Đọc văn bản:LỚP HỌC SAU NGÀY BÃO
(Thân tặng những trẻ em miền Trung)
Buổi học sáng nay cô đến lớp sớm hơn
Cô vẫn sẽ đứng chờ em nơi cửa lớp
Nụ cười trên môi tươi vẫn sẽ như hoa buổi sớm
Đã qua rồi những giông tố, gió mưa.
Miền đất nào khi cơn bão đi qua
Ruộng trắng xóa, lúa đồng chiều tơi tả
Bài giảng hôm nay có dáng mẹ cha hối hả
Hao hao gầy trong hoang vắng chiều hôm.
Giờ học bắt đầu hay tiếng lòng cô?
Cả căn phòng ngập tràn trong im lặng
Lặn tận đáy cả những niềm cay đắng
Vũ trụ cuồng phong, rừng, biển, núi, sông…?
Bão qua rồi, những khoảng trống mênh mông
Bao chỗ ngồi, bao dáng hình quen thuộc
Bao dự định, ước mơ, xôn xao miền hứa
Có bài học nào còn dang dở niềm vui?
Cạn mất rồi – không còn cả nước mắt rơi
Nín đi em, sẽ qua ngày biển động
Nín đi em, trời sẽ lại hồng sắc nắng
Bởi tình yêu, bởi hơi ấm cuộc đời.
(DƯƠNG THỊ HUYÊN, Giáo viên Trường THCS Lê Văn Thiêm, TP Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh)
(Theo báo Giáo dục và Thời đại, Số đặc biệt giữa tháng 11, số 274, ra ngày 14/11/2020, tr 27)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Liệt kê ít nhất hai hình ảnh diễn tả khung cảnh bão táp của miền Trung đã qua ở văn bản trên.
Câu 3. Trình bày ý hiểu của anh (chị) về những dòng thơ sau:
Cạn mất rồi – không còn cả nước mắt rơi
Nín đi em, sẽ qua ngày biển động
Nín đi em, trời sẽ lại hồng sắc nắng
Bởi tình yêu, bởi hơi ấm cuộc đời.
Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về tình cảm của cô giáo đối với học sinh trong “Buổi học sáng nay” như thế nào?
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 : (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc: “hãy lan tỏa những hành động đẹp” trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
1 Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? 0,5
Văn bản trên được viết theo thể thơ: Tự do
2 Câu 2. Liệt kê ít nhất hai hình ảnh diễn tả khung cảnh bão táp của miền Trung đã qua ở văn bản trên. 0,5
Những hình ảnh diễn tả khung cảnh bão táp của miền Trung đã quam là:( những giông tố, gió mưa, cơn bão, vũ trụ cuồng phong, ….. và “Ruộng trắng xóa/ lúa đồng chiều tơi tả”)
3 Câu 3. Trình bày ý hiểu của anh (chị) vềnhững dòng thơ sau:
Cạn mất rồi – không còn cả nước mắt rơi
Nín đi em, sẽ qua ngày biển động
Nín đi em, trời sẽ lại hồng sắc nắng
Bởi tình yêu, bởi hơi ấm cuộc đời. 1,0
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản phải đáp ứng được 02 ý trong những ý sau đây:
– “Cạn mất rồi”: “nước mắt rơi” đã nhiều (giờ đã khô cạn), ý chỉ nỗi đau tột cùng của đồng bào miền Trung; và cũng mang nghĩa tả thực: nước lũ (lụt) đã cạn rồi.
– “Nín đi em”: tác giả sử dụng nghệ thuật điệp ngữ, đó là sự vỗ về, dỗ dành, động viên, an ủi của cô giáo dành cho các em nhỏ, bởi đã qua “ngày biển động” và ắt “trời sẽ lại hồng sắc nắng”.
– “Bởi tình yêu, bởi hơi ấm cuộc đời.”: câu thơ mang tính triết lý và giàu giá trị nhân văn mà tác giả muốn truyền thông điệp đến với mọi người về sự đồng cảm và sẻ chia.
– Cả khổ thơ chính là tình yêu thương, sự cảm thông của cô giáo dành cho các em nhỏ là vô bờ bến qua những từ ngữ giàu cảm xúc như: (…)
4 Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về tình cảm của cô giáo đối với học sinh trong “Buổi học sáng nay” như thế nào? 1,0
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản phải đáp ứng được 02 ý sau:
– Tình cảmcủa cô giáo đối với học sinh trong “Buổi học sáng nay” chính là: sự quan tâm, đồng cảm, thấu hiểu, động viên và trên hết chính là cố xoa dịu vết thương – sự mất mát mà các em học sinh đã trải qua trong bão lũ, đồng thời hướng các em về niềm tin ở tương lai tươi sáng (…).
– Từ đó, học sinh liên hệ với bản thân: cần phải “lan tỏa những hành động đẹp” trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
II LÀM VĂN
1 Câu 1 :
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc: “hãy lan tỏa những hành động đẹp” trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:“hãy lan tỏa những hành động đẹp” trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ ý nghĩa của vấn đề: “hãy lan tỏa những hành động đẹp” trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.Có thể theo hướng sau:
* Nội dung:
– Giải thích:
+ “Hành động đẹp”: là những hành động thiết thực của bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội, là việc làm thiện nguyện, xuất phát từ sự chân thành.
+ “Lan tỏa những hành động đẹp”:bằng cách tuyên truyền, biểu dương, khen ngợi để mọi người cùng biết và noi theo.
– Những biểu hiện của việc: “hãy lan tỏa những hành động đẹp” trong hoàn những cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
+ Xuất phát từ những suy nghĩ tốt đẹp và lành mạnh; (…)
+ Biểu hiện bằng những lời nói chân thành, không hoa mỹ; (…)
+ Quan trọng nhất là phải thể hiện bằng những hành động thiết thực, tinh tế và “thiện nguyện”; (…).
->Tất cả xuất phát từ “Tâm”, niềm vui và hạnh phúc, để:
+ Giúp những mảnh đời gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt trong cuộc sống nói chung.
+ Làm cho người và người gần gũi nhau hơn;
+ Cuộc sống sẽ ấm áp, tươi đẹp và nhân văn hơn;
-Phê phán : những “thờ ơ”,“giả tạo”, vụ lợi và thực dụng;
* Bài học nhận thức và hành động: hãy đồng cảm, thấu hiểu với những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt trong cuộc sống nói chung; đồng thời phải “lan tỏa những hành động đẹp”; Đặc biệt phải thể hiện bằng nhiều hành động tốt đẹp, thiết thực (giúp đỡ người khác) trong cuộc sống; để hoàn thiện bản thân về lối “sống đẹp”. 1.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *