Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc (12 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

 Đề: phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

Đọc hiểu: 6,0 điểm  phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

Đọc văn bản sau:  phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

PHIM MẮT BIẾC

Mắt biếc (tựa tiếng Anh: Dreamy Eyes) là phim điện ảnh chính kịch lãng mạn của Việt Nam năm 2019 do Victor Vũ đạo diễn, kiêm đảm nhiệm phần kịch bản cùng với nhóm biên kịch A Type Machine. Đây là phiên bản chuyển thể điện ảnh từ tiểu thuyết cùng tên phát hành năm 1990 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đồng thời cũng là phim điện ảnh thứ hai của Victor Vũ chuyển thể dựa trên tác phẩm của nhà văn sau thành công của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015). Tác phẩm do hai hãng Galaxy Media & Entertainment và November Films hợp tác sản xuất, với sự tham gia của dàn diễn viên gồm Trần Nghĩa, Trúc Anh, Trần Phong, Khánh Vân và Thảo Tâm. Nội dung của phim đi qua từng bước trưởng thành của Ngạn cùng mối tình đơn phương của cậu với Hà Lan – cô bạn thân xinh đẹp sở hữu đôi “mắt biếc”.

phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc
phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

Mắt biếc xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với Hà Lan, cô bạn gái có cặp mắt hút hồn nhưng cá tính bướng bỉnh. Một chuyện tình nhiều cung bậc, từ ngộ nghĩnh trẻ con, rồi tình yêu thuở học trò trong sáng, trải qua bao biến cố, trở thành một cuộc “đuổi hình bắt bóng” buồn da diết nhưng không nguôi hy vọng. Câu chuyện càng trở nên éo le hơn khi Trà Long – con gái của Hà Lan lớn lên lại nhen nhóm một tình yêu như thế với Ngạn.

Phim lấy bối cảnh ở thập niên 1960 và 1970. Nhân vật chính là Ngạn, cậu bé sinh ra và lớn lên tại ngôi làng Đo Đo, tỉnh Quảng Nam (cũng là nguyên quán của tác giả Nguyễn Nhật Ánh). Cậu yêu mến cô bạn tên Hà Lan, người có đôi mắt đẹp tuyệt trần mà Ngạn tự gọi là “mắt biếc”. Cả hai cùng trải qua biết bao nhiêu kỷ niệm tại làng quê nghèo này, dần dần trong Ngạn nảy sinh một tình yêu thầm lặng dành cho Hà Lan. Khi lớn lên, cả hai đều đi học trên thành phố Huế. Hà Lan ở chung nhà với người cô trong khi Ngạn ở chung nhà với cậu Huấn.

Cậu Huấn có một người con trai tên Dũng, là anh họ của Ngạn. Tuy là con nhà giàu, sành điệu và giỏi võ, nhưng Dũng không phải là người đàng hoàng. Một lần Hà Lan qua tìm Ngạn để mượn sách, Dũng đã để ý Hà Lan và từ đó tìm cách tán tỉnh cô, điều này làm Ngạn thấy khó chịu. Không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của chốn thành thị xa hoa nên Hà Lan đã ngã vào vòng tay Dũng. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau khổ, Hà Lan tìm đến tâm sự với Ngạn. Hà Lan như vậy càng khiến Ngạn đau lòng hơn vì điều anh cần chỉ là thấy cô được hạnh phúc. Có lần Ngạn xảy ra ẩu đả với Dũng để rồi bị đánh tơi tả.

Hà Lan mang thai nên phải nghỉ học và dọn đến khu phố khác. Ngạn biết chuyện nên thường đến chăm sóc cô. Trong khi Ngạn luôn bên cạnh chăm sóc Hà Lan thì Dũng đã cưới một cô gái khác tên Bích Hoàng. Hà Lan sinh ra một đứa con gái, đặt tên là Trà Long và gửi về quê cho bà ngoại nuôi. Cuối cùng Ngạn cũng tốt nghiệp, anh trở thành thầy giáo và trở về làng Đo Đo dạy học. Còn Hà Lan mở một tiệm may trên thành phố, cô luôn bận rộn với công việc, hiếm khi có thời gian về thăm. Một cô gái tên Hồng đem lòng yêu Ngạn từ thời đi học, cô cũng về làng Đo Đo dạy học để được ở gần bên anh, tuy nhiên Ngạn chỉ một lòng yêu Hà Lan.

Ngạn đã chăm lo cho Trà Long suốt mười mấy năm, từ lúc cô bé còn nhỏ cho đến khi trở thành thiếu nữ đi học trên thành phố Huế. Trà Long như một bản sao của Hà Lan, làm Ngạn cảm thấy như được sống lại một thời ký ức ngày xưa. Biết rằng Ngạn sẽ không bao giờ yêu mình, Hồng đau khổ dọn vào Sài Gòn sống. Trà Long bắt đầu yêu Ngạn, điều này làm anh bất ngờ. Để tránh mọi chuyện tồi tệ hơn, Ngạn quyết định bỏ đi thật xa. Hai mẹ con Hà Lan đều sốc khi biết Ngạn ra đi. Sau một hồi tâm sự với Trà Long, Hà Lan hiểu rằng cô không nên bỏ lỡ một người yêu mình thật lòng. Hà Lan chạy ra nhà ga để giữ Ngạn lại, nhưng cô không đuổi kịp chiếc xe lửa. Hà Lan đã khóc, và ở trên xe lửa, Ngạn cũng khóc.

Dàn diễn viên phim Mắt biếc:

– Trần Nghĩa vai Ngạn: Chàng trai sinh ra và lớn lên ở làng Đo Đo, mang dáng vẻ thư sinh cùng tâm hồn nghệ sĩ. Ngạn yêu nhất hai điều trong đời mình: ngôi làng Đo Đo và Hà Lan.

– Trúc Anh vai Hà Lan: Cô gái mà Ngạn phải lòng cô từ thuở nhỏ, nhưng khác với Ngạn, Hà Lan luôn muốn thoát khỏi ngôi làng nhỏ bé, lạc hậu của cô để theo đuổi khát khao đối với thế giới hiện đại.

– Trần Phong vai Dũng: Người mà Hà Lan phải lòng khi lên thành phố đi học.

– Khánh Vân vai Trà Long: Con gái của Hà Lan và Dũng. Phải xa Hà Lan từ nhỏ, Trà Long lớn lên trong vòng tay che chở của Ngạn nên khác với mẹ mình, cô luôn cảm mến và ngưỡng mộ Ngạn.

– Thảo Tâm vai Hồng: Bạn của Ngạn và Hà Lan lúc nhỏ, đơn phương yêu Ngạn dù biết Ngạn yêu Hà Lan và luôn trở thành “bình phong” trong những tình huống Ngạn đi theo dõi Hà Lan. Đây là nhân vật duy nhất được thêm vào phim và không có trong nguyên tác của truyện.

– Ngoài ra, phim còn có sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên phụ gồm Hữu Luân trong vai Cậu Huấn, Khánh Huyền vai Cô của Hà Lan, Huỳnh Mai Cát Tiên vai Bích Hoàng, Ngọc Thảo vai Ba của Ngạn, Thanh Hiền vai Bà nội của Ngạn, Xuân Phúc vai Linh, và Phan Bảo Tiên vai Trà Long lúc nhỏ.

Theo đạo diễn Victor Vũ, dự án điện ảnh Mắt biếc mất hơn ba năm để thực hiện, từ lúc mua bản quyền nguyên tác năm 2016, phát triển kịch bản, ghi hình, cuối cùng là công chiếu vào tháng 12 năm 2019.

Mắt biếc có 4 bài hát do Phan Mạnh Quỳnh sáng tác, bao gồm Có chàng trai viết lên cây, Từ đó, Tôi chỉ muốn nói và Hà Lan. Đáng chú ý, Có chàng trai viết lên cây vốn đã được sáng tác từ năm 2016, và bài hát đã được đổi lời cho phù hợp với bộ phim. Ngoài ra, bộ phim có sáu bài hát thập niên 60, 70, được dùng lại. Nhà soạn nhạc Christopher Wong trực tiếp sáng tác mười trong tổng số 20 bản nhạc nền của phim. Ông và đạo diễn Victor Vũ đã mời dàn nhạc giao hưởng Bulgaria thu âm phần nhạc nền này.

(Nhóm tác giả biên soạn từ 2 nguồn tham khảo: thuvienso100nam.com; vi.wikipedia.org.)

phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc
phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

 Lựa chọn đáp án đúng: phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

Câu 1.

Văn bản Phim Mắt biếc gồm những nội dung nào sau đây?

  1. Nội dung phim, giới thiệu các diễn viên chính, âm nhạc phim.
  2. Thông tin cơ bản về bộ phim, nội dung phim, giới thiệu các diễn viên chính, âm nhạc phim.
  3. Thông tin cơ bản về bộ phim: biên kịch, đạo diễn, diễn viên.
  4. Kịch bản, nội dung phim, âm nhạc, cảm nhận của người viết.

Câu 2.

Đối tượng của văn bản Phim Mắt biếc là:

  1. Bộ phim Mắt biếc.
  2. Kịch bản.
  3. Diễn viên chính.
  4. Nhạc phim.

Câu 3.

Nhan đề văn bản có đặc điểm nào sau đây?

  1. Ngắn gọn với tên nhân vật chính.
  2. Ngắn gọn chứa cảm xúc chủ đạo.
  3. Ngắn gọn – tên phim.
  4. Ngắn gọn với một đánh giá.

Câu 4.

Văn bản cho biết thông tin đặc biệt về kịch bản như thế nào?

  1. Đạo diễn, kiêm đảm nhiệm phần kịch bản cùng nhóm biên kịch.
  2. Đạo diễn viết kịch bản.
  3. Tác giả tiểu thuyết viết kịch bản.
  4. Kịch bản được Việt hóa.

Câu 5.

Phần lớn văn bản dành giới thiệu yếu tố nào của bộ phim?

  1. Viết kịch bản.
  2. Cốt truyện của phim.
  3. Nhạc phim.
  4. Diễn viên.

Câu 6.

Phần giới thiệu diễn viên của bộ phim có cần thiết không? Chúng có tác dụng như thế nào?

  1. Cần thiết. Vì tên tuổi của diễn viên còn có khả năng đảm bảo nguồn thu cho bộ phim.
  2. Cần thiết. Vì khả năng diễn xuất, tên tuổi của diễn viên sẽ kéo khán giả tới rạp.
  3. Không cần thiết. Vì chất lượng bộ phim phụ thuộc vào cốt truyện và đạo diễn.
  4. Không cần thiết. Vì chất lượng bộ phim nằm ở kỹ xảo điện ảnh.

Câu 7.

Hai bức hình minh họa đã chuyển tải được thông tin quan trọng nào?

  1. Hình ảnh đạo diễn.
  2. Hình ảnh diễn viên chính.
  3. Tên đạo diễn, diễn viên chính, gam màu chủ đạo của phim.
  4. Không gian lãng mạn của phim và diễn viên chính.

Câu 8.

Dòng nào nói lên mục đích của đoạn cuối văn bản?

  1. Nhạc phim rất đặc biệt (số lượng tác phẩm).
  2. Phim có phần nhạc.
  3. Nhà soạn nhạc Christopher Wong trực tiếp sáng tác nhạc cho bộ phim.
  4. Tổng số 20 bản nhạc nền của phim.

 

Trả lời câu hỏi sau: phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

Câu 9.

Em thích chi tiết, sự việc, hình ảnh nào nhất ở phần giới thiệu nội dung/cốt truyện bộ phim? Vì sao?

Câu 10.

Đọc xong bài giới thiệu này, em có ý định xem bộ phim không? Yếu tố, thông tin nào dẫn tới mong muốn/không mong muốn ấy?

Câu 11.

Nếu viết lời giới thiệu cho bộ phim này, em sẽ bổ sung thêm thông tin nào? Vì sao?  

Câu 12.

Văn bản Phim Mắt biếc chứa nhiều bằng chứng khách quan hay đánh giá chủ quan hơn. Điều đó có tác dụng gì?

 phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

Gợi ý trả lời

Lựa chọn đáp án đúng: phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

Câu 1. B Thông tin cơ bản về bộ phim, nội dung phim, giới thiệu các diễn viên chính, âm nhạc phim.

Câu 2. A Bộ phim Mắt biếc.

Câu 3. C Ngắn gọn – tên phim.

Câu 4. A Đạo diễn, kiêm đảm nhiệm phần kịch bản cùng nhóm biên kịch.

Câu 5. B Cốt truyện của phim.

Câu 6. B Cần thiết. Vì khả năng diễn xuất, tên tuổi của diễn viên sẽ kéo khán giả tới rạp.

Câu 7. C Tên đạo diễn, diễn viên chính, gam màu chủ đạo của phim.

Câu 8. A Nhạc phim rất đặc biệt (số lượng tác phẩm).

 

Trả lời câu hỏi sau: phim mắt biếc ; đọc hiểu phim mắt biếc ; trắc nghiệm phim mắt biếc

Câu 9.

– Học sinh tự trả lời.

– Gợi ý: Lựa chọn sự việc/hình ảnh tác động đến nhận thức, cảm xúc của mình về con người, sự khốc liệt của chiến tranh).

Câu 10.

– Học sinh tự trả lời.

– Gợi ý: Lựa chọn thông tin tác động đến nhận thức, cảm xúc của mình, diễn đạt rõ lí do – sự ảnh hưởng từ thông tin đó).

Câu 11.

– Học sinh đối chiếu với văn bản giới thiệu phim khác để thấy rõ nội dung có thể bổ sung.

– Gợi ý bổ sung nội dung:

+ Cảm nhận của người viết hoặc khán giả ở các lứa tuổi khác nhau.

+ Giá trị mà người xem nhận được từ bộ phim.

Câu 12. 

– Nhiều thông tin, bằng chứng khách quan hơn.

– Điều đó có tác dụng: không áp đặt đối với khán giả, giữ được thái độ khách quan, để khán giả tự khám phá những vỉa tầng ý nghĩa của tác phẩm.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *