lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn văn xuôi trích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!.
Đề: khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
“Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dạng thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.
Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.
– Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xẹp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền.
Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ. Giữa tiếng sóng ngoài khơi dội những tiếng kêu ồ ồ vào cõi im lặng, chỉ có tôi và thằng bé đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng, trên tay thằng nhỏ vẫn cầm chiếc thắt lưng, hai chúng tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá vừa ban nãy chiếc thuyền đậu.
Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất.”
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Cảm nhận đoạn trích trên. khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
Gợi ý làm bài: khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
Mở bài: khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước ng tâm thế của một cây bút lãng mạn, để mọi hình vào văn nghiệp trong tượng trong tác phẩm của mình thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sử mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp, một tâm hồn luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đây là nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là qua đoạn trích chứa nhiều thông điệp quý giá:
“Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, […] Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”
Thân bài khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
* Tác giả: khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
* Tác phẩm: khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đoạn trích dẫn trên nằm ở phần đầu của tác phẩm, đây là đoạn trích miêu tả cảnh Phùng chụp được bức ảnh nghệ thuật và cảm xúc hân hoan hạnh phúc của anh khi được đón nhận cái đẹp.
2. Cảm nhận đoạn trích khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
2.1 Nội dung khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
Đoạn trích mở đầu là cảnh tượng đầy phản cảm, cảnh con đánh bố, bố đánh lại con, đó là sự đảo lộn về luân lý, đạo đức, là sự cảnh báo của nhà văn về tình trạng bạo lực gia đình.
“Khi tôi chạy đến nơi […] lảo đảo ngã dúi xuống cát”.
Tình thương yêu với người mẹ đã khiến Phác trở nên mạnh mẽ: “không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng”. Và lòng căm thù người cha độc ác đã tiếp thêm cho Phác sức mạnh, để Phác “vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ” của lão đàn ông. Tuy nhiên người cha thô bạo ấy đã “dạng thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát.” Phác như chú chim nhỏ bé, non nớt nào có thể chịu đựng được bàn tay thô bạo của lão đàn ông. Từ láy “lảo đảo”, động từ “ngã dúi” gợi tả hình ảnh đáng thương của Phác khi trúng đòn đau từ người cha độc ác. Đánh con xong, lão đàn ông “lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại”. Các từ ngữ “lẳng lặng”, “không hề quay mặt lại” gợi tả sự lạnh lùng, tàn nhẫn của người cha. Nguyễn Minh Châu cũng không quên tô đậm bản tính cộc cằn, thô lỗ đó của lão đàn ông qua miêu tả ngoại hình “tảng lưng khum khum, vạm vỡ; chân chữ bát, vết chân to”, so sánh “nom lão như một con gấu”. Cách miêu tả và so sánh ấy cũng là một cách lý giải rất hợp lý về sự vũ phu, vô nhân tính ở lão đàn ông.
Có thể nói, cảnh tượng bạo lực gia đình ở đây là vô cùng tồi tệ. Chồng đánh vợ, con đánh bố, bố đánh con như một vòng luẩn quẩn, nghiệt ngã. Dẫu biết rằng, Phác thương mẹ, muốn bảo vệ mẹ nên phải làm điều lỗi đạo với người cha. Nhưng cũng chính điều ấy cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, luân lý, những góc khuất của đời sống. Là tiếng nói của nhà văn lên án tình trạng bạo lực gia đình đang gây nhức nhồi trong xã hội.
Bên cạnh cảnh bạo lực gia đình, nổi bật lên trong đoạn trích còn là ứng xử của người đàn bà hàng chài trước hành động của đứa con. Chị là người mẹ nhân hậu, bao dung giàu tình mẫu tử. Trước hết, người đàn bà thấy đau đớn, xấu hổ, nhục nhã, đây là vẻ đẹp của con người giàu lòng tự trọng: “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Bị chồng hành hạ, đánh đập tàn bạo. Thể xác bị chà đạp, tinh thần bị lăng nhục nhưng chị không khóc. Đó không phải là sự vô cảm, dửng dưng với đòn roi mà phía sau đó là cả một tấm lòng, một đức hi sinh, vị tha cao thượng của người vợ, người mẹ. Nước mắt ấy chỉ rơi xuống khi việc làm của thằng chồng đã bị con trai và người khách lạ tên Phùng chứng kiến. Bấy giờ chị mới khóc, nước mắt ấy vừa xấu hổ, vừa nhục nhã, nhưng trên hết vẫn là nước mắt của con người giàu lòng tự trọng. Nỗi khổ đau ấy chị muốn mình âm thầm gánh chịu, chị không muốn ai biết, ai hay. Bởi vậy, giọt nước mắt đau khổ của chị là nước mắt của người mẹ kiên cường chịu đựng vì con; nước mắt của con người có nhân cách có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời và có một đức hi sinh cao thượng khiến ta nể phục.
Chị thương thằng Phác, chị hiểu hành động vô đạo của con là xuất từ tình thương mẹ nên mới làm điều ngược với luân thường đạo lý.
“- Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xẹp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy.”
Hình ảnh người mẹ “mếu máo”, “ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé”, “ôm chầm” khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông. Những biểu hiện đó là biểu hiện của tình thương con, biết ơn con, chịu ơn con, thấu hiểu con. Nhưng nhìn thấy thằng Phác vì thương mẹ mà phạm vào tội ác trái luân thường đạo lí, người mẹ ấy đã có ứng xử bất ngờ: “chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”. Chi tiết người mẹ vái lạy thằng con khiến người đọc không thể không xót xa, ái ngại. Chị không biết phải giải quyết như thế nào mới phải đạo, cũng không tìm được giải pháp. Đó là nỗi lo lắng về sự phát triển nhân cách lệch lạc của con. Trước đó vì thương con, người mẹ đã gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại; xin lão chồng có đánh thì mang chị lên bờ mà đánh. Đó là bởi vì chị thương con, lo lắng cho tương lai của con, không muốn con bị tổn thương tinh thần, là đức hi sinh của người mẹ. Tấm lòng ấy của chị thật nhân văn, cao thượng biết bao.
Thằng Phác thương mẹ, cảm thông cho nỗi khổ đau của mẹ: “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” là biểu hiện của sự lầm lì, ít nói. Hình ảnh thằng bé “chẳng hề hé răng” và có phần lạnh lùng, một biểu hiện của hoàn cảnh sống u uất có thể sẽ tạo nên con người cộc cằn trong tương lai và biết đâu lại là bản sao người cha. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhà văn về sự phát triển lệch lạc của con ao của nền người. Câu văn so sánh “như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà” mang đến nét nghĩa: hình ảnh “viên đạn” chỉ tốc độ thằng bé chạy về phía người đàn ông rất nhanh chóng, đó là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự căm phẫn, giận dữ của người con khi thấy cha bạo hành mẹ. Còn hình ảnh “xuyên qua tâm hồn người đàn bà” là ẩn dụ cho tình mẫu tử, tình thương con quặn lòng của người mẹ. Người mẹ thương con trong đau đớn xót xa bởi chị thấy áy náy với con vì đã để con trông thấy cảnh vợ chồng không hòa thuận, làm tâm hồn con bị tổn thương; người đàn bà lo sợ con sẽ vì thế mà chối bỏ người cha của mình.
Hình ảnh “cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.” là biểu hiện tình cảm của Phác đối với mę, Phác thương mẹ, muốn bảo vệ mẹ, thấu hiểu cho nỗi đau của mẹ, hành động đưa tay “như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt” là một chi tiết đắt giá cho thấy tình yêu thương dành cho người mẹ của đứa con, nó như muốn lau đi những khổ đau, buồn bã trên khuôn mặt của mẹ. Và phải chăng tâm hồn non nớt của Phác, nó chỉ ước tình yêu thương bé nhỏ của mình sẽ có thể khỏa lấp được những đau khổ mà người mẹ đang phải gánh chịu.
Đoạn trích khép lại bằng hình ảnh người đàn bà trở lại chiếc thuyền và cảm xúc hụt hẫng của Phùng khi đối mặt với sự hoang vắng của bãi cát. Từ đó nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi đến người đọc nhiều thông điệp đáng lưu tâm. Người đàn bà hàng chài lại theo chân lão chồng trở về chiếc thuyền quen thuộc. Đây là một hình ảnh không khỏi khiến người đọc ngỡ ngàng và lo lắng cho tương lai bất ổn của chị: “Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền”. Hình ảnh này chắc sẽ còn lặp lại nhiều lần ở phía trước, sẽ là một vòng lặp bất tận, sẽ còn diễn ra mãi mãi nếu như không có sự tác động để thay đổi.
Đứng trên bãi cát cùng thằng Phác, Phùng có thoáng ngơ ngác vì chính anh cũng không hiểu vì sao chiếc thuyền lưới vó vừa hiện lên đẹp đẽ lại có thể chứa đựng một bi kịch gia đình; phía sau thằng bé lầm lì ít nói lại là đứa bé thương yêu người mẹ đến quặn lòng. Cuộc sống vốn dĩ là những nghịch lý, nhiều lúc phi lý đến không thể lý giải. Lúc này “bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ” như chiếc bản lề khép mở giữa hai thế giới: thế giới thần tiên lãng mạn trong bức ảnh nghệ thuật và thế giới cuộc đời trần trụi, nghiệt ngã. Âm thanh “tiếng sóng ngoài khơi dội những tiếng kêu Ồ ồ vào cõi im lặng” mang đến dự báo về những điều nghiệt ngã có thể sẽ còn kéo dài, còn chưa chắc đã dừng lại ở những điều Phùng thấy, bạo lực có thể sẽ đeo bám suốt cuộc đời người đàn bà thuyền chài và thằng Phác tội nghiệp. Cái ngơ ngác của thằng Phác cũng khiến ta nhói lòng, Phác còn quá nhỏ để hiểu chuyện, ở nó chỉ có tình thương mẹ là vũ khí duy nhất để tự vệ và bảo vệ mẹ. Bản thân Phác chưa chắc đã hiểu hết những hi sinh thầm lặng của mẹ, cũng chưa chắc đã hiểu được nguồn cơn nào đã biến người cha thành một kẻ vũ phu. Lúc này “như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”. Mọi cái trước mắt Phùng như thứ nước rửa ảnh quái đản. Bức tranh đẹp đẽ, huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn kia đã biến mất. Mọi thứ lại trở về nguyên sơ, một cảm giác trống trải, hụt hẫng đọng lại trong Phùng, trong cả nỗi lòng của bạn đọc.
Tóm lại, đoạn trích là tình huống thứ hai của thiên truyện – sự đối lập giữa bức tranh chiếc thuyền ngoài xa trong sáng, lãng mạn nên thơ và cảnh bạo hành trên bãi cát. Sự tương phản ấy mang đến những trải nghiệm mới mẻ, những nghịch lý đời sống cần suy ngẫm. Qua tình huống ấy, nhà văn đã gửi đến chúng ta thông điệp: cuộc sống là khối vuông ru bích đa chiều, nhiều màu sắc, nhiều mối quan hệ phức tạp. Nếu chỉ nhìn một phía, đơn chiều, sẽ không thể đánh giá đúng bản chất của hiện tượng. Bởi vậy phải có con mắt đa chiều, khách quan. Phải khám phá, phát hiện những góc khuất của đời sống để cải tạo cái ác, cái xấu, làm đẹp cho cuộc đời. Khi đánh giá mọi sự việc, phải có cái nhìn khách quan đa chiều thì mới có thể đánh giá đúng bản chất của hiện tượng. Người nghệ sĩ phải có trái tim vì cuộc đời, nhạy cảm trước cuộc sống. Phải luôn lấy cuộc sống làm chất liệu. Và vẻ đẹp của nghệ thuật chỉ có được khi người nghệ sĩ thực sự lăn lộn với đời sống, để chưng cất từ máu và nước mắt của con người trong cuộc mưu sinh mà làm nên tác phẩm của mình. Đúng như có lân Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”
2.2 Nghệ thuật khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng, trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài: khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam trong những năm 80 – Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!