Thực hiện các yêu cầu: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1

Thực hiện các yêu cầu Đề 1
Thực hiện các yêu cầu Đề 1 – Phạm Ngũ Lão

 8. Thực hiện các yêu cầu Đề 1

“Nợ công danh” là gì? Em hãy nêu ý nghĩa tích cực của quan niệm này trong thời Trần và đối với tuổi trẻ ngày nay.  

Gợi ý trả lời: Thực hiện các yêu cầu Đề 1

“Nợ công danh” trong bài thơ trên được hiểu theo hai nghĩa,

◊ “Nợ công danh” được hiểu là món nợ cần phải trả của một đấng nam nhi ở giữa trời đất này.

◊ “Nợ công danh” đặt trong bài thơ, trong hoàn cảnh của tác giả, ngoài nghĩa thứ nhất, còn được hiểu thêm nét nghĩa thứ hai này. Đó là tác giả nghĩ mình vẫn chưa hoàn thành được trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc; vẫn chưa trả xong món nợ nam nhi.

Quan niệm về “nợ công danh” trong thời Trần có ý nghĩa tích cực. Đã làm nam nhi phải cố gắng lập công, lập danh, cống hiến hết mình vì dân vì nước để lại tiếng thơm.

Quan niệm về “nợ công danh” cũng có ý nghĩa tích cực đối với tuổi trẻ hiện nay. Tuổi trẻ hiện nay, không phân biệt nam hay nữ, cũng cố gắng học tập, lập công, lập danh, cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước.

9. Thực hiện các yêu cầu Đề 1

Em hiểu thế nào về câu: “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”?

Gợi ý trả lời: Thực hiện các yêu cầu Đề 1

◊ Phạm Ngũ Lão cảm thấy “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu. “Thẹn” là vì ông nghĩ ông chưa trả xong món nợ nam nhi, chưa trả xong nợ nước, khát vọng muốn phụng sự cho nhà Trần cho đến hết đời. Vì thế ông cảm thấy thẹn, thấy xấu hổ với bản thân.

◊ Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng và khát vọng của tác giả – con người đời Trần.

10. Thực hiện các yêu cầu Đề 1

Phân tích vẻ đẹp của “trang nam nhi” và hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện qua hai câu thơ đầu bài thơ Tỏ lòng.

Gợi ý trả lời: Thực hiện các yêu cầu Đề 1

◊ Vẻ đẹp của “trang nam nhi” ở câu đầu là vẻ đẹp của người nam nhi có tinh thần trách nhiệm, và tấm lòng yêu nước sâu sắc được thể hiện qua hình ảnh cầm ngang ngọn giáo, trấn giữ non sông đất nước đã nhiều năm.

◊ Hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện ở câu thứ hai. “Tam quân” là đội quân nhà Trần. Đội quân nhà Trần được so sánh cường điệu “tì hổ khí thôn ngưu” (ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu), đã làm nổi bật sức mạnh thể chất lẫn tinh thần của đội quân nhà Trần.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *