Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Đề: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

TỎ LÒNG

(Thuật hoài)

Phiên âm:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Phạm Ngũ Lão

(Bùi Văn Nguyên dịch, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)

Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão



Bài văn mẫu: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Mở bài: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Nhiệm vụ: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

  • Giới thiệu tác phẩm trữ tình (Tên tác phẩm, thể loại, tác giả).
  • Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

 Viết mở bài: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Chí làm trai là một đề tài không lạ đối với văn học phong kiến. Ta từng nghe:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”.

(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

Hay:

“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn)

Trang nam nhi trong xã hội phong kiến có tư tưởng tích trong việc học tập, lập công, lập danh để lưu lại tiếng thơm muôn đời, cũng là vì phụng sự cho triều đình phong kiến, phụng sự cho nhân dân. Lại một lần nữa, ta bắt gặp tư tưởng đó trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. “Tỏ lòng” là tác phẩm đã làm toát lên rất rõ về vẻ đẹp, khí thế của con người nhà Trần, đồng thời cũng có những nét đặc sắc và độc đáo về nghệ thuật.

Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão



Thân bài: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Nhiệm vụ: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

  • Giới thiệu tác phẩm trữ tình. (Tên tác phẩm, thể loại, tác giả)
  • Xác định chủ đề tác phẩm.
  • Phân tích , đánh giá chủ đề của tác phẩm.
  • Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi trữ tình.
  • Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.
  • Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Viết thân bài: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, in trong tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Văn học.  Bài thơ Tỏ lòng được ra đời sau chiến thắng Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp của hào khí Đông A, sức mạnh của con người và quân đội thời Trần. Bài thơ đã làm nổi bật lên hào khí Đông A qua vẻ đẹp của trang nam nhi đời Trần, sức mạnh và khí thế của quân đội nhà Trần. Đồng thời cũng làm bật lên nỗi “thẹn”của Phạm Ngũ Lão và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, khát vọng và lí tưởng của ông.

Trước hết đó chính là vẻ đẹp của hình tượng con người đời Trần được thể hiện qua câu thơ đầu tiên:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
(Múa ngang ngọn giáo trải mấy thu)

Hình ảnh trang nam nhi cầm ngang ngọn giáo, hiên ngang, mạnh mẽ, kiên cường, hùng dũng, sẵn sàng chiến đấu của người chiến sĩ, trấn giữ biên cương quê hương, đất nước trải qua rất nhiều năm. Chấp nhận dấn thân, gian khổ hi sinh, dẫu cho phải hi sinh “gieo Thái Sơn, nhẹ tựa hồng mao”. Tác giả, đặt hình tượng người tráng sĩ trong không gian rộng lớn của vũ trụ “giang sơn”, và trải qua thời gian rất nhiều năm làm bật lên vẻ đẹp con người đời Trần sánh ngang tầm vũ trụ, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên thật lớn lao và kì vĩ.

Hình tượng quân đội nhà Trần tràn đầy khí thế, sức mạnh phi thường, lớn lao được thể hiện qua câu thơ:

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, cường điệu, tác giả đã là nổi bật lên sức mạnh của quân đội nhà Trần qua từ “tì hổ”(như hổ báo). Và khí thế mạnh mẽ của đội quân nhà Trần được thể hiện qua từ “khí thôn ngưu”. “Khí thôn ngưu” là khí thế của đội quân nhà Trần có thể nuốt trôi trâu hoặc có thể hiểu là khí thế của quân đội nhà Trần, làm lấn át cả ánh sáng của vì sao Ngưu trên bầu trời.

Qua hai câu thơ đầu, Phạm Ngũ Lão đã làm sống dậy thời đại của nhà Trần với Hào khí Đông A của những người anh hùng tráng sĩ vệ quốc trong tư thế oai hùng, đội quân hùng hậu và dũng mãnh, phi thường. Ẩn sau đó, là niềm tự hào về sức mạnh và chiến công của dân tộc.

Nỗi “thẹn” của Phạm Ngũ Lão được thể hiện qua hai câu thơ sau:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Theo quan niệm của Nho giáo, một trang nam nhi sinh ra giữa trời đất đã phải mang “nợ công danh”. Vậy “nợ công danh” là gì? “Nợ công danh” là món nợ mà trang nam nhi phải trả cho đời, món nợ “lập công”“lập danh”. “Lập công” là làm nên những chiến công vang dội, có sự nghiệp lớn lao, phải “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đem cái tài, cái học sâu hiểu rộng của mình để phụng sự triều đình phong kiến và cho nhân dân. “Lập danh” là để lại danh thơm cho hậu thế. Như nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã từng nói:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông”

Phạm Ngũ Lão có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, sống trong thời đại nhà Trần với nhiều chiến công rực rỡ và sự nghiệp lớn lao. Vậy mà, ông vẫn thấy “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu. Vũ Hầu là người có công lớn, giúp Lưu Bị xây dựng thành công nhà Thục Hán. Ông cảm thấy mình vẫn chưa trả xong món nợ nam nhi, cảm thấy hổ thẹn, thua kém và xấu hổ. Từ cảm giác “thẹn” của ông, ta nhận thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, và lí tưởng, khát vọng của đấng nam nhi đời Trần. Đó là con người yêu nước, thương dân, khiêm tốn, và luôn khao khát được phụng sự tài năng cho đất nước. Sự đóng góp và cống hiến ấy, bao nhiêu vẫn cảm thấy chưa đủ. Vậy nên, có thể nói “nỗi thẹn” của Phạm Ngũ Lão đã đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.

Bằng việc sử dụng ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ giàu biểu cảm. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hàm súc, ngắn gọn. Nhưng kết hợp cùng bút pháp nghệ thuật phóng đại, so sánh cùng âm hưởng hào hùng, bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão đã rất thành công thể hiện vẻ đẹp hào khí Đông A, vẻ đẹp con người đời Trần và quân đội nhà Trần. Đồng thời thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của ông.  

Kết bài: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Nhiệm vụ: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề tác phẩm.

Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân, hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

Viết kết bài: Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Tóm lại, bài thơ “Tỏ lòng’ với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, ngôn ngữ cô đọng nhưng đã rất thành công thể hiện được hình tượng, khí thế hiên ngang, dũng mãnh của con người và quân đội thời Trần. Đồng thời, qua đó cũng giúp người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhà thơ Phạm Ngũ Lão. Qua bài thơ, ta còn nhận thấy được giá trị của cuộc sống. Đó là thế hệ trẻ ngày nay, cần sống phải có ước mơ, khát vọng, lí tưởng, biết vượt qua khó khăn và thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, thể hiện ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng, đất nước.



 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *