Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm (17 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

Đọc văn bản sau: Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

BÁN CẦU NÃO PHẢI VÀ THẾ GIỚI PHẲNG

Từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng có một dây thần kinh gọi là đường Mason-Dixon chia não bộ của con người làm hai phần – bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái điều khiển tư duy về trật tự, học hành và phân tích, còn bán cầu não phải điều khiển cách biểu lộ cảm xúc và tư duy tổng hợp của con người […].

Mãi đến thời gian gần đây, bán cầu não trái vẫn còn chi phối khả năng thành công trong học tập, công việc hay kinh doanh của mỗi người. Nó quyết định năng lực tư duy tuyến tính, logic và phân tích của mỗi người. Ngày nay, những năng lực đó vẫn cần thiết, song không còn đủ nữa. Trong một thế giới bị đảo lộn tràn ngập thông tin và đầy rẫy các sự lựa chọn, những khả năng quan trọng nhất gần với các đặc tính của bán cầu não phải hơn – đó là khả năng cảm thụ nghệ thuật, biết cảm thông, có tầm nhìn rộng và khát vọng lớn.

Pink là người có một công việc không thể làm thay bởi máy móc hay cho thuê làm bên ngoài. Ông cho rằng nếu thực sự muốn trở thành một người không ai có thể đụng tới, ta cần phải liên tục phát triển những kỹ năng liên quan tới bán cầu não phải […]. Trong thế kỷ trước, máy móc đã thay thế sức người. Trong thế kỷ này, đến lượt công nghệ đang thay thế bán cầu não trái của con người. Công nghệ có thể thực hiện các công việc tính toán, phân tích và sắp xếp một cách hiệu quả, nhanh chóng và chính xác hơn cả những người có chỉ số IQ cao nhất. Hãy thử hỏi vua cờ Garry Kasparov, người vừa đánh cờ với máy tính bị bại, bạn sẽ hiểu điều đó.

Để thành công trong thời đại ngày nay, chúng ta cần phải bổ sung cho mình những kiến thức cao sâu về công nghệ bằng khả năng “suy tưởng cao” và “mẫn cảm cao”. Suy tưởng cao có nghĩa là khả năng tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ và xúc cảm, phát hiện ra những hình mẫu và cơ hội, diễn đạt một cách hấp dẫn và sáng tạo ra những thứ mà chưa ai nghĩ ra. Mẫn cảm cao là khả năng đồng cảm, thấu hiểu những điều tế nhị trong giao tiếp giữa người với người, tìm được niềm vui trong mình và khơi dậy niềm vui trong người khác, và biết vượt qua những chuyện thường nhật để tìm cho mình mục đích và ý nghĩa của cuộc sống.

Không dễ gì phát triển được khả năng suy tưởng cao và mẫn cảm cao. Song bạn đừng sợ, hay chí ít cũng đừng quá sợ. Ngày nay, những khả năng quan trọng nhất đều là những thuộc tính của con người. Rốt cuộc, xưa kia tổ tiên của chúng ta ăn lông ở lỗ đâu có biết dùng máy tính hay làm việc giải mã. Song họ biết cách kể chuyện, biểu lộ sự đồng cảm và có óc sáng tạo. Đây đều là những khả năng thuộc tính của con người. Sống trong kỷ nguyên thông tin mới được vài thế hệ khả năng suy tưởng cao và mẫn cảm cao của chúng ta đã dần bị mai một. Vấn đề là phải phục hồi những khả năng ấy.

Song bạn cần làm gì để mài giũa những kỹ năng liên quan đến bán cầu não phải? Để não phải phát triển, bạn cần làm những việc mà mình yêu thích bởi khi đó bạn sẽ cống hiến cho việc mình làm những giá trị vô hình xuất phát từ não phải của mình – đó là điều không dễ bị bắt chước, tự động hóa hay cho thuê làm bên ngoài. Như Pink đã nói: “Những khả năng quan trọng nhất hiện nay chính là khả năng làm những việc xuất phát từ động lực nội tại của mỗi người. Không có nhiều người trở thành kế toán xuất phát từ động lực nội tại. Song động lực nội tại chính là điều thúc đẩy con người sáng tạo và đồng cảm, khiến người ta trở thành nhà thiết kế, người kể chuyện hay nhà tư vấn […]. Nói một cách khác, khoảng cách giữa những việc mà ta làm vì yêu thích với những việc ta làm để kiếm sống ngày càng thu hẹp”.

Do đó, Pink chốt lại rằng, khi bạn nghe cha mẹ mình hay người dẫn chương trình trong buổi lễ tốt nghiệp đại học của bạn khuyên “hãy làm điều gì mình thích”, thì điều đó không có nghĩa là họ đang cưng chiều bạn đâu. Trái lại, họ đang chỉ cho bạn chiến lược sinh tồn đấy.

(Trích Thế giới Phẳng, Thomas L.Friedman, NXB Trẻ, 2019, trang 366-369).

Chú thích: Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

Tác giả Thomas L.Friedman và “Thế giới phẳng”

Thế giới phẳng (tiếng Anh: The World is Flat) là một tác phẩm của Thomas Friedman, một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hoá rất thành công: Nóng, Phẳng, Chật, Từ Beirut đến Jerusalem, Chiếc Lexus và cây ôliu, Từng là bá chủ. Năm 2005, cuốn sách này được trao giải thưởng Cuốn sách hay nhất năm.

 

Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng: Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

Câu 1.

Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?

  1. Văn bản nghị luận bàn về một vấn đề cụ thể.
  2. Văn bản dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc muốn thích ứng với thế giới phẳng nên phát triển kỹ năng của bán cầu não phải.
  3. Văn bản nghị luận có quan điểm, lập luận và dẫn chứng.
  4. Cả ý a và b.

Câu 2.

Dòng nào là đặc điểm hình thức văn bản Bán cầu não phải và Thế giới phẳng?

  1. Tách thành từng đoạn văn, có tiêu đề dưới dạng câu hỏi.
  2. Các luận điểm triển khai linh hoạt.
  3. Các luận điểm triển khai theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.
  4. Tách thành từng đoạn văn, có lời giới thiệu cho từng luận điểm.

Câu 3.

Dòng nào nói lên cách giới thiệu luận đề của văn bản Bán cầu não phải và Thế giới phẳng?

  1. Luận đề thể hiện ở câu cuối văn bản, qua hình thức câu khẳng định.
  2. Luận đề thể hiện ở nhan đề văn bản, qua hình ảnh ẩn dụ.
  3. Luận đề thể hiện ở đoạn cuối luận điểm 1, qua hình thức câu khẳng định.
  4. Luận đề thể hiện ở đầu luận điểm số 3, qua hình thức câu hỏi.

Câu 4.

Văn bản Bán cầu não và Thế giới phẳng được triển khai theo mô hình nào dưới đây?

  1. Kể chuyện – Luận điểm 1 – Luận điểm 2 – Luận điểm 3 – Luận đề.
  2. Trích dẫn thông tin – Luận đề – Luận điểm 1,2,3 – Đánh giá luận đề.
  3. Luận đề – Luận điểm 1 – Kể chuyện – Luận điểm 2 – Luận điểm 3.
  4. Luận điểm 1 – Luận điểm 2 – Luận điểm 3 – Luận đề.

Câu 5.

Dòng nào nói lên tác dụng của các thông tin phần mở đầu văn bản?

“Từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng có một dây thần kinh gọi là đường Mason-Dixon chia não bộ của con người làm hai phần – bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái điều khiển tư duy về trật tự, học hành và phân tích, còn bán cầu não phải điều khiển cách biểu lộ cảm xúc và tư duy tổng hợp của con người.”

  1. Giới thiệu nội dung bàn luận trong văn bản.
  2. Dẫn thông tin xác thực làm tiền đề cho lập luận.
  3. Trích dẫn thông tin khoa học làm cơ sở để nêu vấn đề bàn luận.
  4. Làm tiền đề, triển khai nội dung bàn luận.

Câu 6.

Những khả năng quan trọng, cần thiết nhất của con người trong thế giới phẳng:

  1. Khả năng tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ và xúc cảm.
  2. Cảm thụ nghệ thuật, biết cảm thông, có tầm nhìn rộng và khát vọng lớn.
  3. Tìm được niềm vui, ý nghĩa cuộc sống, khơi dậy niềm vui cho người khác.
  4. Khả năng cảm nhận được vẻ đẹp, có óc sáng tạo, thấu hiểu và đồng cảm.

Câu 7.

Bằng chứng về công việc của Pink không thể làm thay làm sáng tỏ cho lí lẽ nào dưới đây?

  1. Thế kỷ này, đến lượt công nghệ đang thay thế bán cầu não trái của con người.
  2. Trong thế kỷ trước, máy móc đã thay thế cho con người.
  3. Muốn trở thành người không ai có thể đụng tới, ta cần phát triển những kỹ năng liên quan đến bán cầu não phải.
  4. Cả a và b.

Câu 8.

Vì sao tác giả cho rằng để thành công trong thời đại ngày nay mỗi người cần có khả năng “suy tưởng” và “mẫn cảm cao”?

  1. Vì con người cần phát triển khả năng sáng tạo, sự thấu cảm (thuộc bán cầu não phải) trước thách thức của công nghệ (đã thay thế bán cầu não trái).
  2. Vì bán cầu não trái của con người đã bị công nghệ thay thế.
  3. Vì khả năng suy tưởng và mẫn cảm là biểu hiện quan trọng của loài người.
  4. Cả ý a và b.

Câu 9.

Những thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn văn sau ?

Từ “Để thành công trong thời đại ngày nay… đến phục hồi những khả năng ấy”.

  1. Thao tác chứng minh, giải thích.
  2. Thao tác phân tích, bàn luận.
  3. Thao tác so sánh, chứng minh.
  4. Thao tác giải thích, bác bỏ.

Câu 10.

Đoạn từ “Song bạn cần làm gì… đến việc ta làm để kiếm sống” có vai trò gì trong văn bản Bán cầu não và Thế giới phẳng?

  1. Là một luận điểm quan trọng làm sáng tỏ luận đề của văn bản khi bàn về giá trị vô hình của bán cầu não phải với công việc yêu thích của mỗi người.
  2. Là một minh chứng cho vai trò quan trọng của niềm yêu thích công việc.
  3. Là một luận điểm quan trọng làm sáng tỏ luận đề của văn bản khi lý giải mối quan hệ giữa giá trị vô hình của bán cầu não phải với sự cống hiến.
  4. Là một luận điểm/một biểu hiện của người biết phát huy bán cầu não phải.

Câu 11.

Dòng nào không nêu nội dung bàn luận từ văn bản với các vấn đề xã hội trong cuộc sống đương đại?

  1. Sự thay thế của công nghệ với khả năng tính toán, phân tích của con người. .
  2. Bí quyết thành công của con người trong thế giới phẳng
  3. Phát triển khả năng sáng tạo và thấu cảm.
  4. Đặc điểm của hai bán cầu não trong con người.

Câu 12.

Sự sáng tạo, thuyết phục trong cách bàn luận vấn đề của tác giả thể hiện:

  1. Bằng chứng khách quan xác thực, cụ thể.
  2. Phối hợp nhiều thao tác lập luận.
  3. Kết nối thông tin khoa học xác thực, bằng chứng tiêu biểu.
  4. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 13.

Dòng nào không nêu đúng mục đích văn bản Bán cầu não và Thế giới phẳng…?

  1. Để mỗi người biết cách tìm sở thích, ước mơ cho bản thân.
  2. Để mỗi người nhận ra bí quyết để sống thành công và hạnh phúc.
  3. Để phân biệt danh tiếng với giá trị đỉnh cao trong mỗi nghề nghiệp.
  4. Để mọi người học cách tôn trọng công việc/nghề nghiệp của người khác.

 

Trả lời câu hỏi sau: Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

Câu 14.

Em có đồng tình với ý kiến của tác giả “Ngày nay, những khả năng quan trọng nhất đều là những thuộc tính của con người” không? Vì sao?

Câu 15.

Vì sao để thành công trong thời đại ngày nay cần thu hẹp “khoảng cách giữa những việc ta làm vì yêu thích với những việc ta làm để kiếm sống”?

Câu 16.

Sau khi đọc xong văn bản trên, em có thêm nhận thức và hành động gì trong việc phát triển năng lực bản thân trong thời 4.0 hiện nay?

Câu 17.

Đọc hai ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a, b.

Văn bản 1

Leonardo da Vinci là “một thiên tài rất con người”, theo nghiên cứu của Walter Isaacson, Đại học Tulane và CEO Viện Aspen. Họa sĩ kiêm nhà sáng tạo nổi tiếng lịch sử không có trí tuệ siêu việt. Hơn 7.000 trang ghi chép của Leonardo vẫn được lưu giữ cho đến này nay. Khả năng xóa nhòa ranh giới giữa hiện thực với trí tưởng tượng cũng chính là chìa khóa cho khả năng sáng tạo thiên tài của Leonardo. Phẩm chất nổi trội nhất ở danh họa thời kỳ Phục hưng châu Âu chính là óc tò mò. Ông muốn tìm hiểu về mọi thứ với tất cả niềm đam mê, đôi khi gần như ám ảnh. Trí tò mò của ông như một đứa trẻ, không bị trói buộc bởi ranh giới giữa các lĩnh vực nghiên cứu.

Bài học hay nhất từ danh họa Leonardo da Vinci là không theo đuổi một công việc tốt hơn mà cần hướng đến mục tiêu sống một cuộc đời thú vị hơn nếu muốn nuôi dưỡng sáng tạo.

(Sưu tầm từ Internet)

Văn bản 2

Sáng tạo là công việc không khó

  1. Cho phép bản thân thử những điều mới lạ
  2. Suy nghĩ về việc thay đổi thói quen hàng ngày của bạn
  3. Sử dụng kỹ thuật Brainstorming để tạo ra ý tưởng
  4. Daydream hoặc Journal
  5. Tham gia khóa học về những điều bạn đam mê
  6. Đọc thêm nhiều và mở rộng danh sách hơn nữa
  7. Thử các gợi ý sáng tạo
  8. Khơi gợi sự tò mò của đứa trẻ bên trong của bạn
  9. Luôn lưu giữ một sổ ghi chép Doodle trong túi của bạn
  10. Tạo ra nhiều ý tưởng hơn với kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy
  11. Kết nối với cộng đồng những người sáng tạo
  12. Nghe nhạc để khởi động sự sáng tạo của bạn
  13. Dành thời gian để hòa mình vào thiên nhiên
  14. Hãy để tâm trí của bạn thư giãn và đi lang thang trong khi thiền định
  15. Du lịch để khơi dậy trí tưởng tượng của bạn
  16. Tiếp tục động lực để sáng tạo hơn

(Sưu tầm từ internet)

Xác định điểm chung của hai văn bản, mục đích của từng văn bản và đặt tên cho chúng.

Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm
Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

Gợi ý trả lời Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. D . Cả ý a và b.

Câu 2. C Các luận điểm triển khai theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Câu 3. B Luận đề thể hiện ở nhan đề văn bản, qua hình ảnh ẩn dụ.

Câu 4. D Luận điểm 1 – Luận điểm 2 – Luận điểm 3 – Luận đề.

Câu 5. A Giới thiệu nội dung bàn luận trong văn bản.

Câu 6. B Cảm thụ nghệ thuật, biết cảm thông, có tầm nhìn rộng và khát vọng lớn.

Câu 7. D Cả a và b.

Câu 8. D Cả ý a và b.

Câu 9. C Thao tác so sánh, chứng minh.

Câu 10. A Là một luận điểm quan trọng làm sáng tỏ luận đề của văn bản khi bàn về giá trị vô hình của bán cầu não phải với công việc yêu thích của mỗi người.

Câu 11. D Đặc điểm của hai bán cầu não trong con người.

Câu 12. C  Kết nối thông tin khoa học xác thực, bằng chứng tiêu biểu.

Câu 13. B . Để mỗi người nhận ra bí quyết để sống thành công và hạnh phúc.

Thế giới phẳng ; đọc hiểu thế giới phẳng ; trắc nghiệm thế giới phẳng ; Thế giới phẳng đọc hiểu ; thế giới phẳng trắc nghiệm

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 14.

– Học sinh có thể tham khảo gợi ý sau:

+ Những thuộc tính quan trọng của con người, được lưu truyền các thế hệ thường là những đặc điểm giúp con người sinh tồn và phát triển.

+ Ngày nay, khi công nghệ có thể thay thế con người ở kỹ năng tư duy tuyến tính, phân tích logic thì con người cần phát triển các kỹ năng về nghệ thuật, sáng tạo và truyền cảm hứng.

+ Những kỹ năng này vốn là bản năng trong mỗi con người, do sự phát triển quá nhanh của công nghệ, con người bị lệ thuộc, kém sáng tạo.

Câu 15.

– Vì khi làm những việc yêu thích, sẽ có được: sự đam mê, cống hiến, sự sáng tạo, xúc cảm kết nối với những người xung quanh… Thứ mà công nghệ, máy móc không thể sao chép, bắt chước được.

– Từ động lực nội tại tinh thần đó cùng với sự thấu hiểu, khơi dậy niềm tin, ý nghĩa cuộc sống cho người khác, công việc ta làm sẽ có nhiều thuận lợi, phát triển hơn.

– Nếu ta được làm công việc yêu thích như một nghề nghiệp chính như thế thì là nền tảng của sự thành công, hạnh phúc.

Câu 16.

– Học sinh có thể chia sẻ theo quan điểm cá nhân, dựa vào những nội dung bàn luận ở trên.

– Có thể tham khảo một số gợi ý sau:

+ Về nhận thức: có ý thức nuôi dưỡng cảm xúc, phát hiện vẻ đẹp của tự nhiên, cuộc sống, tự tìm hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân,…

+ Về hành động: Xây dựng mối quan hệ chan hòa, quan tâm tới mọi người, tìm niềm vui, ý nghĩa trong học tập, phấn đấu theo đuổi đam mê,…

Câu 17.

a. Điểm chung của từng văn bản: Đều nói về việc hình thành sự sáng tạo của con người.

Mục đích từng văn bản:

+ Văn bản 1: Nếu cách nuôi dưỡng sự sáng tạo của danh họa, nhà phát minh, danh nhân Leonardoda Vinci, từ đó, gợi ý bài học sống/làm việc để tìm sự sáng tạo cho mỗi người.

+ Văn bản 2: Gợi ý một số hoạt động thực hành, nuôi dưỡng sự sáng tạo cho con người.

b. Dựa trên nội dung gợi ý ở câu (a), học sinh tự đặt tên nhan đề văn bản:

Văn bản 1: Giải mã cách nuôi dưỡng sáng tạo của Leonardo da Vinci, Bí quyết thiên tài Leonardo da Vinci; …

Văn bản 2: Tuyệt chiêu ươm mầm sáng tạo, Bí quyết nuôi dưỡng sáng tạo,…

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *