Đề: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Cảm nhận đoạn trích. Từ đó, anh chị có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. 

“Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bản tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường

sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành : “Hỏi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương ?”. Đàn cá dầm xanh quẩy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.”

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người
Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

MỞ BÀI: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là sự sáng tạo, độc đáo của tác giả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm như thế. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân khi viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm đam mê kiếm tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã viết về sông Đà bằng tất cả yêu thương và những rung cảm tinh tế. Tình cảm ấy vương vấn trên đầu ngọn bút rồi tỏa ra núi sông, cây cỏ trên một vùng non nước bao la, hùng vĩ và thơ mộng. Đoạn văn:“Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. […] những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.” chính là một trong những bức tranh ở dòng sông Đà được Nguyễn Tuân dệt nên bằng thảm tranh đẹp về lụa ngôn từ.

Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người
Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

THÂN BÀI: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Khái quát tác giả, tác phẩm: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Nguyễn Tuân là tác giả lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau năm 1945. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính sáng tạo độc đáo. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hoá thẩm mỹ, thường miêu tả con người ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại, nhưng đặc biệt thành công ở thể tùy bút.

“Người lái đò sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Tùy bút này sau đó được in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960. Đoạn trích dẫn ở trên nằm ở phần đầu của tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”.

Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người
Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Triển khai nội dung phân tích: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Đoạn văn thứ nhất là tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi gặp lại sông Đà. Ở góc nhìn gần, vẻ đẹp trữ tình của sông Đà hiện lên sống động và dạt dào sức sống. Với Nguyễn Tuân thì sông Đà với ông như một cố nhân. Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Mở đầu là cảm nhận: “Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách.” Cảm nhận ấy mở ra một cách nhìn đẹp: sông Đà có sức hút riêng, mỗi con người sẽ thấy những vẻ đẹp khác nhau mà thiên nhiên sông Đà mang lại. Hai chữ “gợi cảm” gợi ra vẻ đẹp quyến rũ, sức cuốn hút riêng của dòng sông. Đối với Nguyễn Tuân, thì sông Đà như một “cố nhân”. Hai chữ “cố nhân” xa mà gần gợi nhớ một người bạn cũ, một người tri âm tri kỉ đã lâu không gặp. Chỉ hai chữ “cố nhân” thôi mà chất chứa biết bao nỗi niềm nhung nhớ, yêu thương nhà văn dành cho sông Đà trong suốt những tháng ngày xa cách, đã tuôn trào đầy nghẹn ngào cảm xúc trong giây phút gặp lại. Lần này, sông Đà không hiện lên qua âm thanh ầm ào hung dữ nữa, mà qua một cảm nhận thị giác: Bằng thị giác, tác giả nhìn thấy nắng trên sông Đà “loang loáng” như “trẻ con cầm gương chiếu vào mắt người lớn rồi bỏ chạy”. Từ láy “loang loáng” gợi ra hình ảnh nắng chiếu lấp lánh, long lanh, lung linh. Sông Đà đã đón người bạn cũ bằng cái nắng ấm áp và lấp lánh niềm vui ấy. Nắng đẹp khiến nhà văn say đắm liên tưởng: miếng sáng ấy trên sông lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Động từ “lóe” làm hình ảnh dòng sông hiện lên thật sống động. Chữ “lóe” gợi ra ánh sáng bất ngờ, chói chang và ấm áp cách liên tưởng “màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há dương châu” mang đến cảm giác vừa gần vừa xa; vừa thực vừa mộng; vừa cổ kính vừa hiện đại. Mượn câu thơ Đường với vẻ đẹp hoa khói mùa xuân huyền ảo, mơ màng, bình yên, thơ mộng trong ý thơ của Lý Bạch, tác giả cũng như đưa người đọc đắm chìm trong vẻ đẹp ấm áp, trong sáng, mộng mơ, nên thơ của sông Đà. Cảm giác mà sông Đà mang lại khiến cho người đọc như có thấy mình đang lạc vào một chốn sơn thủy hữu tình của trăm năm về trước trong cõi Đường thi xa xăm phồn thịnh.

Thị giác của nhà văn còn bắt gặp bên dòng sông ấy sức sống đang dạt dào với “bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bướm bướm trên sông Đà”. Câu văn sử dụng phép điệp từ “Sông Đà”, phép liệt kê: bờ, bãi, chuồn chuồn, bươm bướm… làm sông Đà hiện lên với cảnh vật sinh động phong phú, đa dạng, sức sống hoang dại mà mãnh liệt. Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Bằng xúc giác, tác giả nhận ra sông Đà mang đến cảm giác “đằm đằm ấm ấm”. Gặp lại sông Đà, nhà văn nhận ra: “chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm”. Hai chữ “chao ôi” như tiếng thốt, như sự xuýt xoa, vỡ òa bởi hạnh phúc vô bờ khi gặp lại cố nhân. Ba chữ “nắng giòn tan” là một ẩn dụ đẹp gợi cho ta một cảm nhận đẹp về cái nắng thật trong, thật sáng, thật mỏng và nhẹ, mong manh quý giá vô cùng, trái ngược hoàn toàn với cái âm u trĩu nặng của những kì mưa dầm tầm tã. Còn gì hạnh phúc bằng sau mùa đông kéo dài u ám bỗng một ngày gặp “nắng giòn tan”. Cách so sánh ấy giúp người đọc nhận ra cảm giác lâng lâng, sảng khoái, của nhà văn khi gặp lại dòng sông. Lại tiếp một vế so sánh “vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Điệp ngữ “vui như” lặp lại hai lần như nhân lên bội phần niềm hạnh phúc sướng vui. Còn gì vui hơn khi giấc mơ đang đẹp bỗng đứt quãng rồi lại được “nối lại chiêm bao”. Cách so sánh ấy thật độc đáo gợi ra một dòng sông có linh hồn, có tính cách mang vẻ đẹp chiều sâu. Con sông ấy trong cái nhìn nhân cách hóa của nhà văn giống như một người bạn tình chung thủy, mãi chờ đợi người đi xa trở về. Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Đoạn văn tiếp theo mang đến cho người đọc vẻ đẹp của đôi bờ sông Đà hoang sơ, tĩnh lặng, thanh tịnh, thảm thực vật phong phú. Tác giả miêu tả cảnh đôi bờ sông thật ấn tượng. Người đọc như lạc vào thế giới cổ tích, thế giới của tiền sử. Câu văn “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” toàn vần bằng kết hợp với phép điệp ngữ “lặng tờ” ở hai câu văn sau đó tạo cảm giác yên ả, thanh bình, sự tĩnh lặng. Con thuyền như đang êm trôi vào cõi xa xăm, trong cõi hoang sơ của trời đất. Tự tâm hồn yêu thiên nhiên đất nước, nhà văn dường như không kiềm chế được sự thảng thốt ngỡ ngàng của mình bởi vẻ đẹp khó cưỡng của sông Đà: “Hình như từ đời Trần, đời Lý, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Hai chữ “hình như” mang sắc thái nghi vấn gợi lên bao nỗi niềm bâng khuâng thương nhớ. Sự hướng nội về dòng chảy của lịch sử càng làm nổi bật vẻ đẹp nguyên sơ của đôi bờ sông Đà. Hình như đã từ rất lâu, từ buổi hồng hoang của nhân loại đến những mốc lịch sử xưa xa đời Trần, Lý, Lê… sông Đà vẫn ngủ yên trong cái “lặng tờ” ấy. Chưa ai khai phá nó, chưa ai đánh thức nó. Phép so sánh độc đáo, dùng không gian để gọi mở thời gian, mở rộng biên độ làm nổi bật vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, nguyên thuỷ của buổi sơ khai. Tác giả Đỗ Kim Hồi từng mê mẩn nhất đoạn này: “Câu văn viết toàn thanh bằng, đẹp như một lời thơ. Mà đoạn văn xuôi ấy, sao tôi thấy nó thơ hơn nhiều lắm so với bao nhiêu bài thơ tôi đã đọc. Chắc phải có người thơ nào thèm muốn tạo được sự lặng lẽ đầy mơ mộng của một mũi đỏ là lừ trôi giữa đôi bờ hoang dại, cái lặng lẽ tuyệt đối để ru hồn người vào cái ảo giác về bờ sông tiền sử, về một nỗi niềm cổ tích hay hoài niệm về thời Li thời Lê… Và là cái lặng lẽ mơ màng đến độ con người chờ mong một sự giật minh để rũ mình ra khỏi giấc mơ xưa mà không được.”  Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Câu văn tiếp theo là một so sánh đẹp: “bờ sông hoàng đại như một bài tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Phép điệp làm hai câu văn trở nên nhịp nhàng sinh động. Hình ảnh “bờ sông hoàng dại như một bờ tiền sử” làm nổi bật và đẹp hoang sơ, nguyên thuỷ, hùng vĩ của buổi sơ khai. Sông Đà có những quảng chưa ai đánh thức, chưa người khai phá nên nó vẫn còn nguyên dạng như buổi hồng hoang. So sánh “ bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa là một so sánh gợi cảm, gợi ra thế giới ấu thơ với và đẹp trong sáng, hồn nhiên, tĩnh lặng. Vẻ đẹp ấy khiển nhà văn say đắm ngẩn ngơ như ngư phủ lạc vào cõi Đào Nguyễn thuở nào trong dã sử trung hoa. Say đắm đến nỗi mà không dứt minh ra được khỏi cảm giác ấy nên mới “thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lạ để đánh thức mình ra khỏi cảnh mộng. Qua những câu văn và ngôn từ thị hoa ấy, ta càng thấm thía câu nói của Nguyễn Tuân “giàu ngôn ngữ thi văn sẽ hay (…). Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp”. Quả thật những chữ “hoang dại như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” thì chỉ có Nguyễn Tuân mới viết ra được, nó giàu sức gợi, có súc ru lòng người lạc vào cõi trời đất xa xăm.  Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Vẫn tiếp tục quan sát và miêu tả, nhà văn đã làm đôi bờ sông nổi lên vẻ đẹp của thảm thực vật phong phú: làm t viên Trên bờ cỏ cây hoa lá phong phú: “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp… búp cỏ gianh đẫm sương đêm… áng có sương”. Các từ ngữ “non”, “nõn búp”, “đẫm sương đêm”, “áng cỏ sương” gợi ra vẻ đẹp sự sống như đang trỗi mình trong từng lá ngô non, từng ngọn cỏ. Cảnh vật sao mà tươi non, mỡ màu đầy sức sống. Cây cối đang độ nõn nà, tươi mới, nhựa sống đang tràn trề, dào dạt. Trên bờ còn có muông thú: “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ giành đẫm sương đêm”; “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhìn nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đỏ. Hươu vểnh tại nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng của một con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương”. Hình ảnh “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm” gợi tả sự thong thả của đàn hươu, vừa gợi ra cảnh đẹp thanh bình, yên ả. Ở đây cảnh mơ mà người cũng mơ, dường như là con vật hỏi người hay chính là người đang say trong cảnh mộng mà tự hỏi mình. Cảnh sông Đà thơ mộng là thể, có những khoảng lặng diệu kì khiến con người ta rơi vào cảm giác thần tiên. Đúng thế, thế giới sông Đà thật sống động, vạn vật như đang chìm vào cõi huyền ảo, mộng mơ, như quay lại thời cổ tích, thời tiền sử khi mà cả cây có đều có linh hồn, tiếng nói. Vẻ đẹp ấy thật đầy chất thơ, chất họa. Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Dưới sông thì có cá: “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước đuổi đàn hươu vụt biến”. Động từ “quẫy vọt” gợi hình ảnh sống động, cá như quăng mình lên không trung rồi phô trương “bụng trắng như bạc rơi thoi”. Âm thanh ấy phá tan không gian yên tĩnh kéo con người từ mộng trở về hiện thực. Nguyễn Tuân đã dùng thủ pháp lấy động tả tĩnh mang đến một bức tranh thật thơ mộng trữ tình. Cảnh tĩnh lặng tới mức chi tiếng cá quẫy cũng đủ khiến ta phải giật mình. Nhưng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, cái tĩnh không đồng nghĩa với sự phẳng lặng, đơn điệu mà vẫn luôn hàm chứa sự bất ngờ, vẫn không ngớt biển hoa. Hình ảnh so sánh “bụng trắng như bạc rơi thoi” còn gợi ra câu thành ngữ ngàn đời của người Việt “rừng vàng biển bạc”. Phải chăng đó cũng là một cách mà tác giả ngợi ca vẻ đẹp về sự giàu có của non sông gấm vóc Việt Nam.

Đoạn văn kết thúc bằng ý thơ của Tản Đà và hình ảnh dòng sông trôi về miền xuôi giữa bao bâng khuâng thương nhớ. “Thuyền tôi trôi trên “dải sông Đà bọt nước lênh bệnh – bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình của một người tình nhân chưa quen biết”. Mượn so sánh trong câu thơ Tản Đà “bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” – Nguyễn Tuân như gửi vào đấy tình yêu thiên nhiên, yêu con sông tha thiết, dạt dào. Nguyễn Tuân đã nhập thân vào dòng sông để lắng nghe và xúc động: “Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”. Câu văn với nhịp điệu chậm, buồn như đúng dòng chảy “lững lờ” của dòng sông. Không còn thác đá thét gào, không còn hút nước xoáy tít, gào rú; cũng không còn trùng vi thạch trận với bao cửa tử cửa sinh. Con sông đang “nhớ thương”, đang “lắng nghe” một thế giới khác của sông Đà, đó là thế giới giọng nói “êm êm của người xuôi”, thế giới hạ lưu nơi những “con đò mình nở chạy buồm vải”. Hình ảnh so sánh độc đáo kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng đã đưa những câu văn xuôi của Nguyễn Tuân vút lên như những vần thơ mềm mại, du dương; như nét vẽ thanh thoát, vừa thực, vừa mộng. Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người
Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Đánh giá: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

 Cách xây dựng hình tượng sông Đà: Quan sát sông Đà ở nhiều góc độ. Ngòi bút miêu tả kết hợp ngôn ngữ giàu có, tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, tính biểu cảm cao, giàu tính tạo hình, rất sắc sảo và đậm chất tài hoa uyên bác. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa, liệt kê, tương phản đối lập, ẩn dụ…Lối so sánh liên tưởng độc đáo thú vị khiến sông Đà không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như một con người có vẻ đẹp tâm hồn, tính cách phong phủ, một sinh thể sống động, bởi vậy nhà văn luôn viết hoa hai chữ Sông Đà. Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: điện ảnh, âm nhạc, hội họa, thi ca… khi miêu tả tính cách hung bạo, hùng vĩ, nhà văn sử dụng ngôn ngữ bóng đá, thể thao, quân sự, võ thuật… Cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện về dòng sông cho thấy vốn hiểu biết phong phú của tác giả về địa lý, lịch sử, văn hóa, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc… qua đó thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng, phong cách nghệ thuật uyên bác, tài hoa.

Tôi có bay tạt ngang qua sông Đà mấy lần 
Tôi có bay tạt ngang qua sông Đà mấy lần

Nhận xét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người (Nguyễn Tuân)

Có thể nói, đoạn trích trên đã thể hiện thành công phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trước tiên, được thể hiện qua vốn hiểu biết uyên bác của nhà văn: Hình ảnh lãng mạn, trữ tình của con sông Đà được Nguyễn Tuân tái hiện bằng cách kết hợp kiến thức hội họa và văn chương. Nguyễn Tuân luôn quan sát và miêu tả con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước Cách mạng Nguyễn Tuân kiếm tìm những con người tài hoa nghệ sĩ ấy trong quá khứ, thì sau Cách mạng, ông tìm thấy con người ấy trong cuộc sống lao động thường ngày. Văn của Nguyễn Tuân thường thiên về những cảm giác mãnh liệt; thường sử dụng bút pháp tương phản và đối lập để làm nổi bật hình tượng. Nguyễn Tuân thích cái độc đáo duy nhất, thích tô đậm cái phi thường, thích gây cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Phong cách Nguyễn Tuân còn được biểu hiện đặc sắc qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Là “bậc thầy phù thủy của ngôn ngữ” nên từng câu, từng chữ mà ông đặt lên trang giấy là cả một quá trình sáng tạo công phu, cẩn trọng và thiêng liêng. Ông lựa chọn ngôn từ một cách trau chuốt, tỉ mỉ. Đó là thứ ngôn từ gợi lên sự liên tưởng, tưởng tượng, gợi lên những rung cảm thẩm mĩ và ấn tượng khó phai ở người đọc. Nguyễn Tuân còn không ngừng làm mới những từ ngữ sẵn có để tạo nên một thứ ngôn ngữ độc đáo, mới lạ. Ông xứng đáng với lời ngợi ca mà Vũ Ngọc Phan ban tặng: “Nguyễn Tuân là kho từ vựng phong phú của Tiếng Việt… văn Nguyễn Tuân không dành cho những người nông nổi thưởng thức”.

Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người
Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Nghệ thuật: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Thành công của đoạn trích nói riêng và tùy bút “Người lái đò Sông Đà” nói chung là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Tuân sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo: Đoạn văn đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, bút pháp nhân cách hóa miêu tả, liên tưởng bất ngờ thú vị. Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao, kết hợp phong phú yếu tố ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực. Sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca, âm nhạc, địa lý, văn hóa học để miêu tả. Câu văn đa dạng nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình, Con Sông Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng. Tất cả đã giúp Nguyễn Tuân tái hiện được sức sống mãnh liệt của mỹ nhân sông Đà thơ mộng và trữ tình.

Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người
Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

KẾT BÀI: Con sông Đà gợi cảm đối với mỗi người

Có thể nói đoạn trích nói riêng và tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” nói chung là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân. Nói như nhà văn Anh Đức: “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”. Từ bậc thầy ngôn ngữ ấy, vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc cứ thế mà hiện ra tươi tắn, duyên dáng trong cái bao la của cõi trời, của sự trùng điệp núi non, hoa cỏ. Qua đó, nhà văn bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông gấm vóc Việt Nam.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *