lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc (Giản Tư Trung). Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc của Giản Tư Trung.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

(1) Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

(2) Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm chủ cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực làm việc này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

(3) Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm được những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc.

(“Để chạm vào hạnh phúc”, Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc
Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Câu 1: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Theo tác giả, năng lực làm người bao gồm những gì?

Câu 2: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Nêu cách hiểu của anh/chị về các từ/ cụm từ “ nhỏ bé” và “con người lớn” trong đoạn (3).

Câu 3: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Tác giả đã quan niệm như thế nào về “năng lực tạo ra hạnh phúc”?

Câu 4: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”? Vì sao?

Câu 5: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc – hiểu: “Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn”.

Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc
Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Câu 1: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Theo tác giả, năng lực làm người là:

+ “có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái – gì, có trái tim chan chứa yêu thương và giàu lòng trắc ẩn”.

Câu 2: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Cách hiểu về “nhỏ bé”, và “con ng con người lớn”: 

+ “Nhỏ bé”: sống khép kín, tầm thường, thua kém, tẻ nhạt, ích kỉ, … 

+ “Con người lớn”: là người biết mình là ai, biết khẳng định giá trị của bản thân, có lối sống cao đẹp, có ý nghĩa, biết ước mơ và thực hiện ước mơ…

Câu 3: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Tác giả quan niệm về năng lực tạo ra hạnh phúc: 

– Đó là cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể mang lại cho mình và cho người khác.

– Khi con người có năng lực tạo ra hạnh phúc thì có thể thực hiện được điều mình muốn và thực sự “chạm” tới hạnh phúc.

Câu 4: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Các bạn có thể trả lời theo quan điểm của mình:

– Nếu theo hướng đồng tình, cần nhấn mạnh: xã hội mở là xã hội tiến bộ, phát triển, tạo điều kiện, cơ hội cho tất cả mọi người, ai cũng có thể khẳng định giá trị của bản thân, có quyền sống có ý nghĩa, có ước mơ và thực hiện ước mơ…

– Nếu theo hướng phủ định, cần nhấn mạnh: xã hội dù có tiến bộ, phát triển, văn minh đến đâu mà con người vì một điều kiện nào đó không thể, không có khả năng, không chịu hòa nhập thì mãi chỉ là con người “nhỏ bé”.

Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc
Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Câu 5: Đọc hiểu Để chạm vào hạnh phúc

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn”.

Giải thích:

– Lẽ sống là quan niệm sống, thái độ sống, suy nghĩ, cách ứng xử, lối sống đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với chuẩn mực đạo đức, yêu cầu của xã hội… 

– Câu nói khẳng định cách thức để con người có được hạnh phúc thực sự là phải có lối sống thật ý nghĩa và sống hết mình với lối sống đó.

Phân tích, bàn luận về ý kiến “Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn”.

– Tầm quan trọng của lẽ sống tích cực đối với mỗi con người, với xã hội. Là cách “Sống sao cho giá trị” tức là mỗi người sống, cư xử, suy nghĩ và hành động sao cho có nhân cách, để không bao giờ phải hổ thẹn về bản thân và sống có ích cho cuộc đời.

– Chọn cho mình một lẽ sống phù hợp với lứa tuổi, với nhiệm vụ của một học sinh và cháy hết mình với nó (học tập, rèn luyện đạo đức…)

 – Liên hệ bản thân: luôn tự xác định và bồi đắp cho mình những giá trị sống căn bản, thực thi những giá trị sống ấy qua suy nghĩ, hành động cụ thể, thiết thực.

Phê phán: Những người sống không có lí tưởng, ước mơ, vô cảm… biến cuộc đời mình trở nên vô nghĩa, không có đóng góp cho xã hội.

Tham khảo

Bailey từng nói: “Quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta sống sâu thế nào”. Vậy nên, tuổi trẻ cần phải “chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn” là một điều rất cần thiết. Khi nào con người thực sự “chạm” vào hạnh phúc? Câu hỏi đó đã được Tác giả Giản Tư Trung trả lời trong bài viết “Để chạm vào hạnh phúc”, ấy là “khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn”. Thật vậy, một lối sống phù hợp là quan niệm sống, thái độ sống, suy nghĩ, cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với chuẩn mực đạo đức, yêu cầu của xã hội… Khi chúng ta có cho mình một lẽ sống phù hợp thì hành trình trải nghiệm cuộc sống riêng của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn. Hay nói cách khác, câu nói khẳng định cách thức để con người có được hạnh phúc thực sự là phải có lối sống thật ý nghĩa và sống hết mình với lối sống đó. Nhưng quả thực, tìm cho mình một lẽ sống phù hợp và để cuộc sống của mình không trở nên vô nghĩa không hề dễ dàng, bởi đó là quá trình con người phải tự nhận thức về mình, lắng nghe bản thân mình để từ đó mà chân thành lựa chọn cho mình một lẽ sống có ý nghĩa. Chính vì thế, khi có một lẽ sống đúng đắn, tích cực, con người mới có thể thực sự là mình, nói như tác giả là “sống hết mình và cháy hết mình với nó”. Khi ấy, những tiềm năng của mỗi cá nhân được đánh thức và ước mơ, khát vọng trong họ được khơi dậy. Vậy thì tại sao, chúng ta lại không tự nhận thức về mình với tất cả ưu và khuyết, chúng ta lại không lắng nghe những khát ước mơ của mình để chọn cho mình một lẽ sống đẹp? Cánh cửa đi đến “một hạnh phúc trọn vẹn” sẽ do chính bạn mở khóa bằng cách tìm cho mình một lẽ sống đáng quý.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *