Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Đọc lại bài thơ rằm tháng giêng (Cao Năm) ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng (11 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Đọc văn bản sau: đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

ĐỌC LẠI BÀI THƠ “RẰM THÁNG RIÊNG”

(Cao Năm)

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Hồ Chí Minh, năm 1948)

Ra đời đã hơn nửa thế kỷ, bài thơ “Rằm tháng Giêng” (Nguyên tiêu) của nhà thơ lớn Hồ Chí Minh vẫn không ngừng được các nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học và người yêu thơ tìm hiểu. Giống như “ngọc càng soi càng tỏ”, qua thử thách thời gian, “Rằm tháng Giêng” càng lồng lộng trăng soi. Nhất là từ năm 2002, Hội Nhà văn Việt Nam lấy ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm làm “Ngày Thơ Việt Nam” thì người yêu thơ càng có dịp hiểu thêm về bài thơ nổi tiếng của Bác Hồ viết đúng tiết rằm tháng giêng năm Mậu Tý-1948, cách đây 65 xuân.

Bài thơ viết bằng chữ Hán, có bốn câu, nhưng có thể nói mỗi câu là một nét khắc hoạ tinh tế cảnh sắc thiên nhiên và cảm xúc của con người trước thiên nhiên kỳ vĩ. Trong cái khung cảnh đêm thanh vắng, nhà thơ Hồ Chí Minh cùng những người đồng sự ngồi thuyền trên dòng sông để họp bàn về một vấn đề quân cơ. Hơn nữa, đêm trăng ấy lại là trăng rằm, và trăng rằm mười sáu bao giờ cũng được coi là đêm trăng đẹp nhất trong tháng. Cũng lại hơn thế, tháng ấy không phải là tháng bình thường, mà là tháng Giêng, mở đầu mười hai tháng trong năm. Mà tháng Giêng cũng có nghĩa là mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong bốn mùa, mùa của vạn vật xanh tươi, cây cối đâm bông, sinh thành và phát triển. Một đêm trăng đẹp nhất trong tháng, một tháng đẹp nhất trong năm, và có lẽ cuộc họp ấy cũng là cuộc họp đầu tiên trong năm mới Mậu Tý-1948 của Bác Hồ bàn về công tác quân sự, nên được chọn trong đêm rằm đầu tiên của năm mới, mà theo tập quán người Việt Nam thì rằm tháng Giêng linh thiêng không kém Tết Nguyên đán, “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” là câu cửa miệng cha ông nhắc cháu con.

Mở đầu là đêm rằm tháng Giêng, đọc qua ngỡ như định thời gian, khung cảnh đêm trăng; nhưng đọc kỹ đã thấy cái “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” kia rồi. Nếu có dịp đọc bản chữ Hán chúng ta thấy, chỉ với ba chữ “nguyệt chính viên”, Bác Hồ đã đặc tả tận cùng cái đẹp của vầng trăng rằm tháng Giêng “lồng lộng trăng soi” vừa cao vời, vừa lộng lẫy, và như thế cái sức soi tỏ của ánh trăng mới mênh mông làm sao. Nhưng chỉ có thế vẫn chưa nói được gì nhiều về mùa xuân, tiết xuân. Phải đến câu tiếp theo: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”, thì mới như hiển hiện ra trước mắt người đọc một cảnh xuân lộng lẫy nhường nào. Nhà thơ không chỉ tả tiết xuân đến khắp muôn nơi một cách thông thường, mà khắc hoạ cái xuân sắc ấy rõ nét đến từng đường viền chi tiết. Trong thơ ca nhiều người cũng nói đến “sông xuân”, “trời xuân”, nhưng “nước xuân” thì có lẽ chỉ đến bài thơ “Rằm tháng Giêng” mới gặp lần đầu. Xuân sang mà đến cả màu nước sông cũng nhuốm màu xuân xanh thì đúng là phải có một tâm hồn thi sĩ đến nhường nào mới nhìn cảnh vật một cách thi vị đến thế. Trên dòng sông xuân đẹp đến như thế, con thuyền của Bác neo đậu giữa dòng sông “sâu nơi khói sóng” để họp bàn một việc quan trọng vào bậc nhất hồi bấy giờ: quân sự. Ngay từ câu mở đầu: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” đến câu kết: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” đều toát lên chất hào sảng, phấn chấn đến đắm say lòng người. Và như thế, dù là đang bàn một việc quan trọng như việc quân sự, thì trong ánh trăng rằm trinh nguyên giữa đêm xuân trải khắp đất trời, chỉ làm tăng thêm phấn khích, hào hứng, bớt đi cái căng thẳng, mệt mỏi trong suy tư, họp bàn.

Đọc bài “Rằm tháng Giêng”, một lần nữa chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước ở Bác Hồ thật mênh mông, sâu nặng. Nhất là khi đọc tới câu: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”, gợi người đọc bao sự liên tưởng về ánh trăng ngân, hay chính lòng người cũng ngân lên, reo lên niềm sướng vui, tin tưởng trước thiên nhiên tươi đẹp nhường kia, trước thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ đang chuyển nhanh sang giai đoạn mới.

(baobacgiang.com.vn)

 đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Lựa chọn đáp án đúng: đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Câu 1.

Luận đề văn bản là gì, ở vị trí nào của văn bản?

  1. Đọc lại bài thơ “Rằm tháng Giêng”, ở nhan đề văn bản.
  2. Qua thử thách thời gian, “Rằm tháng Giêng” càng lồng lộng trăng soi, ở phần đầu văn bản.
  3. Thơ Rằm tháng Giêng, được suy luận từ toàn bộ văn bản.
  4. Vầng trăng rằm tháng Giêng “lồng lộng trăng soi”, ở đầu luận điểm 2.

Câu 2.

Nhan đề Đọc lại bài thơ “Rằm tháng Giêng” đã cung cấp cho độc giả những thông tin gì?

  1. Phạm vi bàn luận của văn bản.
  2. Quan điểm của người viết.
  3. Đối tượng, phạm vi bàn luận của văn bản.
  4. Nội dung sẽ triển khai trong bài viết.

Câu 3.

Dòng nào không nói lên luận điểm của văn bản Đọc lại bài thơ “Rằm tháng Giêng”?

  1. “Rằm tháng Giêng”, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước ở Bác Hồ thật mênh mông, sâu nặng.
  2. Một đêm trăng đẹp nhất trong tháng, một tháng đẹp nhất trong năm.
  3. Mỗi câu là một nét khắc hoạ tinh tế cảnh sắc thiên nhiên và cảm xúc của con người.
  4. Đọc kĩ đã thấy cái “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” kia rồi.

Câu 4.

Hai câu sau đây trong luận điểm một làm sáng rõ nội dung nào?

“Cũng lại hơn thế, tháng ấy không phải là tháng bình thường, mà là tháng Giêng, mở đầu mười hai tháng trong năm. Mà tháng Giêng cũng có nghĩa là mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong bốn mùa, mùa của vạn vật xanh tươi, cây cối đâm bông, sinh thành và phát triển.”

  1. Một nét khắc hoạ tinh tế cảnh sắc thiên nhiên.
  2. Một nét khắc hoạ cảm xúc của con người.
  3. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước ở Bác Hồ.
  4. Hiển hiện ra trước mắt người đọc một cảnh xuân lộng lẫy nhường nào.

Câu 5.

Phải đến câu tiếp theo: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”, thì mới như hiển hiện ra trước mắt người đọc một cảnh xuân lộng lẫy nhường nào: làm sáng rõ luận điểm nào?

  1. “Rằm tháng Giêng”, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước ở Bác Hồ thật mênh mông, sâu nặng.
  2. Một đêm trăng đẹp nhất trong tháng, một tháng đẹp nhất trong năm.
  3. Mỗi câu là một nét khắc hoạ tinh tế cảnh sắc thiên nhiên và cảm xúc của con người.
  4. Đọc kĩ đã thấy cái “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” kia rồi.

Câu 6.

Giống như “ngọc càng soi càng tỏ”, qua thử thách thời gian, “Rằm tháng Giêng” càng lồng lộng trăng soi là bằng chứng khách quan, đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 7.

Ngay từ câu mở đầu: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” đến câu kết: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” đều toát lên chất hào sảng, phấn chấn đến đắm say lòng người. Đánh giá về:

  1. Nội dung của tác phẩm.
  2. Nghệ thuật của tác phẩm.
  3. Tư tưởng của tác phẩm.
  4. Cảm xúc của tác phẩm.

Câu 8.

Đoạn văn bản sau đã gợi ra những vấn đề gì của xã hội đương đại?

Và như thế, dù là đang bàn một việc quan trọng như việc quân sự, thì trong ánh trăng rằm trinh nguyên giữa đêm xuân trải khắp đất trời, chỉ làm tăng thêm phấn khích, hào hứng, bớt đi cái căng thẳng, mệt mỏi trong suy tư, họp bàn.

  1. Con người sống hòa hợp với thiên nhiên luôn phấn khích, hào hứng.
  2. Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên làm giàu có đời sống tinh thần.
  3. Thưởng trăng là thú tao nhã của con người.
  4. Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên giảm căng thẳng mệt mỏi.

 

Trả lời câu hỏi sau: đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Câu 9.

Phân tích mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề (Đọc đoạn văn bản từ Mở đầu là đêm rằm tháng Giêng … đến trong suy tư, họp bàn để điền bảng)

Các yếu tố Biểu hiện trong đoạn (ngắn gọn, tiêu biểu)
Lí lẽ  
Bằng chứng  
Phát hiện đặc sắc của tác giả  
Vai trò của đoạn văn đối với luận điểm và luận đề  

 

Câu 10.

Điền thông tin vào bảng cho hợp lí:

Các yếu tố Biểu hiện trong văn bản (tiêu biểu)
Bằng chứng khách quan  
Đánh giá chủ quan  
Mối quan hệ giữa bằng chứng khách quan và chủ quan  

Câu 11.

Em có đồng ý với đánh giá của tác giả về bài thơ Rằm tháng Giêng (Đọc bài “Rằm tháng Giêng”, một lần nữa chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước ở Bác Hồ thật mênh mông, sâu nặng) không? Vì sao?

 

đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng
đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Gợi ý trả lời đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Lựa chọn đáp án đúng: đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Câu 1. B Qua thử thách thời gian, “Rằm tháng Giêng” càng lồng lộng trăng soi, ở phần đầu văn bản.

Câu 2. C  Đối tượng, phạm vi bàn luận của văn bản.

Câu 3. B Một đêm trăng đẹp nhất trong tháng, một tháng đẹp nhất trong năm.

Câu 4. A Một nét khắc hoạ tinh tế cảnh sắc thiên nhiên.

Câu 5. D Đọc kĩ đã thấy cái “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” kia rồi.

Câu 6. B Sai.

Câu 7. D Cảm xúc của tác phẩm.

Câu 8. A Con người sống hòa hợp với thiên nhiên luôn phấn khích, hào hứng.

 đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Trả lời câu hỏi sau: đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; trắc nghiệm đọc lại bài thơ rằm tháng giêng ; đọc hiểu đọc lại bài thơ rằm tháng giêng

Câu 9.

Các yếu tố Biểu hiện trong đoạn (ngắn gọn, tiêu biểu)
Lí lẽ Nhà thơ không chỉ tả tiết xuân đến khắp muôn nơi một cách thông thường, mà khắc hoạ cái xuân sắc ấy rõ nét đến từng đường viền chi tiết. Trong thơ ca nhiều người cũng nói đến “sông xuân”, “trời xuân”, nhưng “nước xuân” thì có lẽ chỉ đến bài thơ “Rằm tháng Giêng” mới gặp lần đầu.
Bằng chứng Ngay từ câu mở đầu: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” đến câu kết: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” đều toát lên chất hào sảng, phấn chấn.
Phát hiện đặc sắc của tác giả Xuân sang mà đến cả màu nước sông cũng nhuốm màu xuân xanh thì đúng là phải có một tâm hồn thi sĩ đến nhường nào mới nhìn cảnh vật một cách thi vị đến thế.
Vai trò của đoạn văn đối với luận điểm và luận đề Làm sáng lên:

– Luận điểm: cái “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”

– Luận đề: Qua thử thách thời gian, “Rằm tháng Giếng” càng lồng lộng trăng soi.

 

Câu 10.

Các yếu tố Biểu hiện trong văn bản (tiêu biểu)
Bằng chứng khách quan Bác Hồ đã đặc tả tận cùng cái đẹp của vầng trăng rằm tháng Giêng “lồng lộng trăng soi” vừa cao vời, vừa lộng lẫy, và như thế cái sức soi tỏ của ánh trăng mới mênh mông làm sao.
Đánh giá chủ quan Và như thế, dù là đang bàn một việc quan trọng như việc quân sự, thì trong ánh trăng rằm trinh nguyên giữa đêm xuân trải khắp đất trời, chỉ làm tăng thêm phấn khích, hào hứng, bớt đi cái căng thẳng, mệt mỏi trong suy tư, họp bàn.
Mối quan hệ giữa bằng chứng khách quan và chủ quan Cùng nói về giá trị bài thơ Rằm tháng Giêng. Đều nhằm mục đích làm sáng tỏ luận đề: Qua thử thách thời gian, “Rằm tháng Giêng” càng lồng chi tinh thành lộng trăng soi.

 

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *