Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Quan âm thị kính (truyện thơ) ; đọc hiểu quan âm thị kính ; trắc nghiệm quan âm thị kính ; quan âm thị kính đọc hiểu ; quan âm thị kính trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề 1:
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Hôm mai trong chốn thâm khuê,
Kẻ đường kim chỉ, người nghề bút nghiên.
Canh khuya bạn với sách đèn,
Mỏi lưng chàng mới tựa bên cạnh nàng.
Phải khi liếc mắt trông chàng,
Thấy râu mọc ngược ở ngang dưới cằm.
Vô tâm xui bỗng gia tâm,
Dao con sẵn đấy, mới cầm lên tay.
Vừa giơ sắp tiễn cho tày,
Giật mình chàng đã tỉnh ngay bấy giờ.
Ngán thay sửa dép ruộng dưa,
Dẫu ngay cho chết, cũng ngờ rằng gian.
Thất thần nào kịp hỏi han,
Một lời la lối rằng toan giết người,
Song thân nghe tiếng rụng rời,
Rằng: “Sao khuya khoắt mà lời gớm thay?”
Thưa rằng: “Giấc bướm vừa say,
“Dao con nàng bỗng cầm tay kề gần.
“Hai vai hộ có quỷ thần,
“Thực hư đôi lẽ xin phân cho tường.”
Nàng vâng thưa hết mọi đường,
Rằng: “Từ gảy khúc loan hoàng đến nay
Án kia nâng để ngang mày,
Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.
Bởi chàng đèn sách mỏi mê,
Gối Ôn Công thủa giấc hòe thiu thiu.
Thấy râu mọc chút chẳng đều,
Cầm dao tiễn để một chiều như nhau.
Há rằng có phụ tình đâu
Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.
Thác đi phỏng lại sinh hoàn,
“Thì đem lá phổi buồng gan giãi bày”.
Cô, công rằng: “Bảo cho hay,
Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan chan.
Mấy người một ngựa một an,
Nay Trương, mai Lý thế gian hiếm gì?
Ấy may mà tỉnh ngay đi,
Đỉnh-đình-đinh nữa có khi còn đời.
Sự này chớ lấy làm chơi”,
Sai người tức khắc đến mời Mãng Ông.
Trách rằng: “Sự mới lạ lùng,
Sinh con ai dễ sinh lòng ấy đâu?
Sắt cầm bỗng dở dang nhau,
Say đâu với đứa trong dâu hẹn hò.
Sông kia còn có kẻ dò,
Lòng người ai dễ mà đo cho cùng.”
(Trích Quan Âm Thị Kính, in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, H.2000)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là? (0,5 điểm)
- Tự sự
- Thuyết minh
- Nghị luận
- Miêu tả
Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là: (0,5 điểm)
- Tự do
- Lục bát
- Song thất lục bát
- Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ ba
- Cả B và C
Câu 4. Hành động nào của Thị Kính dẫn đến việc nàng bị nghi oan tội giết chồng? (0,5 điểm)
- Quạt cho chồng ngủ
- Thức khuya cùng chồng
- Dệt cửi đợi chồng
- Cắt râu cho chồng
Câu 5. Dòng thơ nào sau đây nói về nhân cách của Thị Kính? (0,5 điểm)
- Kẻ đường kim chỉ, người nghề bút nghiên.
- Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.
- Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.
- Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan chan.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung tóm tắt của đoạn trích? (0,5 điểm)
- Thị Kính hết lòng hết dạ nuôi chồng ăn học
- Cha mẹ chồng vu oan Thị Kính có ý định giết chồng
- Người chồng vu oan Thị Kính Có ý định giết mình
- Thị Kính cắt râu cho chồng và bị vu cho tội muốn giết chồng
Câu 7. Qua đoạn trích, tác giả dân gian gián tiếp bày tỏ thái độ gì đối với Thị Kính? (0,5 điểm)
- Lên án, tố cáo
- Đồng cảm, xót thương
- Mỉa mai, chế giễu
- Không bày tỏ thái độ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn hiểu như thế nào về thành ngữ “sửa dép ruộng dưa” được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 9. Qua những lời thoại của người chồng của Thị Kính, bạn có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này? (1,0 điểm)
Câu 10. Hãy bày tỏ cảm xúc của bạn trước nỗi oan mà Thị Kính phải gánh chịu. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu.
Gợi ý trả lời quan âm thị kính ; đọc hiểu quan âm thị kính ; trắc nghiệm quan âm thị kính ; quan âm thị kính đọc hiểu ; quan âm thị kính trắc nghiệm
ĐỌC HIỂU quan âm thị kính ; đọc hiểu quan âm thị kính ; trắc nghiệm quan âm thị kính ; quan âm thị kính đọc hiểu ; quan âm thị kính trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng quan âm thị kính ; đọc hiểu quan âm thị kính ; trắc nghiệm quan âm thị kính ; quan âm thị kính đọc hiểu ; quan âm thị kính trắc nghiệm
Câu 1. A Tự sự
Câu 2. B Lục bát
Câu 3. C Ngôi thứ ba
Câu 4. D Cắt râu cho chồng
Câu 5. C Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.
Câu 6. D Thị Kính cắt râu cho chồng và bị vu cho tội muốn giết chồng
Câu 7. B Đồng cảm, xót thương
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 8.
Nghĩa của thành ngữ “sửa dép ruộng dưa”:
– Nghĩa tả thực: quả dưa vốn mọc ra và nằm trên đất, khi đi qua ruộng dưa mà cúi xuống sửa dép, sẽ bị nghi ngờ là đang hái trộm dưa.
– Nghĩa hàm ẩn: muốn nói về những hành động vốn nhằm mục đích này lại bị nghi oan là nhằm mục đích khác.
Câu 9.
Nhận xét về tính cách của nhân vật chồng Thị Kính:
– Sống với vợ nhưng không thấu hiểu phẩm chất của vợ
– Bản tính tiểu nhân, nghĩ xấu cho người khác: la lên khi thấy vợ cầm dao ở cạnh mình
– Nhu nhược, nghe theo lời cha mẹ, nghi oan cho vợ
Câu 10.
Bày tỏ cảm xúc của bạn trước nỗi oan mà Thị Kính phải gánh chịu:
Thị Kính là một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp, chỉ vì có ý tốt mà bị vu oan. Ta cảm thấy xót thương cho nàng, đồng cảm với nỗi oan mà nàng mắc phải. Đồng thời ta cũng cảm thấy căm phẫn tính cách hèn mọn, nhu nhược của người chồng và sự điêu ngoa, ác độc của cha mẹ chồng; qua đó cũng căm phẫn cho xã hội trọng nam khinh nữ.
VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
MỞ BÀI
– Giới thiệu đoạn trích: “Quan Âm Thị Kính” là một truyện thơ Nôm đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam về chủ đề đạo đức thế sự. Đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu là một trong những đoạn trích tiêu biểu, nói về nguyên cớ dẫn đến nỗi oan giết chồng của Thị Kính.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích nói trên.
THÂN BÀI
1. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề:
a. Xác định chủ đề:
Qua nỗi oan của Thị Kính, đoạn trích bày tỏ sự đồng cảm, xót thương đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cũng lên tiếng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ. Đoạn trích cũng ngầm lên án thói trọng nam khinh nữ, tục hôn nhân sắp đặt trong chế độ phong kiến.
b. Phân tích, đánh giá chủ đề:
– Đoạn trích là lời ca ngợi đối với phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính. Nàng là người vợ hết mực chăm lo cho chồng để chồng toàn tâm toàn ý lo việc học hành. Nàng dệt cửi, thức đêm để động viên chồng, yêu thương chồng hết mực.
– Nhưng nàng lại phải chịu nỗi oan ức không thể giãi bày. Mọi lời nói thanh minh của nàng đều không thể lay chuyển được chồng và bố mẹ chồng. Điều ấy cho thấy thân phận thấp cổ bé họng của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ, nơi mà tiếng nói của người phụ nữ không hề có chút trọng lượng.
– Thị Kính cũng là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, không có quyền tự quyết về hạnh phúc cá nhân của mình. Họ lấy chồng theo sự sắp đặt của bố mẹ, rồi khi bị ruồng rẫy, họ lại bị trả về nhà bố mẹ mà không hề có quyền phản đối, kêu đòi.
– Qua đoạn trích, tác giả dân gian cũng cất lên tiếng nói phê phán tố cáo xã hội phong kiến nam quyền. Đại diện cho cái xã hội ấy là người chồng nhu nhược, là bố mẹ chồng ghê gớm, không thèm lắng nghe tiếng nói của nàng dâu. Họ tự cho mình cái quyền phán quyết số phận của người khác chỉ hoàn toàn dựa trên cảm tính, dựa trên oai quyền của họ.
3. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:
– Ngôi kể: Đoạn trích được kể từ ngôi thứ ba, do vậy, diễn biến trong đoạn trích được tường thuật lại một cách khách quan. Tuy nhiên, để ý kĩ, ta thấy người kể chuyện ở đây, tức tác giả dân gian, có cái nhìn thiện cảm và bênh vực Thị Kính, đồng thời phê phán người chồng và bố mẹ chồng của Thị Kính.
– Nhân vật: Đoạn trích có hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện.
+ Nhân vật chính diện là Thị Kính, được khắc họa qua hành động và lời thoại, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất cũng như nỗi oan ức trái ngang mà nàng phải chịu đựng.
+ Các nhân vật phản diện bao gồm người chồng và bố mẹ chồng Thị Kính. Những nhân vật này chủ yếu được khắc họa qua lời nói, qua đó thể hiện tính chất nhu nhược cũng như độc đoán, tàn bạo của họ.
– Bút pháp miêu tả: Đoạn trích chủ yếu kể, tả lại nguyên nhân Thị Kính bị hàm oan và việc Thị Kính bị chồng và bố mẹ chồng buộc tội. Tuy nhiên, thông qua việc miêu tả sự kiện ấy, đoạn trích đã lột tả được tâm trạng oan ức, đau khổ, bất lực của Thị Kính cũng như khắc họa được bản tính xấu xa, chuyên quyền độc đoán của gia đình nhà chồng Thị Kính.
KẾT BÀI
– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ta thấy được sự đồng cảm của tác giả dân gian đối với thân phận của người phụ nữ, đồng thời lên án mạnh mẽ chế độ nam quyền, tệ hôn nhân sắp đặt trong xã hội phong kiến.
– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích đã khiến ta hiểu được nỗi thống khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ, thấy được lợi ích to lớn của việc nam nữ bình quyền trong xã hội hiện đại.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
…………………………………..
Đề 2:
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Dẫn: Sau khi bị nghi oan giết chồng, Thị Kính cải trang thành nam và vào chùa đi tu, nhưng tai họa vẫn chưa hết: Thị Kính bị Thị Mầu vu oan làm mình có thai. Vì không dám để lộ thân phận nên Thị Kính không thể minh oan cho mình. Đoạn trích dưới đây nói về tâm trạng của Thị Kính lúc ở chùa, sau khi phải chịu hai nỗi oan ức trên.
Bạch vân kìa nẻo xa xa,
Song thân ta đấy là nhà phải không?
Bể, non chưa chút đền công,
Bấy lâu nay những nặng lòng vì con.
Ngỡ đà qua nạn Cự môn,
Ai hay Thái tuế hãy còn theo đây.
Tiền sinh nghiệp chướng còn đầy,
Cho nên trời mới đem đày nhân gian.
Mắt phàm khôn tỏ ngay gian,
Hai phen đem buộc tiếng oan tày trời.
Châu kinh tụng mấy muôn lời,
Tai ương hay cũng rụng rời như tro.
Sá thù chi đứa dâm ô,
Nước tùy duyên rửa đi cho kẻo mà!
Chữ rằng: “Nhẫn nhục nhiệm hòa,
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu”.
Lọc vàng nào quản công phu,
Mắt ngừng trên vách, mấy thu đã chầy.
(Trích Quan Âm Thị Kính, in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, H.2000)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thể thơ được sử dụng ở đoạn trích trên là: (0,5 điểm)
- Tự do
- Lục bát
- Song thất lục bát
- Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: (0,5 điểm)
- Biểu cảm
- Tự sự
- Thuyết minh
- Nghị luận
Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng điểm nhìn của ai? (0,5 điểm)
- Tác giả
- Thị Kính
- Thị Mầu
- Thiện Sĩ
Câu 4. Bốn câu thơ đầu là nỗi lòng của Thị Kính đối với ai? (0,5 điểm)
- Đối với cha mẹ
- Đối với chồng
- Đối với cha mẹ chồng
- Đối với Thị Mầu
Câu 5. Những dòng thơ nào sau đây nói về tấm lòng bao dung của Thị Kính? (0,5 điểm)
- Ngỡ đà qua nạn Cự môn/ Ai hay Thái tuế hãy còn theo đây.
- Mắt phàm khôn tỏ ngay gian/ Hai phen đem buộc tiếng oan tày trời.
- Lọc vàng nào quản công phu/ Mắt ngừng trên vách, mấy thu đã chầy.
- Sá thù chi đứa dâm ô/ Nước tùy duyên rửa đi cho kẻo mà!
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung tóm tắt của đoạn trích? (0,5 điểm)
- Tâm trạng của Thị Kính khi vào chùa đi tu
- Tâm trạng của Thị Kính khi phải chịu hai nỗi hàm oan
- Tâm trạng của Thị Kính khi phải xa cha mẹ
- Tâm trạng của Thị Kính khi phải xa chồng của mình
Câu 7. Giá trị nào của văn học được thể hiện qua đoạn trích trên? (0,5 điểm)
- Giá trị nhân đạo
- Giá trị hiện thực
- Giá trị thẩm mĩ
- Giá trị nhận thức
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Từ hai dòng thơ: Chữ rằng: “Nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu”, bạn rút ra được bài học gì cho bản thân? (0,5 điểm)
Câu 9. Xác định chủ đề của đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật Thị Kính trong đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu.
Gợi ý trả lời
ĐỌC HIỂU
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. B Lục bát
Câu 2. A Biểu cảm
Câu 3. D Thiện Sĩ
Câu 4. A Đối với cha mẹ
Câu 5. D Sá thù chi đứa dâm ô/ Nước tùy duyên rửa đi cho kẻo mà!
Câu 6. B Tâm trạng của Thị Kính khi phải chịu hai nỗi hàm oan
Câu 7. A Giá trị nhân đạo
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 8.
Từ hai dòng thơ: Chữ rằng: “Nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu”, ta có thể rút ra bài học:
Trong cuộc sống, con người phải có tấm lòng bao dung, vi tha, biết nhẫn nhịn khi cần thiết.
Câu 9.
Chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích là nỗi lòng của Thị Kính sau khi phải chịu hai nỗi hàm oan không thể gột rửa; qua đó ta thấy được tấm lòng giàu yêu thương, nhân hậu, vị tha của nhân vật này.
Câu 10.
Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng vị tha:
– Tạo cơ hội cho người khác sửa chữa lỗi lầm
– Giúp tâm hồn ta thanh thản
– Được người khác yêu mến, kính trọng
v.v…
VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích tâm trạng của nhân vật Thị Kính trong đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
MỞ BÀI
– Giới thiệu đoạn trích: “Quan Âm Thị Kính” là một truyện thơ Nôm đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam về chủ đề đạo đức thế sự. Đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu là một trong những đoạn trích tiêu biểu, nói về tâm trạng của Thị Kính lúc ở chùa, sau khi phải chịu hai nỗi hàm oan.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích tâm trạng của nhân vật Thị Kính được thể hiện qua đoạn trích.
THÂN BÀI
1. Bốn câu đầu: Nỗi lòng của Thị Kính đối với cha mẹ
– Phải vào chùa đi tu vì những nỗi oan ức không thể giãi bày, Thị Kính nặng lòng thương nhớ quê nhà, thương nhớ cha mẹ.
– Thị Kính bày tỏ nỗi day dứt khi chưa báo đáp được công ơn dưỡng dục sinh thành, lại còn để cha mẹ phải bận lòng vì những nỗi khổ của mình. Điều đó cho thấy Thị Kính là một người con hiếu thảo.
2. Sáu câu tiếp: Giãi bày về những nỗi oan ức
– Những nỗi oan ức tiếp nối, đến khi vào cửa Phật rồi mà tai ương vẫn còn theo đuổi.
– Tuy nhiên ở đây ta thấy Thị Kính không than trời trách đất, cũng không đổ lỗi cho ai, mà chỉ cho rằng vì nghiệp chướng kiếp trước của chính mình, nên kiếp này mình mới bị đày ải trong nhân gian, để trả món nợ tiền kiếp ấy.
3. Còn lại: Tấm lòng vị tha của Thị Kính
– Thị Kính lánh mình cửa Phật, tìm đến kinh kệ để nguôi ngoai tâm sự của mình, để hóa giải nghiệp chướng của chính bản thân mình.
– Thấm nhuần đạo lí nhà Phật, lại sẵn có tấm lòng vị tha, nên Thị Kính không oán thù Thị Mầu, mà chỉ coi đó là nhân duyên tiền kiếp mình mắc nợ, kiếp này phải trả. Bằng cách tu tập, Thị Kính không chỉ muốn rửa oan cho mình, mà còn muốn hồi hướng công đức đến cho Thị Mầu, để Thị Mầu thay đổi bản tính.
– Những câu kết nói lên một triết lí của nhà Phật mà Thị Kính lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình: phải biết nhẫn điều khó nhẫn, phải biết chịu đựng, không oán thù, sân hận.
Quả thật, chỉ qua một đoạn trích ngắn, nhưng ta đã thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Thị Kính: một con người giàu tình cảm, giàu lòng vị tha, thấu hiểu đạo lí nhà Phật. Đó là tấm lòng, là hình ảnh của một vị Quan Âm trong tương lai.
KẾT BÀI
– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ta thấy được những diễn biến tâm trạng của nhân vật Thị Kính, qua đó làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này.
– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy biết sống vị tha, biết bao dung với những lỗi lầm của người khác, bởi mọi thứ đều có nguyên do của nó. Nó cũng cổ vũ ta hãy biết xoay chuyển tâm thế, nhận thức của mình để có được cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.