Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Lược dẫn: Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Một lần đến Bích Câu, thấy phong cảnh đẹp chàng bèn làm nhà ở đấy để học. Một hôm nhân tiết xuân, Tú Uyên đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, nhặt được một chiếc “lá hồng” có đề một câu thơ. Chàng định họa lại thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp xuất hiện trước cửa tam quan. Cô gái ấy là Giáng Kiều, một nàng tiên giáng trần. Đoạn trích dưới đây nói về cuộc gặp gỡ ấy.

Thấy người trước cửa tam quan

Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ

Lạ lùng con mắt người thơ

Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương

Rành rành xuyến ngọc thoa vàng

Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà

Mỉa chiều nét ngọc làn hoa

Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời

Gần xem vẻ mặt thêm tươi

Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều

Làn thu lóng lánh đưa theo

Não người nhăn chút lông nheo cũng tình

Vốn mang cái bệnh Trương sinh

Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao?

Đưa tình một nét sóng đào

Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người

Nhân duyên ví chẳng tự trời

Từ lang chưa dễ lạc vời non tiên.

(Trích Bích Câu kì ngộ, Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính và chú thích, Cổ văn Việt Nam, 1952)

bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên là? (0,5 điểm)

  1. Tự do
  2. Lục bát
  3. Song thất lục bát
  4. Thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Đề tài của đoạn trích trên là: (0,5 điểm)

  1. Hôn nhân
  2. Gặp gỡ
  3. Đoàn tụ
  4. Chia li

Câu 4. Câu chuyện trên được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào? (0,5 điểm)

  1. Nhân vật chàng trai
  2. Nhân vật cô gái
  3. Nhân vật ẩn danh
  4. Cả A và C

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về cảm xúc của chàng trai khi nhìn thấy cô gái? (0,5 điểm)

  1. Hồi hộp
  2. Ngạc nhiên
  3. Buồn bã
  4. Say đắm

Câu 6. Tác giả sử dụng bút pháp nào sau đây khi miêu tả cô gái? (0,5 điểm)

  1. Bút pháp ước lệ
  2. Bút pháp tả thực
  3. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
  4. Bút pháp chấm phá

Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói về nội dung khái quát của đoạn trích? (0,5 điểm)

  1. Nỗi buồn của chàng trai khi phải xa người mình yêu dấu
  2. Tình yêu say đắm của chàng trai và cô gái
  3. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa chàng trai và cô gái
  4. Sự say đắm của chàng trai trước vẻ đẹp của cô gái

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Câu thơ “Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời” lấy ý từ câu thành ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 9. Bạn có nhận xét gì về nhân vật chàng trai trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)

Câu 10. Bạn hãy lí giải vì sao tác giả gọi cuộc gặp gỡ nói trên của chàng trai và cô gái là một cuộc kì ngộ? (1,0 điểm)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên.

bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm
bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm

Gợi ý trả lời bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm

ĐỌC HIỂU bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm

Câu 1. B Lục bát

Câu 2. C Ngôi thứ ba

Câu 3. B Gặp gỡ

Câu 4. C Nhân vật ẩn danh

Câu 5. D Say đắm

Câu 6. A Bút pháp ước lệ

Câu 7. D Sự say đắm của chàng trai trước vẻ đẹp của cô gái

 

Trả lời câu hỏi sau bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm

Câu 8.

Câu thơ “Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời” lấy ý từ câu thành ngữ “chim sa cá lặn”.

Câu 9.

Nhận xét về nhân vật chàng trai trong đoạn trích: Đó là một chàng trai si tình. Khi gặp cô gái, chàng đã ngay lập tức đắm đuối trước vẻ đẹp của cô gái, và cũng ngay lập tức đem lòng yêu cô gái.

Câu 10.

Cuộc gặp gỡ trên được gọi là một cuộc kì ngộ (cuộc gặp gỡ kì lạ) vì:

– Cô gái ở đây là một nàng tiên giáng trần

– Vừa gặp họ đã đem lòng yêu nhau, như đã có duyên tiền định. 

bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm
bích câu kì ngộ ; đọc hiểu bích câu kì ngộ ; trắc nghiệm bích câu kì ngộ ; bích câu kỳ ngộ đọc hiểu ; bích câu kỳ ngộ trắc nghiệm

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

Sau đây là một số gợi ý:

MỞ BÀI

– Giới thiệu đoạn trích: “Bích Câu kì ngộ” là một truyện thơ Nôm đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam về chủ đề tình yêu đôi lứa. Đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu là một trong những đoạn trích tiêu biểu, nói về cái duyên hội ngộ kì lạ giữa Tú Uyên và Giáng Kiều.

– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích nói trên.

THÂN BÀI

1. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề:

a. Xác định chủ đề: Thông qua cuộc hội ngộ bất ngờ giữa Tú Uyên và Giáng Kiều, đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của Giáng Kiều, thể hiện tâm hồn đa cảm, si tình của Tú Uyên, đồng thời cho thấy sự kì diệu của tình yêu đôi lứa.

b. Phân tích, đánh giá chủ đề:

– Chủ đề bao trùm của đoạn trích là gặp gỡ, cuộc gặp gỡ giữa tài tử và giai nhân. Và ngay trong khoảnh khắc gặp gỡ đầu tiên ấy, họ đã phải lòng nhau, một thứ tình yêu sét đánh, mà theo quan điểm của văn học Trung đại, nó đã được định sẵn từ tiền kiếp.

– Qua cái nhìn của Tú Uyên, Giáng Kiều hiện lên với vẻ đẹp hiếm có, chim sa cá lặn, sắc nước hương trời. Tú Uyên ngay lập tức xiêu lòng, và chàng không ngần ngại bày tỏ nỗi niềm say đắm của mình trước giai nhân. Sự bày tỏ tâm trạng một cách mạnh dạn này là một nét độc đáo, mới mẻ của truyện thơ “Bích Câu kì ngộ”, xét trong điều kiện xã hội phong kiến nhiều ràng buộc. Ở đây, ta đã thấy manh nha con người cá nhân, con người tự do, con người tự ý thức và dám bày tỏ cảm xúc của mình.

– Đoạn trích nói riêng và truyện thơ “Bích Câu kì ngộ” nói chung cũng ngầm thể hiện một sự ủng hộ về tình yêu tự do, vượt ra ngoài mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến: Tú Uyên là thư sinh nghèo, còn Giáng Kiều là tiên (ám chỉ tầng lớp thượng lưu quý phái), nhưng họ đã bất chấp để yêu nhau, đến với nhau.

3. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:

– Ngôi kể: Đoạn trích được kể từ ngôi thứ ba, người kể chuyện ẩn danh. Việc dùng ngôi kể này làm cho câu chuyện mang tính khách quan. Tuy nhiên, điểm nhìn trần thuật có sự di chuyển vào bên trong, người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật Tú Uyên, điều này khiến cho tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được thể hiện một cách sinh động.

– Hình ảnh: Đoạn trích sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng, nhiều hình ảnh gắn với các điển tích, điển cố, nhiều hình ảnh lấy từ các thành ngữ dân gian, và các hình ảnh này chủ yếu tập trung khắc họa vẻ đẹp của Giáng Kiều. Đó là vẻ đẹp được ví với hoa, với trăng, với làn nước hồ thu, với sóng đào; đó là vẻ đẹp thần tiên với “Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà”; đó là vẻ đẹp khiến “chim sa cá lặn”, “nghiêng nước nghiêng thành”.  

– Bút pháp miêu tả: Đoạn trích sử dụng lối miêu tả mang tính ước lệ, tượng trưng. Đặc điểm này đã làm cho bức chân dung của Giáng Kiều hiện lên với vẻ đẹp trang trọng, quý phái; khiến cho tâm trạng, cảm xúc của Tú Uyên, dù được bộc lộ một cách táo bạo, vẫn không mất đi sự tế nhị, không rơi vào thô tục. 

KẾT BÀI

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ở trên đã thể hiện một cách sinh động và trang trọng vẻ đẹp của Giáng Kiều, đồng thời cho thấy tấm lòng si tình của chàng thư sinh nghèo Tú Uyên trong lần đầu tiên gặp gỡ.

Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích đã khiến ta cũng như được hòa vào cảm xúc lâng lâng của cuộc kì ngộ, khiến ta thêm thấm thía vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *