Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung (16 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Đọc văn bản sau: còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

CÒN THỜI CƯỠI NGỰA BẮN CUNG

Có hai loại người, những người làm việc và những người giành được lời khen ngợi. Hãy cố tham gia vào nhóm đầu tiên, ở đó ít cạnh tranh hơn.

 (Indira Gandhi)

Có một lần, cô cháu gái 12 tuổi ưa vẽ vời của tôi thổ lộ rằng lớn lên cô muốn làm thợ may. Khi ấy, tôi đùa “Phải trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng chứ. Làm thợ may chán chết!” Nhưng cô bé cương quyết: “Con không muốn nhà thiết kế nổi tiếng. Con muốn là thợ may”. Chị họ tôi ngán ngẩm lắc đầu “Giờ thì nói gì cũng được, chứ mai mốt lớn mà đòi làm thợ may là không được đâu nghe con”.

Nhưng tôi, nhìn đôi mắt trong veo kiên định của cháu và giật mình. Cơ sở nào để người ta xếp loại nghề nghiệp này là tầm thường, còn nghề nghiệp kia là vinh quang? Vì số tiền kiếm được? Vì trình độ học thức mà nó đòi hỏi phải có? Hay vì danh tiếng?

(1) Khi còn trẻ, chúng ta thường gắn ước mơ của mình với hai chữ “nổi tiếng”. Có lẽ Byron nói đúng “Danh tiếng là cơn khát của tuổi trẻ”. Muôn đời. Nhưng, có khi nào cơn khát đó dẫn chúng ta đi lạc đường hay không?

Tôi ra về và nghĩ đến ước mơ thợ may của cháu tôi. Mơ ước làm thợ may không ngăn cản ta học hỏi để may những bộ áo chuẩn mực như các hãng thời trang hạng nhất. Mơ ước làm thợ may, không có nghĩa chính xác là chỉ mở một tiệm may nhỏ xíu kề bên khu chợ nhỏ xíu ở một thị trấn nhỏ xíu nào đó. Nhưng nếu đó là tất cả những gì cô bé muốn, cắt và may những bộ áo đẹp cho người khác, thì có gì sai?

Nếu đó là những gì bạn muốn, chứ không phải là những gì chán ngắt mà bạn bắt buộc phải làm.

Tôi có một người bạn, từng là một học sinh giỏi, tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, rồi học thạc sĩ ở nước ngoài, và bây giờ, anh trở về mảnh đất của cha mình ở một vùng quê hẻo lánh để trồng những cây ăn trái, suốt ngày xắn quần xới gốc và tưới cây. Những trái cây anh trồng là loại quả sạch tốt cho sức khỏe và có chất lượng hảo hạng.

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối.

Tôi nhận ra rằng, thực ra, mục tiêu của ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

(2) Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường cả. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học là để mình có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó kiếm về cho mình thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Mỗi một con người đều có vai trò của mình trong cuộc đời này và đều đáng được ghi công. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ chúng ta, phần đông, làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.

Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện. Nếu tất cả đều là nhà khoa học đoạt giải Nobel thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau muống? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?

Phần đông chúng ta cũng sẽ là những người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vượt lên từng ngày. Bởi luôn luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. Danh tiếng, với một số người, là mục tiêu duy nhất của cuộc đời. Nhưng với vài người khác, sự nổi tiếng giống như một tai nạn, xảy ra ngoài ý muốn và chẳng mang đến điều gì tốt đẹp. Đôi khi người ta xem danh tiếng là phần thưởng đáng giá cho công việc. Nhưng cũng có người nói rằng danh tiếng chỉ là món hàng khuyến mãi không mấy hữu dụng khi họ được làm điều họ yêu thích. Và bởi thế, khi rũ bỏ danh tiếng hào quang, quyền lực trở về với cuộc sống “tầm thường”, họ chẳng tiếc nuối chi.

[…] Oprah Winfrey có nói “Nếu bạn đạt đến danh vọng mà vẫn chưa hiểu được mình là ai, thì chính danh vọng sẽ xác định bạn là ai”. Như vậy, danh vọng là thứ chỉ nên có khi ta hiểu được mình và điều khiển được nó. Điều khiển được nó, nghĩa là cầm lên được, đặt xuống cũng được. Bởi danh tiếng có lừng lẫy ra sao, địa vị có cao sang đến thế nào, thì cũng sẽ có lúc ta phải rời yên xuống ngựa. Ai trong chúng ta đủ ngốc nghếch để tin rằng mình có thể giương cung được mãi?

(3) Hosokawa Morihiro từng là Thủ tướng Nhật Bản mới cách đây vài nhiệm kỳ, nhưng đến năm 60 tuổi, ông rời chính trường và về sống ở một thung lũng thuộc tỉnh Kanagawa. Tại đó, ông trồng rau và học làm gốm. Hosokawa nói một trong những điều ông thích ở nghề gốm là nó khiến ta chỉ tập trung vào cái ta đang thực hiện […] và cuối cùng đã tổ chức triển lãm những tác phẩm gốm của mình như một nghệ sĩ thực thụ.

Nghệ nhân gốm Morihiro đã khiến tôi nhận ra rằng xã hội này sẽ tốt đẹp hơn không phải bởi tất cả đều trở nên danh tiếng và giàu có, mà bởi mỗi người chúng ta (dù nổi tiếng hay vô danh) làm công việc của mình một cách chuyên tâm và tự hào. Rốt cuộc thì đó mới chính là điều đáng để chúng ta theo đuổi: được chuyên tâm với công việc mà mình yêu thích. Đó là bí quyết của thành công. Và đó cũng là bí quyết của hạnh phúc. Phải vậy không?

 (Nếu biết trăm năm là hữu hạnPhạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2020).

Chú thích:  còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Tác giả: Phạm Lữ Ân

Phạm Lữ Ân là bút danh của tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy và nhà báo Phạm Công Luận. Bút danh này được ký tặng trong nhiều cuốn sách đầu tay của Đặng Nguyễn Đông Vy. Cuốn sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn được tác giả viết khi mới 25 tuổi. Cuốn sách này được đông đảo bạn trẻ yêu thích. Bởi nó mang đến sự giải tỏa cho rất nhiều những bận tâm của tuổi trưởng thành về tình yêu, ước mơ, sự nghiệp, vấp váp đầu đời,…

 còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Lựa chọn đáp án đúng: còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Câu 1.

Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?

  1. Văn bản nghị luận bàn về một vấn đề cụ thể.
  2. Văn bản dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc nên tìm một công việc yêu thích để theo đuổi.
  3. Văn bản nghị luận có quan điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
  4. Cả ý a và b.

Câu 2.

Dòng nào nói lên cách giới thiệu luận đề của văn bản Còn thời cưỡi ngựa bắn cung trên?

  1. Luận để thể hiện ở đầu đoạn văn bản, qua hình thức câu hỏi.
  2. Luận đề thể hiện ở nhan đề văn bản, qua hình ảnh ẩn dụ.
  3. Luận đề thể hiện ở đoạn cuối của văn bản, qua hình thức câu hỏi.
  4. Luận để thể hiện ở đầu luận điểm số 1, qua hình thức câu khẳng định.

Câu 3.

Dòng nào nói lên tác dụng của câu in nghiêng mở đầu văn bản?

  1. Giới thiệu hai kiểu người sẽ bàn luận trong văn bản.
  2. Nhấn mạnh về kiểu người sẽ được bàn luận trong văn bản.
  3. Nêu nội dung chính của văn bản.
  4. Làm tiền đề, triển khai nội dung bàn luận.

Câu 4.

Dòng nào nói về đặc điểm hình thức văn bản Còn thời cưỡi ngựa bắn cung?

  1. Tách thành từng đoạn văn, có tiêu đề dưới dạng câu hỏi.
  2. Các luận điểm triển khai linh hoạt.
  3. Các luận điểm triển khai theo quan hệ nguyên nhân-kết quả.
  4. Tách thành từng đoạn văn, có lời giới thiệu cho từng luận điểm.

Câu 5.

Còn thời cưỡi ngựa bắn cung được triển khai theo mô hình nào dưới đây?

  1. Kể chuyện để bàn luận – Luận điểm 1 – Luận điểm 2 – Luận đề.
  2. Luận đề – Kể chuyện để bàn luận – Luận điểm 1 – Luận điểm 2.
  3. Luận đề – Luận điểm 1 – Luận điểm 2 – Luận điểm 3.
  4. Luận điểm 1 – Luận điểm 2 – Luận điểm 3 – Luận đề.

Câu 6.

Những câu hỏi “Cơ sở nào để người ta xếp loại… Hay danh tiếng?” có tác dụng gì?

  1. Nếu các khía cạnh của vấn đề bàn luận (ước mơ và danh tiếng).
  2. Đưa ra các nội dung chính cần bàn luận về nghề nghiệp mỗi người.
  3. Dẫn dắt các khía cạnh bàn luận về ước mơ, danh tiếng.
  4. Chứa đựng luận điểm của toàn đoạn.

Câu 7.

Bằng chứng về người bạn học nước ngoài nhưng trở về mảnh đất quê cha trồng cây ăn trái làm sáng tỏ cho lí lẽ nào dưới đây?

  1. Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang của đời mình.
  2. Có người ước mơ xa… có người ước mơ gần.
  3. Mục tiêu của ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.
  4. Có người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển được đời mình.

Câu 8.

Vì sao tác giả cho rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường cả?

  1. Vì mỗi một con người đều có vai trò và giá trị riêng.
  2. Vì không có nghề nghiệp nào tầm thường cả.
  3. Vì mỗi nghề đều có những đỉnh cao riêng.
  4. Cả ý a và b.

Câu 9.

Những thao tác lập luận nào được sử dụng để làm nổi bật quan điểm khác biệt của mỗi người về danh tiếng trong đoạn sau?

“Đôi khi người ta xem danh tiếng là phần thưởng đáng giá cho công việc. Nhưng cũng có người nói rằng danh tiếng chỉ là món hàng khuyến mãi không mấy hữu dụng khi họ được làm điều họ yêu thích. Và bởi thế, khi rũ bỏ danh tiếng hào quang, quyền lực trở về với cuộc sống “tầm thường, họ chẳng tiếc nuối chi.”

  1. Thao tác chứng minh, giải thích.
  2. Thao tác phân tích, bàn luận.
  3. Thao tác so sánh, chứng minh.
  4. Thao tác giải thích, bàn luận.

Câu 10.

Đoạn từ “Hosokawa Morihiro từng là Thủ tướng Nhật Bản”… đến “được chuyên tâm với công việc mà mình yêu thích” có vai trò gì trong văn bản Còn thời cưỡi ngựa bắn cung?

  1. Là một luận điểm quan trọng làm sáng tỏ luận đề của văn bản khi bàn về ý nghĩa việc chuyên tâm theo đuổi công việc mình yêu thích.
  2. Là một minh chứng cho sự khước từ danh tiếng.
  3. Là một bằng chứng thực tế để tham khảo.
  4. Là một luận điểm/một biểu hiện của người có ước mơ, danh tiếng, góp phần sáng tỏ luận đề của văn bản.

Câu 11.

Nội dung bàn luận của văn bản trên có liên quan đến vấn đề xã hội nào trong cuộc sống đương đại?

  1. Vấn đề ước mơ/danh tiếng với tuổi trẻ.
  2. Theo đuổi đam mê/sở thích của bản thân.
  3. Giá trị khác biệt của mỗi cá nhân trong xã hội.
  4. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 12.

Sự sáng tạo, thuyết phục trong cách bàn luận vấn đề của tác giả thể hiện ở:

  1. Bằng chứng khách quan xác thực, cụ thể.
  2. Phối hợp nhiều thao tác lập luận.
  3. Kể chuyện, dẫn dắt vấn đề tự nhiên, bằng chứng tiêu biểu.
  4. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 13.

Dòng nào nêu đúng mục đích văn bản Còn thời cưỡi ngựa bắn cung?

  1. Để mỗi người biết cách tìm sở thích, ước mơ cho bản thân.
  2. Để mỗi người nhận ra bí quyết để sống thành công và hạnh phúc.
  3. Để phân biệt danh tiếng với giá trị đỉnh cao trong mỗi nghề nghiệp.
  4. Để mọi người học cách tôn trọng công việc/nghề nghiệp của người khác.

 

Trả lời câu hỏi sau: còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Câu 14.

Em có đồng tình với nhận định của tác giả trong văn bản “Điều đáng để chúng ta theo đuổi: được chuyên tâm với công việc mà mình yêu thích” không? Vì sao?

Câu 15.

Tác giả bàn về vấn đề gì trong đoạn sau? Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?

“Oprah Winfrey có nói “Nếu bạn đạt đến danh vọng mà vẫn chưa hiểu được mình là ai, thì chính danh vọng sẽ xác định bạn là ai”. Như vậy, danh vọng là thứ chỉ nên có khi ta hiểu được mình và điều khiển được nó. Điều khiển được nó nghĩa là cầm lên được, đặt xuống cũng được. Bởi danh tiếng có lừng lẫy ra sao, địa vị có cao sang đến thế nào, thì cũng sẽ có lúc ta phải rời yên xuống ngựa. Ai trong chúng ta đủ ngốc nghếch để tin rằng mình có thể giương cung được mãi?”.

Câu 16.

Sau khi đọc xong văn bản trên, em có thêm nhận thức và hành động gì trong việc theo đuổi ước mơ của bản thân?

còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung
còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Gợi ý trả lời còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Lựa chọn đáp án đúng: còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Câu 1. D Cả ý a và b.

Câu 2. C Luận đề thể hiện ở đoạn cuối của văn bản, qua hình thức câu hỏi.

Câu 3. B Nhấn mạnh về kiểu người sẽ được bàn luận trong văn bản.

Câu 4. D Tách thành từng đoạn văn, có lời giới thiệu cho từng luận điểm.\

Câu 5. A Kể chuyện để bàn luận – Luận điểm 1 – Luận điểm 2 – Luận đề.

Câu 6. B Đưa ra các nội dung chính cần bàn luận về nghề nghiệp mỗi người.

Câu 7. D Có người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển được đời mình.

Câu 8. D Cả ý a và b.

Câu 9. C Thao tác so sánh, chứng minh.

Câu 10. A Là một luận điểm quan trọng làm sáng tỏ luận đề của văn bản khi bàn về ý nghĩa việc chuyên tâm theo đuổi công việc mình yêu thích.

Câu 11. D Tất cả các ý kiến trên.

Câu 12. C Kể chuyện, dẫn dắt vấn đề tự nhiên, bằng chứng tiêu biểu.

Câu 13. B Để mỗi người nhận ra bí quyết để sống thành công và hạnh phúc.

còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Trả lời câu hỏi sau: còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; trắc nghiệm còn thời cưỡi ngựa bắn cung ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung đọc hiểu ; còn thời cưỡi ngựa bắn cung trắc nghiệm ; đọc hiểu còn thời cưỡi ngựa bắn cung

Câu 14.

– Học sinh cần nêu ít nhất 2 lý do để thể hiện sự đồng tình và không đồng tình.

– Có thể tham khảo gợi ý sau: Mỗi con người khi theo đuổi, chuyên tâm với công việc/đam mê của mình, sẽ nhận được:

+ Có động lực, mục tiêu phấn đấu để phát triển bản thân.

+ Luôn tìm thấy niềm vui, lạc quan sống – sức mạnh tinh thần nội tại.

+ Có khả năng sáng tạo và tạo giá trị khác biệt.

Câu 15.

– Bàn về vấn đề: Danh vọng là thước đo giá trị thực sự mỗi con người, khi con người làm chủ bản thân, không chạy theo ảo tưởng/vật chất.

– Học sinh thể hiện quan điểm cá nhân (ít nhất đưa ra 2 lý do), dựa trên một số gợi ý sau:

+ Danh vọng là địa vị/vị trí cao được mọi người tôn trọng, vì thế nó luôn đi kèm với năng lực, đạo đức, nhân cách của một con người.

+ Địa vị thì sẽ thay đổi (còn/hết) nhưng nhân cách, phẩm giá của con người cao quý sẽ luôn bất biến, được tôn trọng.

Câu 16.

– Học sinh tự trình bày theo quan điểm cá nhân, dựa trên ý kiến, nhận định của tác giả về vấn đề ước mơ – bí quyết cho sự thành công, hạnh phúc.

+ Nhận thức: Coi trọng mọi công việc trong cuộc sống, sự khác biệt của mỗi cá nhân về ước mơ/sở thích, có ý thức khám phá sở thích, đam mê thực sự của bản thân…

+ Hành động: Chăm chỉ, chuyên tâm học tập, say mê theo đuổi công việc/lĩnh vực mình yêu thích, tiếp xúc với những con người giàu năng lượng, nhiệt huyết…

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *