Đề: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

“Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một. Nhìn cái thiên nhiên ấy, có những lúc thấy nó không “thơ đời Đường” nhàn hạ, mà thấy nó chính là một cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay mình. Tôi xin ghi ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường Sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận Sông Đà.

Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vô lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc – bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trong tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đậm tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác.”

(Trích “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục, Tr.187, 188, SGK)

Cảm nhận đoạn trích trên; từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích.

Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến
Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

MỞ BÀI: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là sự sáng tạo, độc đáo của tác giả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm như thế. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân khi viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm đam mê kiếm tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã viết về sông Đà bằng tất cả yêu thương và những rung cảm tinh tế. Tình cảm ấy vương vấn trên đầu ngọn bút rồi tỏa ra núi sông, cây cỏ trên một vùng non nước bao la, hùng vĩ và thơ mộng. Đoạn văn: “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà […] phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác” chính là một trong những bức tranh ở dòng sông Đà được Nguyễn Tuân dệt nên bằng thảm tranh đẹp về lụa ngôn từ.

Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến
Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

THÂN BÀI: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Khái quát tác giả, tác phẩm: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Nguyễn Tuân là tác giả lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau năm 1945. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính sáng tạo độc đáo. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hoá thẩm mỹ, thường miêu tả con người ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại, nhưng đặc biệt thành công ở thể tùy bút.

“Người lái đò sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Tùy bút này sau đó được in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960. Đoạn trích dẫn ở trên nằm ở phần đầu của tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”.sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến
Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Triển khai nội dung phân tích: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Đoạn trích mở đầu bằng lời tự sự của nhà văn về cuộc sống gian khổ của người lái đò Sông Đà giữa thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội: “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là […] để giành lấy sự sống từ tay nó về tay mình”. Lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy đủ về cuộc sống gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà. Theo dòng tự sự ấy, ta cảm nhận được cuộc sống của người lái đò là cuộc sống lao động và chiến đấu, đó là cuộc “chiến đấu hằng ngày” vất vả và nguy hiểm, phải đấu tranh để “để giành lấy sự sống” chứ không đơn thuần là cuộc chiến bảo vệ hàng hóa trong những lần xuôi ngược sông Đà để mưu sinh. Nhà văn cũng khẳng định cuộc sống trên chiến trường ấy không nhàn hạ như “thơ đời Đường” mà đầy những nhọc nhằn gian lao bởi luôn phải đối mặt với sông Đà mang “diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một”. Các từ “diện mạo”, “tâm địa” và “kẻ thù số một” gợi ra vóc dáng, tính cách của con sông Đà hung bạo, hiểm độc, dự báo trước những trận chiến khốc liệt, dữ dội không cân sức trước lực lượng tự nhiên.Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Nhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Gs Nguyễn Đăng Mạnh từng ca ngợi: “Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió bão, của núi cao, rừng thiêng, của thác ghềnh dữ dội”. Đoạn văn tả thác sông Đà có lẽ là minh chứng tiêu biểu cho phong cách ấy. Trước hết là âm thanh của tiếng thác gào rùng rợn, hoang dã: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. […] rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Ở đoạn văn này, tác giả đã huy động rất nhiều biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, liên tưởng, so sánh, liệt kê để làm nổi bật tính cách sông Đà. Con Sông Đà đã trở thành một loại thủy quái vừa hung ác, vừa nham hiểm. Qua đó hình ảnh sông Đà hiện lên thật ghê rợn như một nhân vật mang tâm địa hiểm ác với sự khôn khéo, ranh ma.

Tác giả viết “còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng thác réo gần mãi lại réo to mãi lên”. Thác thì còn xa nhưng âm thanh thì đã nghe vang dậy cả một vùng trời đất. Động từ “réo” là âm thanh tiếng nước gào rú, gầm thét. Điệp động từ “réo” cùng cách nói tăng cấp, phóng đại âm thanh “réo gần mãi lại réo to mãi lên” gợi hình dung đó là một con thác rất lớn và vô cùng hung dữ. Bằng phép nhân hóa, tác giả đã hình dung con sông Đà như đang dùng thác để đánh đòn tâm lý với người lái đò. Một loạt các từ tả âm thanh nhưng lại mang cảm xúc, tâm trạng của con người được Nguyễn Tuân huy động: lúc đầu tiếng nước thác nghe như là “oán trách, van xin”, khi thì khiêu khích “giọng gằn mà chế nhạo”. Âm thanh thác nước theo những cung bậc tăng dần của cảm xúc giận dữ. Đó vừa là cách nhà văn nói đến khoảng cách rút ngắn dần khi tiếp cận con sông, vừa là cách tạo ấn tượng về sự dữ dội của sông Đà và tăng dần cảm giác hồi hộp, sợ hãi trong tâm trí người đọc. Những âm thanh ấy là đòn tâm lý mà con thủy quái muốn làm người lái đò nao núng. Các từ ngữ “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “gằn”, “chế nhạo” mang tính cách con người, bộc lộ bản chất ranh ma, quỷ quyệt, đánh đòn tâm lý hòng làm nao núng tinh thần của người lái đò. Đó là bản chất lì lợm, hung bạo, nham hiểm, độc ác, hung dữ.Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến
Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Rồi khi đến gần thác, là lúc sông Đà bộc lộ bản năng hoang dã của nó. Động từ “rống” cùng phép liên tưởng, so sánh mang đến một không khí trận chiến nóng bỏng, kịch tính. Động từ “rống” gợi tả âm thanh lớn, âm thanh phóng đại hết cỡ. Nhà giáo Đỗ Kim Hồi nhận xét thật tinh tế đoạn này: “Còn có thể cảm nhận ở đây bóng dáng của Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá […] Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một con phấn khích mạnh mẽ và man dại, trong đó âm vang cuồng loạn của núi rừng được đưa vào để thanh viện cho sự diễn tả con thác giận dữ ầm ầm va đập vào bờ đá.” Nhà văn sử dụng phép so sánh, nhân hóa. Tiếng nước thác mà “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá toang rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Từ láy “lồng lộn”, động từ “nổ lửa”, “phá toang”, điệp ngữ “rừng lửa”, âm thanh “bùng bùng” gợi tả cảnh hỗn loạn của đàn trâu mộng đang giẫm đạp, bỏ chạy tìm lối thoát thân. Chúng náo loạn trong biển lửa đang thiêu đốt dữ dội. Âm thanh của tiếng chân đang phá toang rừng lửa cùng với âm thanh cuồng nộ của tiếng tre nứa nổ lửa làm bức tranh thiên nhiên như trong phim hành động đỉnh cao vậy. Cái hay của Nguyễn Tuân là tả thác lại không tả hình ảnh trực tiếp mà dùng âm thanh hoang dã để tả gián tiếp, dùng lửa tả nước, dùng rừng để tả sông nhưng vô cùng hiệu quả.

Đoạn văn tiếp theo là sự hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội của đá sông Đà và trận địa “ba trùng vi” hiểm độc.  Mở đầu là tiếng reo vui: “Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Tính từ “trắng xóa” gợi tả về sự trào sôi dữ dội của dàn giao hưởng của sóng gió, bọt nước. Đồng thời gợi tả điệp trùng những con sóng trắng cuồn cuộn xô nhau trên mặt nước mênh mông. “Chân trời đá” là cách nói phóng đại, khoa trương gợi ra sự hùng vĩ tới choáng ngợp của thác đá sông Đà. Ở một đoạn sau đó Nguyễn Tuân còn gọi tên “đại dương đá”. Qua đó khiến người đọc hình dung ra hình ảnh đá chất chồng lên đá, miên man, trùng điệp vừa trải ra chiều rộng, vừa vươn tới chiều dài.Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Tiếp đến nhà văn phát huy cao độ ma thuật của bút pháp nhân cách hóa và vận dụng tri thức ngôn ngữ, đã huy động một đội quân ngôn ngữ hùng hậu bao gồm nhiều lĩnh vực để miêu tả trận địa đá sông Đà. Đó là ngôn ngữ của các ngành: thể thao, quân sự, võ thuật, bóng đá… Tất cả đều sống động dưới ngòi bút của thầy phù thủy ngôn ngữ mang đến một đoạn văn giàu hình ảnh.

Sông Đà hung bạo, hiểm ác, luôn rình rập gieo rắc chết chóc: Đá sông Đà không phải là những hòn đá vô tri, vô giác. Chúng là những chiếc răng nanh khổng lồ, là những quân sĩ đã được huấn luyện bài bản, tỉnh nhuệ. Mỗi một hòn đá là một hình ảnh khác nhau. Nguyễn Tuân đã dùng hết sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để tạo diện mạo và linh hồn cho từng thớ đá vô tri. Đá sông Đà được miêu tả trong những cảm nhận khác nhau, khi thì “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm méo mó” bởi sự gồ ghề, lúc to lớn qua dáng “bệ vệ oai phong lẫm liệt”. Chúng “đứng – ngồi – nằm” không theo thứ tự. Nhưng thực ra sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Nhìn một cách tổng thể, đoạn này là đoạn mà sông Đà đã giăng thiên la địa võng, dàn bày thạch thủy trận. Nguyễn Tuân miêu tả: “đá ở đây từ ngàn năm đã mai phục hết trong lòng sông”, khi có con thuyền nào lọt vào “bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Chúng mang “diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Lối nhân hóa hóm hỉnh đưa người đọc lạc vào mê trận đá. Trên mặt nước trắng xóa, những hình thù đá quái dị lập lờ, trông như những hình nhân bặm trợn, đang trút cơn thịnh nộ không thể nào nguôi, khiến “mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập”. Dòng sông sôi trào cùng thác đá như mang sức mạnh của thủy quái khổng lồ.Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Đá sông Đà không hề vô tri, vô giác mà là một đội quân tinh nhuệ, thiện chiến, hiếu chiến: Chúng “bày binh bố trận”, giăng thiên la địa võng, tạo thành thạch thủy trận, boong ke chìm, pháo đài đá nổi. Chúng đầy quyết tâm và đầy dã tâm, đầy sự hiểm độc: “Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền”. Trận địa đá trùng trùng điệp điệp, vây ráp, đón lõng, thiện chiến “hàng tiền vệ, có hai hòn canh cửa đá trông như là sơ hở” để “dụ đối phương đi vào sâu nữa” rồi “đánh khuýp quật vu hồi lại”. “Nếu chọc thủng được tuyến hai thì nhiệm vụ của những boong ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên.” Câu văn với nhịp điệu dồn dập, bừng bừng, không khí trận chiến nóng bỏng, sôi sục, dự báo sự ác liệt của trận chiến phía trước của ông lái đò và con sông Đà.Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Đá nào là “thạch trận”, đá “tiền vệ”, “tuyến giữa”, “tuyến trên”, “tuyến hai”, “du kích”, “lưới đá”, “boong ke chìm”, “pháo đài đá nổi”. Tất cả đang bày ra một thạch thủy trận với ba hàng chặn ngang trên sông như ba trùng vi thạch trận với trùng điệp bao cửa tử “đòi ăn chết chiếc thuyền”. Những đá tảng đá hòn trùng trùng lớp lớp, bừng bừng nộ khí đối lập hoàn toàn với con thuyền đơn độc, bé nhỏ của ông lái đò. Có thể nói sự tương phản dữ dội giữa con người đơn độc bé nhỏ và lực lượng tự nhiên hùng mạnh ấy càng tôn lên sức mạnh thần thánh của thiên nhiên, cũng như sự can trường, trí dũng của con người.

Hình ảnh đá sông Đà và không khí trận chiến nóng bỏng mang đến cho người đọc những cảm giác mãnh liệt. Đó là nhờ vào tính cách ưa mạo hiểm, phiêu lưu, thỏa mãn khám phá, là đặc điểm của chủ nghĩa xê dịch trong cảm quan của nghệ sĩ Nguyễn Tuân. Đây cũng là chủ nghĩa đã chỉ phối quan điểm nghệ thuật của nhà văn.Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến
Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Nghệ thuật: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Thành công của đoạn trích nói riêng và tùy bút “Người lái đò Sông Đà” nói chung là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Tuân sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo: Trần thuật hấp dẫn, tỉ mỉ, công phu. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, liệt kê, điệp từ, điệp ngữ, bút pháp nhân cách hóa, miêu tả, liên tưởng bất ngờ thú vị. Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao, kết hợp phong phú yếu tố ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực. Giọng văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, hối hả, gân guốc. Con Sông Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng. Tất cả đã giúp Nguyễn Tuân tái hiện được sức sống mãnh liệt của dòng sông Đà hung bạo và trữ tình.Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến
Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Nhận xét: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Nguyễn Tuân có vốn hiểu biết uyên bác trên nhiều lĩnh vực: âm nhạc, hội họa, điêu khắc, điện ảnh, võ thuật, quân sự… Nguyễn Tuân luôn quan sát và miêu tả thiên nhiên ở góc độ thẩm mỹ, con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Trước hay sau Cách mạng Nguyễn Tuân đều viết về cái đẹp, tôn thờ cái đẹp như một chủ nghĩa, một thành trì vững chắc. Văn của Nguyễn Tuân thường thiên về những cảm giác mãnh liệt. Nguyễn Tuân thích cái độc đáo duy nhất, thích tô đậm cái phi thường, thích gây cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Tất cả đều có xu hướng vươn tới cái tuyệt vời, tuyệt đích. “Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió bão, của núi cao, rừng thiêng, của thác ghềnh dữ dội” (Gs Nguyễn Đăng Mạnh). Phong cách Nguyễn Tuân còn được biểu hiện đặc sắc qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Ông sáng tạo ra nhiều từ mới làm giàu cho kho từ vựng dân tộc. Ông xứng đáng với lời ngợi ca mà Vũ Ngọc Phan ban tặng: “Nguyễn Tuân là kho từ vựng phong phú của Tiếng Việt… văn Nguyễn Tuân không dành cho những người nông nổi thưởng thức”.

Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến
Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

KẾT BÀI: Cuộc sống của người lái đò sông đà quả là một cuộc chiến

Có thể nói đoạn trích nói riêng và tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” nói chung là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân. Nói như nhà văn Anh Đức: “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”. Từ bậc thầy ngôn ngữ ấy, vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của thiên nhiên Tây Bắc cứ thế mà hiện ra đầy ấn tượng nơi cõi trời, với bao la trùng điệp núi non, hoa cỏ, sóng, gió, đá, thác gào… Qua đó, nhà văn bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông gấm vóc Việt Nam. Trang viết của nhà văn khiến ta càng yêu hơn những dòng sông quê hương đất nước trên dải đất hình chữ S bao la hùng vĩ mà cũng thật thơ mộng trữ tình.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *