Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Kẻ lộng hành (Đêm hội Long Trì – Nguyễn Huy Tưởng) ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu (18 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu

Đọc văn bản sau: kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu

KẺ LỘNG HÀNH(*)

(Đêm hội Long Trì – Nguyễn Huy Tưởng)

Đêm hội Long Trì là một cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Với cuốn tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Huy Tưởng đã thu gọn sự miêu tả từ điểm xuất phát là một đêm hội, để từ đêm hội mà mở rộng mạch truyện trên hai tuyến nhân vật đối lập, cùng với số phận bị kẹt giữa hai phía của một số nhân vật khác. Từ trung tâm là một chuyện tình của cặp nhân vật Bảo Kim và Quỳnh Hoa mà mở rộng sang các mối quan hệ khác như quan hệ thầy trò, bè bạn, bố mẹ – con cái, anh em, vua tôi… trong một cuộc sống rối ren, hỗn loạn, hết cả kỷ cương và đạo lý. Và khi cái ác được đẩy tới tận cùng thú tính của nó qua nhân vật Cậu Giời Đặng Mậu Lân, và phía sau là mưu đồ và thủ đoạn của người đàn bà đẹp Tuyên phi Đặng Thị Huệ (Bà đã dùng nhiều thủ đoạn chính trị, như liên kết với Huy quận công Hoàng Đình Bảo, gạt đi thế lực của người con trai trưởng là Trịnh Khải, gây nên nạn kiêu binh làm sụp đổ chính quyền Lê – Trịnh).

Cuốn tiểu thuyết này dựa trên lịch sử nên nhiều tình tiết và các nhân vật là có thật. Tuy nhiên, tình tiết Cậu Giời Đặng Mậu Lân bị một võ quan thanh liêm chém chết ở cuối truyện là không có thật. Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành phim, kịch, cải lương, tuồng, chèo… và trở thành nguồn tham khảo cho nhiều tác phẩm khác.

Sau đây là đoạn trích ở chương đầu tiên của tác phẩm Đêm hội Long Trì.

Đỗ Tuấn Giao đã tiếp lấy bài phú, và cất tiếng sang sảng bình văn. Cử tọa trước còn xôn xao, nhưng sau bị lôi cuốn bởi câu văn hay, ý tưởng cao siêu, cảnh tình như vẽ, và nhất là bởi cái nhạc điệu tuyệt luân nó khiến cho bài phú thành hẳn một bản đàn réo rắt. […]

Nói chưa dứt lời, chợt có tiếng kêu thất thanh và cảnh Long Trì bỗng ồn ào như chợ. Tiếng ca quản im đi. Bọn phụ nữ chạy tán loạn. Lắng tai có tiếng kêu “Cậu Trời! Cậu Trời đấy! Chị em trốn đi!”.

Quỳnh Hoa bỗng tái nhợt đi, nàng rú lên:

– Cậu Trời! Khổ quá!

Bọn cống sĩ nhiều người thất sắc. Vài người đứng dậy. Bảo Kim vội vàng đứng lên:

– Anh em định chạy đấy ư? Không thể được. Anh em hãy ngồi lại, ta đội ơn chủ nhân, không nhẽ lại bỏ đi. Người quân tử có bao giờ xử sự như thế? Cậu Trời là cái quái gì mà anh em sợ?

Tưởng như có một trận cuồng phong thổi trong đám hội, người chạy như ong. Tiếng kêu, tiếng thét, tiếng gọi nhau liên tiếp. Cả bọn còn đang ngơ ngẩn, thì một thiếu phụ đầu tóc rũ rượi chạy vào hổn hển:

– Ai cứu tôi với. Cậu Trời…

Một người chạy theo vào. Ấy là một gã trai trẻ, người tầm thước, mắt diều hâu, lông mày rậm, râu ria nhiều, nhưng cạo nhẵn, ăn mặc rất sang. Đi sau là một lũ gia nhân, thảy đều cầm dao, cầm gậy. Chỉ một bước, người trai trẻ đã nhảy tới giậm chân lên mông người thiếu phụ, cười nói:

– Trói cổ nó đem về phủ cho ta.

Hơi rượu nồng nặc xông ra theo lời nói. Người thiếu phụ ấy cố kêu:

– Lạy Cậu Trời, con là gái có chồng.

Các quan chấm văn đã lui cả vào trong vườn, duy có Ngô Thị lang đứng đấy thấy thế quát:,

– Quốc cữu không được vô lễ.

Người trai trẻ cười ngặt nghẽo:

– À! Thị lang họ Ngô, lão hủ nho. Mày không biết quan Tham tụng tao đánh giữa đường còn câm miệng như hến, thứ mày đã đáng kể gì.

Khí uất của Bảo Kim dâng lên tới cổ. Chàng bước lại, các bạn chàng theo sau, Bảo Kim quát:

– Loài súc sinh, quân vô liêm sỉ. Mau bước ra khỏi chốn này.

Người trai trẻ lại cười ha hả:

– A thằng nhãi con, muốn vuốt râu hùm. Quân bay đâu, đánh chết chúng nó đi cho tao, tội vạ đâu tao chịu.

Những tiếng dạ ran, bọn gia nhân xông vào đập bọn Bảo Kim túi bụi.

Quỳnh Hoa vội chạy ra. Người trai trẻ bỗng lùi lại, bị thôi miên bởi vẻ đẹp thanh kỳ. Một tên theo hầu nói:

– Thưa cậu, đấy là Quận chúa Quỳnh Hoa.

Người trai trẻ ngạc nhiên:

– Quỳnh Hoa Quận chúa. Ta không ngờ nàng lại đẹp nhường ấy. Thực là một vưu vật.

Nhưng Quỳnh Hoa đã chạy ra, cất tiếng oanh phán:

– Cậu không biết đây là chốn nào sao? Ra ngay kẻo phụ vương đến bây giờ.

– Quận chúa đừng dọa ta, Chúa thượng đến cũng thế mà thôi.

Quỳnh Hoa giận sôi lên. Người trai trẻ vẫn nhìn nàng chòng chọc, mắt say sưa. Nàng bỗng rú lên, một tên gia nhân bổ giữa đầu Đỗ Tuấn Giao một tay thước, chàng ngã lăn xuống.

Quỳnh Hoa lúng túng không biết xử trí ra sao. Cuộc hỗn chiến mỗi lúc một dữ dội.

Bọn gia nhân giẫm cả lên người thiếu phụ một cách tàn nhẫn. Xem chừng thì bọn ấy thắng thế, và một nửa văn nhân đã ôm đầu chạy trốn.

Vừa lúc ấy, một người thanh niên đi vào, ăn vận lối võ quan, mép để ria, mình đeo gươm, trông có vẻ ngang tàng hào mại. Người ấy nói lớn:

– Xin Quận chúa yên tâm, tiểu tướng xin giúp một tay.

Nói xong, thản nhiên xông lại chỗ đánh nhau… Chỉ nháy mắt, chàng đã vít cổ người trai trẻ dúi xuống, và quát to bảo bọn gia nhân:

– Lũ kia, muốn sống thì buông tay ra, không thì tao giết chết chủ chúng bay.

Người trai trẻ kêu:

– Trời ơi! Đau quá. Thôi đừng đánh nhau nữa chúng bay.

Bọn gia nhân lùi cả lại. Võ quan bảo bọn Bảo Kim:

– Các ông hãy nghỉ tay, để tôi khu xử cho.

Bảo Kim bỗng kêu:

– Anh Nguyễn Mại!

Nguyễn Mại, vì chính là người võ sĩ, nói:

– Kìa Bảo Kim. Nhưng hãy xếp cho xong câu chuyện này đã.

Chàng kéo người trai trẻ đứng dậy:

– Anh dẫn bọn côn đồ bước ngay khỏi hội, nghe chưa? Còn lẩn quất ở chốn này thì đừng trách ta là ác nghiệt.

Người trai trẻ cực chẳng đã, lủi thủi dẫn bọn gia nhân đi, thỉnh thoảng còn quay lại nhìn Nguyễn Mại một cách dữ dội và nham hiểm.

Một người tự xưng là Dương Tuấn Nghiệp, chân ấm sinh, đến xin đem vợ về. Người thiếu phụ là một trang nhan sắc, nhưng mình mẩy bị thương rất nặng, chân tay không cử động được. Nàng ứa nước mắt nhìn chồng, phều phào nói:

– Em tưởng không được trông thấy mặt anh nữa. Suýt chút nữa thì em thành người thất tiết. Nhưng em xem trong mình cũng không sống được nữa đâu. Anh lấy cáng cho em về mau trông thấy hai con, em thực mang tội với chồng với con nhiều lắm.

Nàng ôm bụng nhăn mặt hoa, thổ ra huyết, rồi mê man bất tỉnh nhân sự.

Người chồng cũng khóc, vực vợ lên chiếc cáng của Quỳnh Hoa cho mượn, rồi từ biệt mọi người.

Quỳnh Hoa thở dài:

– Chỉ tại…

Nàng muốn nói: “Chỉ tại phụ vương sủng ái Đặng Tuyên phi”. Nhưng trước mặt mọi người nàng không dám nói rõ nỗi lòng. Xúc cảm và người ốm yếu, nàng rầu rầu vào trong hàng nằm nghỉ.

Buổi dạ hội cũng vì câu chuyện “Cậu Trời” mà mất vui. Người về đã vơi đi, trăng cũng nhạt, và cảnh hồ buồn tênh.[…]

Nguyễn Mại gạt đi:

– Bỏ chuyện ấy đấy, chưa phải lúc nói. Các chú cho tôi biết cái thằng lúc nãy là ai? Tôi điên tiết lắm, và thấy các chú lúng ta lúng túng mà buồn. Bọn văn nhân thực là lũ vô ích, ngâm vịnh để làm gì? Qua cái bệnh ngâm vịnh, cái bả từ chương, nay tôi khinh thường những thứ vô dụng ấy… Thằng ấy là ai mà nó hoành hành thế? Mà xem ý dân sợ nó như cọp, cả Ngô Thị lang, cả Quỳnh Hoa Quận chúa?

Trần Thành nói:

– Nó là Đặng Lân, em Đặng Tuyên phi. Từ ngày đức Tĩnh Vương sủng ái Tuyên phi, việc triều chính mỗi ngày một nát.

Tuyên phi quả là một trang khuynh thành khuynh quốc. Tĩnh Vương chỉ vì say đắm Tuyên phi mà làm toàn những điều bất chính; bao nhiêu lời can gián đều vô hiệu cả. Việc gì cũng nghe Tuyên phi: Chúa là người hiếu hạnh thế mà bênh Tuyên phi đến cưỡng cả lời khuyên của Thái phi.

Thậm chí Chúa biết Đặng Lân là tên vô lại mà cũng sắc phong là Quốc cữu, cho lập phủ đệ như một vị thế tử. Tên Lân ăn tiêu xa xỉ hơn một ông hoàng. Nó muốn gì cũng được, ngang ngược thế nào, ai cũng phải chịu. Ngày ngày chỉ cùng với bọn côn đồ đi hãm hiếp con gái đàn bà, cướp nhà lấy của như một lũ giặc… Quan Tham tụng Võ Tá Quyền mắng nó giữa đường, nó đánh chết ngay, Chúa thét đem chém, nhưng Tuyên phi khóc lóc xin cho, Chúa tha bổng. Từ đấy nó càng ngỗ nghịch, tự xưng là “Cậu Trời, không còn biết kiêng nể là gì nữa.

Nguyễn Mại lắc đầu nói: Nếu thế thì gọi là loạn còn gì?

Bảo Kim nói:

– Những người bị nó làm nhục như bà ấm sinh lúc nãy không biết bao nhiêu mà kể, nhiều người thất tiết tự tử cho tròn giá sạch, còn thì chỉ biết ôm giận cho qua đời, chứ biết kêu đâu?…

Nguyễn Mại giậm chân:

– Thế thì còn ra thể thống gì nữa. Biết trước thì lúc nãy tôi đem giết nó đi cho dân thoát nạn. Nhưng sao nó lại nhũn với tôi thế?

Lưu Sĩ Trực đáp:

– Nó nham hiểm và hèn lắm. Thấy ai vào tay sừng sỏ thì nó lủi đi như con rắn để cắn trộm lúc khác; những khi ấy thì nó lại càng nguy hiểm.

Nguyễn Mại cười nói: Các chú cứ nhút nhát thế thì còn làm gì được. Tôi quyết trừ hại cho nhân dân.

Cả bọn đồng thanh:

– Anh không nên vọng động. Tuyên phi là một người thâm độc, có người chỉ đánh Đặng Lân một roi mà bị giết cả ba họ.

Nguyễn Mại: Dẫu sao cũng không thể tha được thằng giặc hung dữ ấy. Nó với tôi một sống, một chết….

(Đêm hội Long TrìNguyễn Huy Tưởng, NXB Kim Đồng, 2010)

Chú thích: 

(*) Nhan đề do nhóm biên soạn sách đặt.

*Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) sinh ra trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu 

Lựa chọn đáp án đúng: kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu

Câu 1.

Truyện kể về sự việc gì, ở thời đại nào?

  1. Đặng Mậu Lân ỷ thế tuyên phi Đặng Thị Huệ được sủng ái bạo ngược ở thời Lê – Trịnh.
  2. Chuyện tình lãng mạn của cặp nhân vật Bảo Kim và Quỳnh Hoa thời Lê- Trịnh.
  3. Đêm hội của trai thanh nữ tú tại Thăng Long gặp loạn thời Lê – Trịnh.
  4. Nguyễn Mại trừng trị Đặng Mậu Lân ỷ thế tuyên phi Đặng Thị Huệ bạo ngược ở thời Nguyễn.

Câu 2.

Truyện có những sự việc nào sau đây?

  1. Cuộc bình thơ; Đặng Mậu Lân làm loạn; Đặng Mậu Lân lùi bước trước Nguyễn Mại.
  2. Cuộc bình thơ; Đặng Mậu Lân làm loạn; Nguyễn Mại trừng trị Đặng Mậu Lân.
  3. Cuộc bình thơ; Đặng Mậu Lân làm loạn; Hội bình thơ tan.
  4. Đặng Mậu Lân làm loạn; Đặng Mậu Lân lùi bước trước Nguyễn Mại.

Câu 3.

Những nhân vật nào (có thực) trong lịch sử có mặt trong đoạn trích:

  1. Nguyễn Mại, Đặng Mậu Lân, Đặng Thị Huệ.
  2. Nguyễn Mại, Đặng Mậu Lân, Quan Tham tụng Võ Tá Quyền.
  3. Đặng Mậu Lân, Quỳnh Hoa (Ngọc Lan – con gái chúa Trịnh Sâm).
  4. Đặng Mậu Lân, quận chúa Quỳnh Hoa, chú Trịnh.

Câu 4.

“Một gã trai trẻ, người tầm thước, mắt diều hâu, lông mày rậm, râu ria nhiều, nhưng cạo nhẵn, ăn mặc rất sang” là diện mạo của nhân vật nào sau đây?

  1. Đặng Mậu Lân.
  2. Nguyễn Mại.
  3. Bảo Kim.
  4. Võ Tá Quyền.

Câu 5.

“Tưởng như có một trận cuồng phong thổi trong đám hội, người chạy như ong. Tiếng kêu, tiếng thét, tiếng gọi nhau liên tiếp” là lời của ai? Nhằm mục đích gì?

  1. Lời của Quỳnh Hoa, thể hiện sự khiếp sợ của bản thân trước kẻ bạo ngược Đặng Mậu Lân.
  2. Lời của người kể chuyện, thể hiện sự khiếp sợ của dân chúng trước kẻ bạo ngược Đặng Mậu Lân.
  3. Lời của Ngô thị lang, thể hiện sự bạo ngược Đặng Mậu Lân.
  4. Lời của Bảo Kim kể lại cho Nguyễn Mại nghe về cậu trời.

Câu 6.

Vì sao quận chúa Quỳnh Hoa bỗng tái nhợt đi, nàng rú lên?

  1. Chúa Trịnh yêu cầu về cung gấp.
  2. Hoảng sợ trước sự xuất hiện của Đặng Mậu Lân.
  3. Cuộc vui sẽ bị phá.
  4. Đặng Mậu Lân sẽ bắt Bảo Kim.

Câu 7.

“A thằng nhãi con, muốn vuốt râu hùm. Quân bay đầu, đánh chết chúng nó đi cho tao, tội vạ đâu tao chịu” là lời của ai? Chứng tỏ ỏ điều gì về người đó?

  1. Lời của Nguyễn Mại, chứng tỏ không sợ Đặng Mậu Lân.
  2. Lời của Bảo Kim, chứng tỏ không sợ Đặng Mậu Lân.
  3. Lời của Đặng Mậu Lân, chứng tỏ hắn không sợ ai.
  4. Lời của một văn nhân, chứng tỏ sẽ xử được Đặng Mậu Lân.

Câu 8.

Dòng nào không chứng tỏ sự bạo ngược của Đặng Mậu Lân?

  1. Ta không ngờ nàng lại đẹp nhường ấy. Thực là một vưu vật.
  2. Nó muốn gì cũng được, ngang ngược thế nào, ai cũng phải chịu.
  3. Ngày ngày chỉ cùng với bọn côn đồ đi hãm hiếp con gái đàn bà, cướp nhà lấy của như một lũ giặc…
  4. Quan Tham tụng Võ Tá Quyền mắng nó giữa đường, nó đánh chết ngay.

Câu 9.

Tên gọi “Cậu Trời” là tên gọi do tác giả Nguyễn Huy Tưởng đặt cho Đặng Mậu Lân. Đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 10.

“Dẫu sao cũng không thể tha được thằng giặc hung dữ ấy. Nó với tôi một sống, một chết…” là lời của ai và thể hiện điều gì?

  1. Của Nguyễn Mại, thể hiện sự phẫn uất và quyết trừ khử “Cậu Trời” bạo ngược.
  2. Của Ngô thị lang, thể hiện sự phẫn uất tột cùng với “Cậu Trời”.
  3. Của Bảo Kim, thể hiện sự phẫn uất tột vì chưa giết được Đặng Mậu Lân.
  4. Của Nguyễn Mại, thể hiện sự hối tiếc chưa trừ khử “Cậu Trời” bạo ngược.

Câu 11.

Vì sao Đặng Mậu Lân dám lộng hành?

  1. Vì có chị gái là tuyên phi (là một người thâm độc).
  2. Vì chúa Trịnh bị tuyên phi Đặng Thị Huệ xinh đẹp thao túng.
  3. Vì Mậu Lân là kẻ ngỗ nghịch, không còn biết kiêng nể là gì nữa.
  4. Vì chúa Trịnh bất lực trước sức mạnh của Mậu Lân.

Câu 12.

Nhân vật hư cấu để biểu lộ thái độ bất bình của người viết trước những thế lực tàn bạo trong lịch sử ở đoạn trích là:

  1. Đặng Mậu Lân
  2. Bảo Kim
  3. Nguyễn Mại
  4. Võ Tá Quyền

Câu 13.

Cảm hứng chủ đạo bao trùm đoạn trích:

  1. Thương cảm cho người phụ nữ bị Cậu Trời hại.
  2. Buồn cho những văn nhân thực là lũ vô ích, ngâm vịnh để làm gì?
  3. Phẫn uất trước hành động của kẻ ngu dốt, càn rỡ, lộng hành.
  4. Sảng khoái, khâm phục Nguyễn Mại.

Câu 14.

Dòng nào không nói lên mục đích của văn bản?

  1. Phản ánh sự thực lịch sử đáng buồn của thời Lê – Trịnh.
  2. Thể hiện thái độ của lịch sử trước chúa Trịnh vô dụng.
  3. Lên án những con người vô đạo (chị em Đặng Thị Huệ).
  4. Ca ngợi lòng yêu nước của Nguyễn Mại.

 

Trả lời câu hỏi sau: kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu

Câu 15.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a, b, c.

Tôi điên tiết lắm, và thấy các chú lúng ta lúng túng mà buồn. Bọn văn nhân thực là lũ vô ích, ngâm vịnh để làm gì? Qua cái bệnh ngâm vịnh, cái bả từ chương, nay tôi khinh thường những thứ vô dụng ấy.

  1. Vì sao Nguyễn Mại nói: Bọn văn nhân thực là lũ vô ích?
  2. Em có đồng ý Nguyễn Mại không: Qua cái bệnh ngâm vịnh, cái bả từ chương, nay tôi khinh thường những thứ vô dụng ấy? Vì sao?
  3. Theo em những nhân văn trên cần phải làm gì để Nguyễn Mại không khinh thường?

Câu 16.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi a, b, c.

“Nó là Đặng Lân, em Đặng Tuyên phi. Từ ngày đức Tĩnh Vương sủng ái Tuyên phi, việc triều chính mỗi ngày một nát.

Tuyên phi quả là một trang khuynh thành khuynh quốc. Tĩnh Vương chỉ vì say đắm Tuyên phi mà làm toàn những điều bất chính; bao nhiêu lời can gián đều vô hiệu cả. Việc gì cũng nghe Tuyên phi: Chúa là người hiếu hạnh thế mà bênh Tuyên phi đến cưỡng cả lời khuyên của Thái phi… Ngày ngày chỉ cùng với bọn côn đồ đi hãm hiếp con gái đàn bà, cướp nhà lấy của như một lũ giặc… Quan Tham tụng Võ Tá Quyền mắng nó giữa đường, nó đánh chết ngay, Chúa thét đem chém, nhưng Tuyên phi khóc lóc xin cho, Chúa tha bổng. Từ đấy nó càng ngỗ nghịch, tự xưng là “Cậu Trời”, không còn biết kiêng nể là gì nữa.

Thậm chí Chúa biết Đặng Lân là tên vô lại mà cũng sắc phong là Quốc cữu, cho lập phủ đệ như một vị thế tử.”

  1. Tĩnh Vương là ai? Đoạn trích cho thấy con người này có đặc điểm gì?
  2. Đoạn trích thể hiện những thái độ nào, đối với ai của tác giả?
  3. Hiện tượng trong đoạn trích (ỷ thế làm càn) còn xảy trong thời nay (thế kỷ 21), ở nước ta không? Biểu hiện cụ thể như thế nào?

Câu 17.

Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật Đặng Mậu Lân. Qua nhân vật này tác giả Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi bài học nào cho hậu thế?

Câu 18.

Tìm hiểu về nhân vật Đặng Mậu Lân (sách, google) để nhận xét về kết cục của hẳn (ngoài đời, ở tác phẩm Đêm hội Long Trì – Nguyễn Huy Tưởng)

 

kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu
Việt Nam sử lược

Gợi ý trả lời: kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu

Lựa chọn đáp án đúng: kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu

Câu 1. A Đặng Mậu Lân ỷ thế tuyên phi Đặng Thị Huệ được sủng ái bạo ngược ở thời Lê – Trịnh. 

Câu 2. B Cuộc bình thơ; Đặng Mậu Lân làm loạn; Nguyễn Mại trừng trị Đặng Mậu Lân.

Câu 3. C Đặng Mậu Lân, Quỳnh Hoa (Ngọc Lan – con gái chúa Trịnh Sâm).

Câu 4. A Đặng Mậu Lân.

Câu 5. B Lời của người kể chuyện, thể hiện sự khiếp sợ của dân chúng trước kẻ bạo ngược Đặng Mậu Lân.

Câu 6. B Hoảng sợ trước sự xuất hiện của Đặng Mậu Lân.

Câu 7. C Lời của Đặng Mậu Lân, chứng tỏ hắn không sợ ai.

Câu 8. A  Ta không ngờ nàng lại đẹp nhường ấy. Thực là một vưu vật.

Câu 9. B Sai.

Câu 10. A Của Nguyễn Mại, thể hiện sự phẫn uất và quyết trừ khử “Cậu Trời” bạo ngược.

Câu 11. B Vì chúa Trịnh bị tuyên phi Đặng Thị Huệ xinh đẹp thao túng.

Câu 12. B Bảo Kim

Câu 13. C Phẫn uất trước hành động của kẻ ngu dốt, càn rỡ, lộng hành.

Câu 14. D Ca ngợi lòng yêu nước của Nguyễn Mại.

 

kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu
kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu

Trả lời câu hỏi sau: kẻ lộng hành ; trắc nghiệm kẻ lộng hành ; đọc hiểu kẻ lộng hành ; kẻ lộng hành trắc nghiệm ; kẻ lộng hành đọc hiểu

Câu 15.

a. Vì quá bất bình trước sự việc: nhiều người có học, có lòng tự trọng lại để cho một kẻ vô lại làm càn?

b. Học sinh tự trả lời theo ý kiến cá nhân (gợi ý: đạo học là cần giúp ích cho đời, cần bênh vực kẻ yếu… Nếu không làm được những điều đó quả là vô tích sự,…).

c. Học sinh tự trả lời (Gợi ý: Những nhân văn cần làm được việc hữu ích, không chỉ đơn thuần ngâm ngợi thơ văn; muốn dẹp được những kẻ như “cậu trời” cần phải có võ nghệ, khí phách,…).

Câu 16.

a. Tĩnh Vương là Chúa, Trịnh Sâm là người:

– Căm giận cái ác và muốn trường trị kẻ vô đạo Đặng Mậu Lân (Chúa thét đem chém).

– Chưa quyết liệt, bị nước mắt của người đàn bà đẹp mê hoặc.

– Là vị hôn quân không xứng đáng ở ngôi vị Chúa.

b. Đoạn trích thể hiện thái độ của tác giả:

– Căm phẫn trước hành động ngang ngược của Đặng Mậu Lân và người đàn bà đẹp nhưng quỷ quyệt, vô đạo của Tuyên phi Đặng Thị Huệ.

– Chán nản, thất vọng trước vị Chúa mê muội, ngu dốt (để đàn bà chi phối việc nước, làm càn).

c. Liên hệ thực tế: Đọc thêm các tư liệu, sách báo để có dẫn chứng về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Câu 17. 

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật Đặng Mậu Lân: khắc họa diện mạo, lời nói, hành động; từ điểm nhìn của dư luận, một số nhân vật phụ (từ cứ liệu lịch sử) khiến nhân vật hiện lên vô cùng sống động.

– Bài học cho hậu thế:

+ Những người đứng đầu (quản lý, lãnh đạo) cần kiên quyết, không dung túng cho kẻ bạo ngược làm bậy.

+ Những kẻ bạo ngược ỷ thế làm càn không bao giờ có kết cục tốt đẹp.

Câu 18.

* Về lịch sử:

– Đặng Mậu Lân này vốn là một tên hung bạo, từ khi Thị Huệ được Chúa yêu dấu, Lân lại càng ỷ vào thế chị để làm những việc càn rỡ. Hết thảy áo quần, xe kiệu của y, nhất nhất đều rập kiểu theo đúng như của vua chúa. Thường ngày, Lân vẫn đem theo vài chục tên tay sai, cầm gươm vác giáo đi nghênh ngang khắp kinh ấp. Hễ gặp xe kiệu, bất kỳ là của đám quan quân nào, Lân cũng đều cà khịa đánh nhau làm cho họ nhục nhã, thích thú. Gặp đàn bà con gái giữa đường, hễ người nào trông vừa mắt, tức thì Lân sai tay chân quây màn trướng ngay tại chỗ, rồi lôi người ấy vào hiếp liền. Ai không chịu, Lân xẻo luôn đầu vú. Chồng hoặc cha kẻ bị nạn, nếu dám hé răng kêu ca, lập tức Lân sai quân vặn gãy răng, hoặc cũng có người bị đánh đến chết. Người thiên hạ sợ Lân hơn sợ beo sói.

– Đặng Mậu Lân tuy đã lấy được công chúa Ngọc Lan, nhưng cứ mỗi lần vào với công chúa thì lại bị Sử Trung ngăn cản. Vì vậy, Lân hết sức tức giận và nảy sinh lòng căm thù. Bị ngăn cản Lân tuốt gươm chém Sử Trung và sai đóng chặt cửa dinh, ra lệnh trong ngoài không ai được ra vào, định ngầm thủ tiêu cái thây Sử Trung. Công chúa Ngọc Lan nghe chuyện, lập tức bảo một thị nữ chui qua một lỗ hở nhỏ chạy về phủ Chúa báo tin. Chúa cả giận, sai viên quan hầu đốc thúc một toán lính đến bắt Lân. Lân cầm gươm lăm lăm, đứng trước cửa doạ giết. Nghe tin dữ, Chúa phải sai Quận Huy (Hoàng Đình Bảo) đem quân vây bắt Lân, giải về phủ, giao cho triều đình xử tội. Các quan đều nói tội giết sứ giả đáng bêu đầu. Đặng Thị Huệ nghe tin, khóc lóc xin chết thay em. Chúa bất đắc dĩ phải tha cho Lân tội chết và giảm xuống thành tội đi đày ở châu xa… Đặng Lân bị bắt bỏ ngục rồi nhịn ăn mà chết.

– Khác với lịch sử, trong Đêm hội Long Trì – Nguyễn Huy Tưởng, Mậu Lân không chết trong ngục thất mà chết dưới lưỡi gươm của Nguyễn Mại, một võ tướng trẻ đầy nghĩa khí.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

(Sưu tầm)

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *