Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm (17 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm

Đọc văn bản sau: bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm

BÀ CHÚA BẦU GIÚP HAI BÀ TRƯNG

Vào thời nhà Hán cai trị Việt Nam, ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có một bà cụ già trồng được một cây bầu kì lạ. Cây bầu lớn lên nhưng không thấy ra hoa kết quả, dây bầu cử nở dài lan mãi. Dây lan ra rất dài, bò lên cả núi đồi, cứ thế mà lan đến tận huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, rồi leo lên tận núi cao ở đó. Từ đó dây bầu mới bắt đầu trổ hoa và kết thành một quả bầu. Rồi từ trong trái bầu ấy, nở ra một cô gái, chỉ vài ngày sau đã lớn thành một thiếu nữ. Cô gái lần theo dây bầu về đến gốc cây, gặp bà già trồng bầu, nhận bà làm mẹ. Mọi người thấy sự lạ, gọi ngay cô gái là cô Bầu. Và ngọn núi được gọi là núi Bầu.

Hai mẹ con nuôi nhau qua ngày, được ít lâu thì bà cụ mất. Nàng Bầu đem mẹ lên sườn núi chôn. Khi đào đất để chôn mẹ, nàng bắt được một cái chuông, đem về nhà. Chuông tuy bé nhưng mỗi khi gõ vào thì tiếng kêu lên rất to và vang đi rất xa. Từ Lập Thạch, tiếng chuông vang tới khắp mấy huyện xung quanh. Khi nghe tiếng chuông, lòng người ai nấy cũng đều cảm thấy xốn xang, như có điều gì nung nấu ở bên trong.

Thái thú nhà Hán cai trị Việt Nam lúc đó là Tô Định rất tàn bạo, mất lòng dân. Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Phong Châu, nàng Bầu hay tin bèn gõ chuông lên. Nghe tiếng chuông, các thanh niên nam nữ tất thảy đều bỏ dở công việc, sắm cung tên hoặc trở về nhà lấy giáo mác, băng đèo lội suối chạy một mạch về phía huyện Lập Thạch, đến bên cạnh nàng Bầu. Chỉ trong một ngày đã có tới mấy ngàn người có mặt quanh bà. Rồi mọi người vào cơ ngũ tề chỉnh, nhất tề tôn phù nàng Bầu làm chủ tướng. Nàng Bầu đem quân tới Phong Châu quy phục dưới cờ Hai Bà Trưng, được giao việc chống quân Tô Định. Bà lập được nhiều chiến công, đánh đuổi Tô Định, được Trưng Trắc phong làm công chúa. Vì vậy ai cũng gọi là bà Chúa Bầu. Năm 42, tướng Hán là Mã Viện mang quân sang đánh, quân Trưng Vương yếu hơn phải rút lui.

Năm 43, Trưng Vương bị thua ở Cẩm Khê, đội binh của bà chúa Bầu cũng lâm nạn. Không chống cự nổi với thế giặc quá lớn, bà Chúa Bầu phải chạy về vùng Đạo Trù thuộc huyện Lập Thạch. Khi thấy không còn cách nào cứu vãn nổi tình thế, bà sai quân lính vứt chiếc chuông xuống vực, rồi tự mình cũng nhảy xuống đó, tự vẫn.

Từ đó, các đời sau, mọi người trong vùng Lập Thạch, Sơn Dương đã lập đền thờ tưởng nhớ công lao của bà ở những nơi xảy ra sự tích: Thôn của bà mẹ trồng bầu được gọi là thôn Bầu. Ngọn núi Sơn Dương (Tuyên Quang) được gọi là núi Bầu. Tới thế kỷ 16, họ Vũ cát cứ chống nhà Mạc, xây thành tại đây gọi là thành Bầu và các đời họ Vũ truyền nối nhau được gọi là Chúa Bầu. Chính dòng họ Vũ này cũng có một người con gái là nữ tướng và có công với dân trong vùng, khi mất được thờ và tôn là Bà chúa Bầu họ Vũ để phân biệt với Bà chúa Bầu tướng của Hai Bà Trưng. Nơi bà sai vứt chuồng rồi tự vẫn là vực Chuông. Tại các nơi đền thờ bà, hàng năm dân làng vẫn mở hội lễ. Các triều đại về sau đều sắc thượng phong cho bà.

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Bà_Chúa_Bầu)

 

bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm
Bà Chúa Bầu

 Lựa chọn đáp án đúng: bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm

Câu 1.

Câu chuyện trên kể về:

  1. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
  2. Sự ra đời kì lạ của bà chúa Bầu.
  3. Công cuộc giúp Hai Bà Trưng đánh giặc của bà chúa Bầu.
  4. Cuộc đời và chiến công của bà chúa Bầu.

Câu 2.

Nhân vật chính trong truyện là:

  1. Hai mẹ con bà Bầu.
  2. Bà chúa Bầu.
  3. Hai Bà Trưng.
  4. Bà chúa Bầu và Hai Bà Trưng.

Câu 3.

Sự việc nào dưới đây KHÔNG có yếu tố kì ảo?

  1. Dây bầu lan mãi tới các gò đồi, tới tận núi Sơn Dương.
  2. Nàng Bầu gõ chuông thì ai nấy đều bỏ dở công việc, cầm giáo mác đến.
  3. Chỉ trong một ngày, mấy ngàn người đã đến quanh nàng Bầu.
  4. Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Phong Châu.

Câu 4.

Mô típ của truyện truyền thuyết trên là:

  1. Sự sinh nở thần kì, kì tích của nhân vật lịch sử.
  2. Điềm báo, hiển linh của nhân vật lịch sử.
  3. “Ngài hóa” của nhân vật lịch sử.
  4. Sự hỗ trợ của thần linh với con người đời thường.

Câu 5.

Yếu tố kì ảo nào thể hiện sự ra đời kì lạ của nàng Bầu?

  1. Cô gái lần theo dây bầu đến tận gốc thì gặp bà lão.
  2. Khi chôn cất mẹ, nàng Bầu nhặt được quả chuông kì lạ.
  3. Nàng Bầu lập được nhiều chiến công giúp Hai Bà Trưng.
  4. Dây bầu leo lên tận núi mới có quả, nở ra nàng Bầu.

Câu 6.

Chi tiết cô gái lần theo dây bầu và nhận bà già làm mẹ thể hiện ý nghĩa gì?

  1. Giúp bà già bớt cô độc.
  2. Nàng Bầu xuất thân bình dị, được nuôi nấng từ chính người dân lao động.
  3. Phần thưởng xứng đáng cho bà lão trồng bầu.
  4. Nàng Bầu xuất thân từ cuộc sống lao động nghèo khó.

Câu 7.

Vì sao hay tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Phong Châu nàng Bầu lại gõ chuông?

  1. Muốn tập hợp mọi người cùng đồng lòng đánh giặc.
  2. Muốn theo Hai Bà Trưng đánh giặc.
  3. Thể hiện sự căm thù quân Tô Định tàn bạo.
  4. Thể hiện mong muốn tập hợp mọi người.

Câu 8.

Quả chuông thần kì thể hiện sức mạnh gì của nhân vật nàng Bầu?

  1. Kêu gọi được nhiều người đánh giặc.
  2. Sức mạnh đánh thắng giặc bắt nguồn từ sự đồng thuận, thu phục lòng dân.
  3. Thu phục được nhân dân cùng đánh giặc.
  4. Sức mạnh được trợ giúp từ thần linh.

Câu 9.

Tại sao khi lâm nạn, bà Bầu lại vứt chuông và tự vẫn?

  1. Không muốn quả chuông thần kì bị rơi vào tay giặc.
  2. Quyết tâm giữ vững khí chất trong sạch.
  3. Không muốn bị quân giặc bắt.
  4. Thể hiện khí tiết và không muốn quả chuông rơi vào tay kẻ địch của Bà Bầu.

Câu 10.

Kết thúc truyện phản ánh thái độ, mong muốn gì của người xưa?

  1. Mong muốn nhân dân phát huy lòng yêu nước và đánh thắng giặc.
  2. Trân trọng kì tích của bà chúa Bầu.
  3. Ca ngợi chiến công của chúa Bầu và tin tưởng sẽ có người tiếp nối đánh giặc
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 11.

Sự ra đời kì lạ của nàng Bầu gợi liên tưởng đến truyền thuyết nào?

  1. Thánh Gióng.
  2. Con Rồng cháu Tiên.
  3. Sự tích Hồ Gươm.
  4. An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy.

Câu 12.

Cách phản ánh lịch sử độc đáo của người xưa được thể hiện như thế nào qua câu chuyện trên?

  1. Sức mạnh của nữ tướng Bầu thể hiện qua việc tập hợp mọi người.
  2. Mỗi vùng đất có thế mạnh đánh giặc khác nhau.
  3. Sức mạnh đánh giặc của người anh hùng bắt nguồn từ người dân lao động.
  4. Hai Bà Trưng đánh giặc có được sự giúp đỡ của các thần linh.

Câu 13.

Vai trò của yếu tố kì ảo trong việc thể hiện chủ đề truyện?

  1. Tăng vẻ đẹp, sự phi thường của bà chúa Bầu.
  2. Là thủ pháp quan trọng xây dựng cốt truyện.
  3. Tạo sức mạnh đánh giặc cho bà chúa Bầu.
  4. Tô đậm lòng yêu nước, sức mạnh và khát vọng đánh giặc của bà chúa Bầu.

Câu 14.

Dòng nào KHÔNG thể hiện chủ đề, thông điệp của câu chuyện?

  1. Ca ngợi sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân đánh giặc.
  2. Ca ngợi người lao động bình dị, chăm chỉ làm lụng.
  3. Lý giải sự hình thành một số di tích văn hóa – lịch sử.
  4. Tự hào về sức mạnh, truyền thống đánh giặc của dân tộc.

 

Trả lời câu hỏi sau: bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm

Câu 15.

“Cái chuông” xuất hiện trong tác phẩm như thế nào? Phân tích biện pháp nghệ thuật, ý nghĩa của nó.

Câu 16.

Phân tích ý nghĩa đoạn văn bản sau (trả lời câu hỏi a, b).

Chỉ trong một ngày đã có tới mấy ngàn người có mặt quanh bà. Rồi mọi người vào cơ ngũ tề chỉnh, nhất tề tôn phù nàng Bầu làm chủ tướng. Nàng Bầu đem quân tới Phong Châu quy phục dưới cờ Hai Bà Trưng, được giao việc chống quân Tô Định.

  1. “cơ ngũ tề chỉnh, nhất tề” trong đoạn trên được hiểu như thế nào?
  2. Đoạn văn bản trên muốn thể hiện điều gì?

Câu 17.

Xác định các yếu tố thuộc cốt lõi lịch sử trong văn bản. Cho biết vai trò của chúng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm
Hai Bà Trưng

Gợi ý trả lời bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng: bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm

Câu 1. C Công cuộc giúp Hai Bà Trưng đánh giặc của bà chúa Bầu.

Câu 2. B Bà chúa Bầu.

Câu 3. D Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Phong Châu.

Câu 4. A Sự sinh nở thần kì, kì tích của nhân vật lịch sử.

Câu 5. D Dây bầu leo lên tận núi mới có quả, nở ra nàng Bầu.

Câu 6. B Nàng Bầu xuất thân bình dị, được nuôi nấng từ chính người dân lao động.

Câu 7. A  Muốn tập hợp mọi người cùng đồng lòng đánh giặc.

Câu 8. B Sức mạnh đánh thắng giặc bắt nguồn từ sự đồng thuận, thu phục lòng dân.

Câu 9. D Thể hiện khí tiết và không muốn quả chuông rơi vào tay kẻ địch của Bà Bầu.

Câu 10. D Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 11. A Thánh Gióng.

Câu 12. C Sức mạnh đánh giặc của người anh hùng bắt nguồn từ người dân lao động.

Câu 13. D Tô đậm lòng yêu nước, sức mạnh và khát vọng đánh giặc của bà chúa Bầu.

Câu 14. B Ca ngợi người lao động bình dị, chăm chỉ làm lụng.

 

bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm
bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm

Trả lời câu hỏi sau: bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; đọc hiểu bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; trắc nghiệm bà chúa bầu giúp hai bà trưng ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng đọc hiểu ; bà chúa bầu giúp hai bà trưng trắc nghiệm

Câu 15.

– “Cái chuông”: Xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm.

+ Chuồng tuy bé nhưng mỗi khi gõ vào thì tiếng kêu lên rất to và vang đi rất xa.

+ Tiếng chuông vang tới khắp mấy huyện xung quanh.

+ Khi nghe tiếng chuông, lòng người ai nấy cũng đều cảm thấy xôn xang, như có điều gì nung nấu ở bên trong…

– Biện pháp nghệ thuật đối lập giữa hình dáng và âm thanh…để làm nổi bật sự lan tỏa của lòng yêu nước từ nàng Bầu tới dân chúng.

– Ý nghĩa: tiếng chuồng là âm thanh của lòng yêu nước, tiếng gọi của người yêu nước…là âm thanh hiệu triệu đặc biệt khi Tổ quốc lâm nguy… Thể hiện sự thống nhất, đoàn kết của dân tộc trong đánh giặc giữ nước.

Câu 16.

a. 

– Cơ ngũ tề chỉnh: sự nghiêm túc về tổ chức, cơ cấu của đội quân;

– Nhất tề: đồng lòng, nhất trí cao. (hướng tới, tin tưởng cùng theo nàng bầu, Hai Bà Trưng đánh giặc).

b. Mục đích: thể hiện sự tin tưởng, đồng lòng của nhân dân, cùng hướng tới, tin tưởng theo nàng bầu, Hai Bà Trưng đánh giặc.

Câu 17.

– Yếu tố lịch sử:

+ Các địa danh xác định: Lập Thạch (Vĩnh Phúc); huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; Phong Châu; Ngọn núi Sơn Dương (Tuyên Quang)…

+ Các nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Tô Định (Thái thú nhà Hán cai trị Việt Nam).

– Yếu tố lịch sử đóng vai trò quan trọng trong truyện truyền thuyết: tính xác định của địa danh, nhân vật, sự kiện, thời gian lịch sử nhằm làm nổi bật chủ đề, ngợi ca, tôn vinh những người có công trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *