Ý thức, khẳng định tài năng văn chương không kề kém cạnh, tức tài giỏi không thua kém ai? Liệu có phải là sự hay? Câu kết mở ra nhiều suy ngẫm với độc giả.

-> Hai câu luận phát triển rộng thêm ý của bài, có chức năng luận bàn về vấn đề. Bàn luận về tài năng văn chương, chữ nghĩa của nhân vật trữ tình không kém ai góp phần tô đậm chủ đề của tác phẩm: Nỗi niềm của tài cao thi không đỗ (trong xã hội cũ).

Câu 14.

– Ý thức sâu sắc về tài năng của cá nhân:

+ Tài năng được hun đúc bởi hồn thiêng sông núi, tự hào về nơi mình sinh ra.

+ Tài năng xuất hiện sớm, rực rỡ (coi những câu văn, nét bút của mình là của thần, của thánh, những gì ông biết, ông viết ra không thua kém ai hết); Đó là sự tự ý thức cao độ của một cái tôi táo bạo, đầy cá tính.

– Thi trượt không phản ứng tiêu cực tức là ông rất coi thường bạc tiền và danh lợi.

Câu 15.

– Câu thơ trong Tự trào – Tản Đà có nội dung tương tự:

+ Sông Đà núi Tản ai hun đúc?

Bút thánh câu thần sớm vãi vung.

– Thể hiện con người Tản Đà:

+ Ý thức dân tộc rất đậm nét; kiêu hãnh về quê hương có non Tản, sông Đà cũng là thể hiện một thái độ tự tôn dân tộc, một “tình cảm non nước” rất đáng trân trọng. 

+ Ý thức về tài năng cá nhân không dễ ai có được.

Câu 16.

– [Dẫn chứng 1]: Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng

– [Dẫn chứng 2]:  Bút thánh câu thần sớm vãi vung

                             Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh.

– [Dẫn chứng 3]: Bởi ông hay quá ông không đỗ

                           Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.

Câu 17.

Tương đồng về nội dung: cùng đề cập đến nỗi buồn, sự chán nản khi thi trượt.

– Nét khác biệt:

+ Bài thơ Tự trào – Tản Đà: Thi trợt nhưng không ủy mị, mất niềm tin vào bản thân sự sống, trái lại vẫn tự tin, tự hào về tài năng của bản thân.

+ Ngữ liệu (sau): thi trượt chán nản, cô đơn phản ứng tiêu cực.

Suy nghĩ của em: Cần có phản tích cực:

+ Biểu hiện trong nhận thức, cảm xúc, hành động.

+ Khẳng định giá trị thái độ sống tích cực trong mọi hoàn cảnh.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *