Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mớiMời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Đề 17    Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu 1.   Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nói ngọt lọt đến…”

  1. da
  2. tai
  3. xương
  4. miệng

Câu 2.  Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

Nội dung của bài Phú sông Bạch Đằng là:

  1. Ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân và thể hiện tình yêu nước thiết tha.
  2. Tấm lòng ưu dân ái quốc của tác giả
  3. Hình tượng người anh hùng của cộng đồng với những phẩm chất đáng quý.
  4. Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, ca ngợi truyền thống anh hùng và nhân nghĩa của dân tộc.

Câu 3.  Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Chàng thì đi cõi xa mưa giỏ/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn/ Đoái trông theo đã cách ngăn/ Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh (Sau phút chia li, Đoàn Thị Điểm)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ:

  1. Lục bát
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Song thất lục bát
  4. Tự do

Câu 4.  Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

Từ “chân” nào trong các từ sau khác nghĩa với các từ còn lại?

  1. chân thành
  2. chân dung
  3. chân tình
  4. chân ghế

Câu 5.  Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Tôi muốn… nắng đi/ Cho … đừng nhạt mất”

  1. bật, hương
  2. kéo, vị
  3. buộc, hương
  4. tắt, màu

Câu 6.  Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai./ Côn Sơn có đá rêu phơi,/ Ta ngồi trên đã như ngồi chiếu êm.” (Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

  1. dân gian
  2. trung đại
  3. thơ Mới
  4. hiện đại

Câu 7.  Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện điều gì?

  1. Ca ngợi phẩm chất của người anh hùng trong thời đại mới.
  2. Vẻ đẹp tâm hồn của những con người trên rẻo cao Tây Bắc.
  3. Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của một tập thể anh hùng Tây Nguyên.
  4. Câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và cuộc đời; bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

Câu 8.  Đề 17 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

  1. miên man
  2. suông sẻ
  3. triêm ngưỡng
  4. rảnh dỗi

Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh nhìn với đôi mắt ….lẫn…”

  1. trìu mến, buồn rầu
  2. chìu mến, buồn rầu
  3. trìu mến, buồn dầu
  4. trìu mến, buồn giầu

Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Mây bị nắng sua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. “

  1. sua
  2. tròn
  3. sương
  4. xe

Câu 11. Nhận xét phép liên kết trong đoạn sau: “Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lần trong ruột những quả bom”.

  1. Phép thế
  2. Phép nối
  3. Phép lặp
  4. Phép liên tưởng

Câu 12. “Thầy giáo đã truyền tụng cho em rất nhiều kiến thức. ”.

Đây là câu:

  1. thiếu chủ ngữ
  2. thiếu vị ngữ
  3. dùng từ sai ngữ nghĩa
  4. sai logic

Câu 13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình”.

  1. Đoạn văn diễn dịch
  2. Đoạn văn tổng phân hợp
  3. Đoạn văn quy nạp
  4. Đoạn văn song hành

Câu 14. Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời (2) của mẹ, em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)

Từ mặt trời (2), có nghĩa là gì:

  1. hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời
  2. thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất
  3. vật thể có ý nghĩa quan trọng
  4. nguồn sống, niềm tin, hi vọng của người mẹ

Câu 15. Trong các câu sau:

I. Các tổ có yêu sách gì cần Ban lãnh đạo giải quyết thì nêu lên.

II. Dế Mèn rất ân hận vì hành động ngu dại của mình đã khiến Dế Choắt chết oan.

III. Những cái ba lô bỗng lúc lắc, lúc lắc, lá ngụy trang rung rinh rồi biến thành một vệt dài mất hút vào vườn trước mắt.

IV. Tình thế không thể cứu vãng nổi.

Những câu nào mắc lỗi:

  1. I và II
  2. I, III và IV
  3. III và IV
  4. I và IV

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:

“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cử người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)

Câu 16. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

  1. Miêu tả
  2. Tự sự
  3. Nghị luận
  4. Biểu cảm

Câu 17. Trong đoạn trích, từ giải phóng có nghĩa là gì?

  1. Làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, chiếm đóng
  2. Làm thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc, cản trở
  3. Làm cho thoát ra một chất hay một dạng năng lượng nào đó
  4. Làm cho cả thể trở nên tốt đẹp hơn

Câu 18. Nội dung của đoạn trích là gì?

  1. Tiếng mẹ đẻ là tất cả tài sản của một dân tộc
  2. Tiếng mẹ đẻ là vũ khí lợi hại để giải phóng dân tộc An Nam
  3. Tiếng mẹ đẻ là nguồn dinh dưỡng nuôi sống mỗi người
  4. Tiếng mẹ đẻ là vốn liếng yêu thương

Câu 19. Trong câu “…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Chơi chữ
  4. Hoán dụ

Câu 20. Thông điệp nào được rút ra từ đoạn trích trên?

  1. Đưa tiếng mẹ đẻ ra với bạn bè thế giới
  2. Tiếng mẹ đẻ cần được phát triển cho phong phú hơn
  3. Cần bảo vệ, trân trọng và tự hào về tiếng mẹ đẻ
  4. Tất cả các phương án trên

Gợi ý trả lời

  1. C xương
  2. D Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, ca ngợi truyền thống anh hùng và nhân nghĩa của dân tộc.
  3. C Song thất lục bát
  4. D chân ghế
  5. D tắt, màu
  6. B . trung đại
  7. D Câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và cuộc đời; bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
  8. A miên man
  9. A trìu mến, buồn rầu
  10. A sua
  11. A Phép thế
  12. C dùng từ sai ngữ nghĩa
  13. A Đoạn văn diễn dịch
  14. D nguồn sống, niềm tin, hi vọng của người mẹ
  15. D I và IV
  16. C Nghị luận
  17. A Làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, chiếm đóng
  18. B Tiếng mẹ đẻ là vũ khí lợi hại để giải phóng dân tộc An Nam
  19. B So sánh
  20. C Cần bảo vệ, trân trọng và tự hào về tiếng mẹ đẻ

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *