Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Mẹ của anh xuân quỳnh ; đọc hiểu mẹ của anh xuân quỳnh ; trắc nghiệm mẹ của anh xuân quỳnh ; mẹ của anh xuân quỳnh đọc hiểu ; mẹ của anh xuân quỳnh trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc trên đầu anh đen.
Đâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao.
Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh
Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa.
Xin đừng bắt chước câu ca
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau
Mẹ không ghét bỏ em đâu
Yêu anh em đã là dâu trong nhà.
Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn
Hát tình yêu của chúng mình
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng.
Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ
Chắt chiu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.
(Mẹ của anh, Xuân Quỳnh, in trong Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
- Bảy chữ
- Lục bát
- Song thất lục bát
- Tự do
Câu 2. Đối tượng được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ là: (0,5 điểm)
- Người mẹ
- Người cha
- Người anh
- Người em
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ: “Thương anh thương cả bước chân/ Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao” ? (0,5 điểm)
- Nhân hóa
- Hoán dụ
- Điệp từ ngữ
- So sánh
Câu 4. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là: (0,5 điểm)
- Người mẹ
- Người con trai
- Người con dâu
- Chủ thể ẩn
Câu 5. Dòng thơ nào sau đây nói về nỗi vất vả của người mẹ? (0,5 điểm)
- Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong
- Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
- Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng
- Mẹ sinh anh để bây giờ cho em
Câu 6. Chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm gì đối với người mẹ? (0,5 điểm)
- Lo lắng
- Biết ơn
- Nhớ nhung
- Tiếc nuối
Câu 7. Chủ thể trữ tình hiện lên trong bài thơ là một người như thế nào? (0,5 điểm)
- Là một người đảm đang
- Là một người vất vả
- Là một người giàu tình cảm
- Là một người nhân hậu
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc bài thơ trên (0,5 điểm)
Câu 9. Nêu chủ đề của bài thơ? (1,0 điểm)
Câu 10. Từ nội dung của bài thơ, bạn có suy nghĩ gì về công ơn của người mẹ? (viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em” trong bài thơ đã cho ở phần Đọc hiểu.
Gợi ý trả lời mẹ của anh xuân quỳnh ; đọc hiểu mẹ của anh xuân quỳnh ; trắc nghiệm mẹ của anh xuân quỳnh ; mẹ của anh xuân quỳnh đọc hiểu ; mẹ của anh xuân quỳnh trắc nghiệm
ĐỌC HIỂU mẹ của anh xuân quỳnh ; đọc hiểu mẹ của anh xuân quỳnh ; trắc nghiệm mẹ của anh xuân quỳnh ; mẹ của anh xuân quỳnh đọc hiểu ; mẹ của anh xuân quỳnh trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng mẹ của anh xuân quỳnh ; đọc hiểu mẹ của anh xuân quỳnh ; trắc nghiệm mẹ của anh xuân quỳnh ; mẹ của anh xuân quỳnh đọc hiểu ; mẹ của anh xuân quỳnh trắc nghiệm
Câu 1. B Lục bát
Câu 2. A Người mẹ
Câu 3. D So sánh
Câu 4. C Người con dâu
Câu 5. B Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Câu 6. B Biết ơn
Câu 7. C Là một người giàu tình cảm
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 8.
Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung bài thơ. Tham khảo:
– Cần biết ơn cha mẹ và những người có ơn với mình
– Cần sống có lòng yêu thương
Câu 9.
Chủ đề của bài thơ: Qua lời tâm sự của nhân vật “em” đối với “anh”, bài thơ thể hiện sự thấu hiểu và tình yêu thương, quý trọng của người con dâu dành cho mẹ của chồng. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ giàu tình cảm, có đời sống nội tâm sâu sắc.
Câu 10.
Suy nghĩ về công ơn của mẹ:
– Mẹ là người sinh thành ra ta, có công dưỡng dục ta nên người.
– Mẹ là người hy sinh vô điều kiện để cho ta có cuộc sống tốt đẹp nhất
– Mẹ là người luôn yêu thương, che chở, đón nhận ta khi ta vấp ngã hay phạm sai lầm trong cuộc đời.
LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật xưng “em” trong bài thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:
MỞ BÀI
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Xuân Quỳnh là nhà thơ có tâm hồn đa cảm, hồn hậu. Bà đã để lại cho đời nhiều thi phẩm đặc sắc, trong đó “Mẹ của anh” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của bà.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em”, cũng là hình ảnh của chính tác giả được thể hiện qua bài thơ.
THÂN BÀI
1. Lời khẳng định tình cảm của nàng dâu đối với mẹ chồng (4 câu đầu)
Ở bốn câu thơ này, nhân vật “em” đã đưa ra một lời khẳng định vô cùng dễ thương và đong đầy tình cảm: “Mẹ là mẹ của chúng mình”, của anh và của em, là của chung, dù mẹ không đẻ ra em nhưng “em ơn mẹ suốt đời không xong”. Lời khẳng định ấy cho thấy tấm lòng yêu thương, trân quý hết mực mà người con dâu dành cho mẹ chồng của mình.
2. Đồng cảm với những nỗi vất vả truân chuyên và ghi nhớ công ơn to lớn của mẹ (16 câu tiếp)
– Ngày xưa mẹ cũng từng nhan sắc như bao người con gái khác, nhưng vì thức bên anh qua từng cơn đau nên giờ đây tóc mẹ đã bạc trắng.
– Cuộc sống nhiều vất vả của mẹ cũng được tái hiện qua những hình ảnh quen thuộc: con đường dốc nắng, chợ xa gánh nặng.
– Thời gian trôi qua, anh đã thành nhà thơ, bóng dáng của mẹ có trong thơ anh, trong sự trưởng thành của anh: nhờ những chuyện kể, những lời ru của mẹ mà anh mới có được cái tâm hồn tinh tế, cái chất liệu để sáng tạo nên những áng thơ hay.
– Từ nghĩ về công lao to lớn của mẹ chồng, người con dâu thầm thì khuyên chồng: Đừng dối mẹ nhé anh. Dù là dối mẹ để yêu em. Lời khuyên là sự hi sinh của người con gái, một sự hy sinh cao đẹp.
– Người con dâu cũng cảm nhận được tình cảm của mẹ chồng dành cho mình: “Mẹ không ghét bỏ em đâu”.
3. Từ tình cảm với mẹ, nghĩ về tình yêu của mình (8 câu cuối)
– Người phụ nữ sẵn sàng san sẻ trách nhiệm với mẹ chồng, để “hát tiếp lời ca” mà mẹ năm xưa đã ru anh. Đó vừa là tấm lòng đối với mẹ, vừa là tình yêu đối với chồng.
– Bài thơ khép lại với một câu thơ tuy giản dị nhưng lại nói lên được cái nguyên cớ đẹp đẽ của tấm lòng mà người con dâu dành cho mẹ chồng: Chắt chiu từ những ngày xưa/ Mẹ sinh anh để bây giờ cho em. Hai câu thơ ngắn gọn nhưng chứa chan tình cảm, lòng biết ơn sâu nặng, niềm hạnh phúc lớn lao của người phụ nữ.
KẾT BÀI
– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của bài thơ: Bằng thể thơ lục bát ngọt ngào với lời thơ mộc mạc, Xuân Quỳnh đã đem đến cho ta một khúc hát tâm tình đẹp đẽ và xúc động về tình cảm của người con dâu đối với mẹ chồng, qua đó cho thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
– Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Bài thơ giúp ta biết sống tình cảm, biết ghi nhớ và đền đáp công ơn của những bậc sinh thành, với những người từng giúp đỡ mình.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.