Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Từ những dấu chân người (Đinh Nam Khương) ; trắc nghiệm từ những dấu chân người ; đọc hiểu từ những dấu chân người ; từ những dấu chân người trắc nghiệm ; từ những dấu chân người đọc hiểu (16 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm 

Đọc văn bản sau: 

TỪ NHỮNG DẤU CHÂN NGƯỜI

(Đinh Nam Khương)

Tháng mười khi lúa gặt xong

Còn trơ chân rạ với đồng – Đồng ơi!

Lúa đi để lại tháng mười

Và cơn gió thổi rỗng trời ở trên!…

Trời cao – Bỗng vút cao thêm

Bâng khuâng!… Vì hẫng chân đêm mất rồi

Gặt rồi – còn gốc rạ thôi

Và bao nhiêu dấu chân người mới nguyên

Giữa đồng tôi đứng lặng yên

Chân tôi chân rạ sát liền bên nhau

Nghe trong những vũng chân trâu

Tiếng chân con nhái đạp màu đất non

Biết rằng sự sống mãi còn

Bánh chưng vuông, bánh dày tròn là đây

Cho dù bão tốc chân mây

Cũng không tốc nổi đường cày của tôi

Dù cho lửa đốt chân trời

Cũng không cháy được tháng mười tháng năm

Tay tôi còn bón còn chăm

Thì đồng còn có tháng năm tháng mười

Ngày mai từ dấu chân người

Màu xanh lên!… Với chân trời… mở ra!….

 từ những dấu chân người ; trắc nghiệm từ những dấu chân người ; đọc hiểu từ những dấu chân người ; từ những dấu chân người trắc nghiệm ; từ những dấu chân người đọc hiểu

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1.

Dòng nào nói lên đề tài và thể thơ của văn bản Từ những dấu chân người?

  1. Quê hương; Ca dao.
  2. Người nông dân; Thể thơ lục bát.
  3. Đồng ruộng; Thể thơ tự do.
  4. Niềm tin vào cuộc sống; Thể thơ lục bát.

Câu 2.

Dòng nào nói lên đặc điểm của văn bản Từ những dấu chân người.

  1. Cặp câu 6-8; gieo vần chân, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc.
  2. Cặp câu 6-8; gieo vần lưng, ngắt nhịp lẻ, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc.
  3. Cặp câu 6-8; gieo vần chân, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh bằng.
  4. Cặp câu 6-8; gieo vần cách, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc.

Câu 3.

Dòng nào KHÔNG nói lên căn cứ để xác định đề tài của tác phẩm Từ những dấu chân người?

  1. Vũng chân trâu; tiếng chân con nhái đạp màu đất non.
  2. Tháng mười tháng năm.
  3. Dấu chân, cánh đồng mùa gặt.
  4. Chân, đồng.

Câu 4.

Đối tượng trữ tình của tác phẩm là:

  1. Tiếng chân con nhái đạp màu đất non.
  2. Vũng chân trâu.
  3. Người nông dân; Cánh đồng khi đã gặt xong.
  4. Sự sống mãi còn.

Câu 5.

Nhân vật trữ tình của tác phẩm là:

  1. Người con xa quê.
  2. Người trí thức nghĩ về nông dân.
  3. Người nông dân đang sống và lao động trên quê hương mình.
  4. Người yêu làng quê đang ngắm nhìn cánh đồng mùa gặt.

Câu 6.

Nhân vật trữ tình “bâng khuâng” trước những âm thanh, hình ảnh nào?

  1. Dấu chân người mới nguyên; tiếng chân nhái đạp màu đất non.
  2. Bánh chưng vuông, bánh dày tròn
  3. Gió thổi; trời cao.
  4. Đường cày; màu xanh.

Câu 7.

Tác giả sử dụng phép tu từ/ nghệ thuật ẩn dụ trong dòng thơ nào sau đây?

  1. Và cơn gió thổi rỗng trời ở trên!…
  2. Trời cao – Bỗng vút cao thêm.
  3. Bâng khuâng!… Vì hẫng chân đêm mất rồi.
  4. Gặt rồi – còn gốc rạ thôi.

Câu 8.

Tác giả dùng phép tu từ nào ở dòng thơ Còn trơ chân ra với đồng – Đồng ơi!?

  1. Ẩn du.
  2. Hoán dụ.
  3. Nhân hóa.
  4. So sánh.

Câu 9.

Hai dòng thơ Nghe trong những vũng chân trâu/Tiếng chân con nhái đẹp màu đất non diễn tả điều gì?

  1. Sức sống mãnh liệt của con nhái con.
  2. Sự sống đang hiện hữu trong lòng đất.
  3. Trong vũng chân trâu để lại có nhái con xuất hiện.
  4. Vũng chân trâu để lại trên đồng đã chứa đầy nước.

Câu 10.

Hình ảnh “dấu chân người” xuất hiện mấy lần trong bài thơ? Vì sao hình ảnh đó lại tác động đến cảm xúc của nhà thơ?

  1. Một lần (cả nhan đề) gợi người nông dân và quá trình lao động của họ.
  2. Ba lần (cả nhan đề) khẳng định người nông dân làm chủ cánh đồng.
  3. Năm lần (cả nhan đề) làm nổi bật hình ảnh chính của bài thơ.
  4. Bốn lần (cả nhan đề) diễn tả quá trình lao động vất vả của người nông dân.

Câu 11.

Dòng thơ nào trong khổ thơ sau thể hiện niềm tin của con người vào bản thân mình?

  1. Cho dù bão tốc chân mây.
  2. Cũng không tốc nổi đường cày của tôi.
  3. Dù cho lửa đốt chân trời.
  4. Cũng không cháy được tháng mười tháng năm.

Câu 12.

Từ ngữ nào trong khổ thơ sau nói lên sức mạnh, sự quyết tâm của người nông dân trước thiên nhiên khắc nghiệt?

Cho dù bão tốc chân mây

Cũng không tốc nổi đường cày của tôi

Dù cho lửa đốt chân trời

Cũng không cháy được tháng mười tháng năm

  1. Cho dù; không tốc nổi; không cháy được.
  2. Cho dù; không cháy được.
  3. Không tốc nổi; không cháy được.
  4. Cho dù; không tốc nổi đường cày.

Câu 13.

“tháng năm tháng mười” trong dòng thơ Tay tôi còn bón còn chăm/Thì đồng còn có tháng năm tháng mười được hiểu như thế nào?

  1. Mùa hè và mùa đông.
  2. Sự luân chuyển của 2 mùa.
  3. Còn có hai mùa gặt.
  4. Nhanh đến cuối năm.

Câu 14.

Những từ ngữ “ngày mai, màu xanh, chân trời ” ở cuối bài thơ gợi ra điều gì?

  1. Niềm tin vào những mùa gặt mới.
  2. Niềm tin vào sức sống, con người lao động và tương lai tươi sáng.
  3. Niềm tin, hy vọng vào tương lai tươi sáng.
  4. Tin vào khả năng vượt qua thử thách khắc nghiệt của người nông dân.

 

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 15.

Con người lao động trong bài thơ hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào? Hãy phân tích hình ảnh hoặc thủ pháp nghệ thuật mà em cho là đặc sắc nhất đã thể hiện rõ phẩm chất đáng quý của người lao động.

Câu 16.

Em thấy mình cần học tập phẩm chất đáng quý nào ở nhân vật trữ tình và con người lao động? Vì sao? (trả lời bằng 5-7 câu văn)

 

từ những dấu chân người ; trắc nghiệm từ những dấu chân người ; đọc hiểu từ những dấu chân người ; từ những dấu chân người trắc nghiệm ; từ những dấu chân người đọc hiểu
từ những dấu chân người ; trắc nghiệm từ những dấu chân người ; đọc hiểu từ những dấu chân người ; từ những dấu chân người trắc nghiệm ; từ những dấu chân người đọc hiểu

Gợi ý trả lời từ những dấu chân người ; trắc nghiệm từ những dấu chân người ; đọc hiểu từ những dấu chân người ; từ những dấu chân người trắc nghiệm ; từ những dấu chân người đọc hiểu

Lựa chọn đáp án đúng: 

 Câu 1. B Người nông dân; Thể thơ lục bát.

Câu 2. A Cặp câu 6-8; gieo vần chân, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc.

Câu 3. B Tháng mười tháng năm.

Câu 4. C Người nông dân; Cánh đồng khi đã gặt xong.

Câu 5. C Người nông dân đang sống và lao động trên quê hương mình.

Câu 6. A Dấu chân người mới nguyên; tiếng chân nhái đạp màu đất non.

Câu 7. C Bâng khuâng!… Vì hẫng chân đêm mất rồi.

Câu 8. C . Nhân hóa.

Câu 9. B Sự sống đang hiện hữu trong lòng đất.

Câu 10. B Ba lần (cả nhan đề) khẳng định người nông dân làm chủ cánh đồng.

Câu 11. B Cũng không tốc nổi đường cày của tôi.

Câu 12. A Cho dù; không tốc nổi; không cháy được.

Câu 13. C Còn có hai mùa gặt.

Câu 14. B Niềm tin vào sức sống, con người lao động và tương lai tươi sáng.

 

từ những dấu chân người ; trắc nghiệm từ những dấu chân người ; đọc hiểu từ những dấu chân người ; từ những dấu chân người trắc nghiệm ; từ những dấu chân người đọc hiểu
từ những dấu chân người ; trắc nghiệm từ những dấu chân người ; đọc hiểu từ những dấu chân người ; từ những dấu chân người trắc nghiệm ; từ những dấu chân người đọc hiểu

Trả lời câu hỏi sau: từ những dấu chân người ; trắc nghiệm từ những dấu chân người ; đọc hiểu từ những dấu chân người ; từ những dấu chân người trắc nghiệm ; từ những dấu chân người đọc hiểu

Câu 15.

– Phẩm chất: Chăm chỉ, miệt mài lao động; kiên cường, nhẫn nại đối mặt với khó khăn; tin, yêu cuộc sống của mình.

– Học sinh tự chọn được câu thơ thể hiện rõ phẩm chất của người lao động và phân tích câu thơ đó. (gọi tên biện pháp nghệ thuật, phân tích hiệu quả thẩm mỹ…)

Câu 16.

– Học sinh xác định, tự lí giải theo cách hiểu và lựa chọn của cá nhân (có thể là phẩm chất mình đã sẵn có nay cần hiểu bồi đắp thêm, hoặc phẩm chất mình chưa có cần rèn luyện, bổ sung).

– Xác định phẩm chất cần bám sát văn bản; lí giải cần hợp lí, logic và phù hợp với văn hóa dân tộc…

– Diễn đạt: rõ ý, biết liên kết câu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *