Đề: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích: 

“Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bản âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều : “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên : “Đó chính là Tứ đại cảnh !”

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây ; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả : “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian ; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hoa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

MỞ BÀI: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là sự sáng tạo, độc đáo của tác giả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tác phẩm như thế.  “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp. Một trong những dòng văn lai láng chất thơ chất họa về dòng sông ấy, đoạn trích sau là tiêu biểu hơn cả: 

“Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy […] quê hương xứ sở” 

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

THÂN BÀI: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Khái quát tác giả, tác phẩm: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút ký. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Sáng tác của ông gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, con người, đặc biệt là văn hóa Huế. Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp. Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” viết ở Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài ký có ba phần. Sách giáo khoa trích học phần đầu. Với bút ký này, tác giả đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thật đầy chất thơ về dòng sông Hương theo dòng chảy của nó từ Trường Sơn cho đến khi chảy qua thành phố Huế và xuôi về biển. Đoạn trích dẫn trên đây là phần đầu đoạn trích sách giáo khoa: vẻ đẹp phong phú của sông Hương ở thượng nguồn Trường Sơn. Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Sách giáo khoa Ngữ văn 12 từng nhận định: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”. Điều này rất đúng trong trường hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi đề tài sông nước là đề tài không hề mới trong văn học. Thế nhưng bằng sự tài hoa, bằng cách nói riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về sông nước bằng một lối viết độc đáo, hấp dẫn, trí tuệ, sáng tạo…Đoạn trích dẫn là một bằng chứng cho “tiếng nói riêng”, “hình sắc riêng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đoạn trích dẫn trên đây là phần đầu đoạn trích sách giáo khoa: Sông Hương gắn liền với âm nhạc cổ điển Huế và tâm trạng lưu luyến khi chia tay kinh thành Huế. Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Triển khai nội dung phân tích: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương cũng chính là dòng sông gắn liền với âm nhạc cổ điển Huế. LepTonxtoi từng nói: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Phải chăng, sông Hương là kết quả của tình yêu, là nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dốc hết kho từ vựng phong phú của mình để thể hiện tình yêu ấy với nhiều phát hiện đẹp. Ở đây, ngắm nhìn Huế qua điệu slow trữ tình của dòng sông cùng với trăm ngàn ánh hoa đăng bồng bềnh, nhà văn như phát hiện ra điều kỳ thú nhất: sông Hương chính là dòng sông gắn liền với văn hoá Huế.   Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

“Hình như trong khoảnh khắc chúng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.” Hai chữ “hình như” tạo thành kiểu câu hỏi tu từ tạo nên cảm xúc bâng khuâng sâu lắng. Hai chữ “chùng lại” mang đến cảm giác dòng nước ngập ngừng, vương vấn. Trong khoảnh khắc ấy, nhà văn đã liên tưởng, so sánh Hương giang giống như một “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. “Tài nữ” là hình ảnh người con gái đẹp, cao sang, quý phái – thuộc hàng nhất phẩm; không chỉ đẹp mà còn có trí tuệ, sự thông minh và tài năng. Trong hình dung đó, sông Hương giống như một người nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn. Nàng đẹp yêu kiều, diễm lệ; kiêu sa, quý phái mà đằm thắm dịu dàng. Người tài nữ ấy đã đánh thức Huế bởi những bản đàn, đánh thức đêm kinh thành bằng lời ca và tiếng hát. Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Tác giả không ngần ngại khi bày tỏ: “Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát.” Sự “thất vọng” ấy là sự không hài lòng, bởi không thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm nhạc Huế trong thời gian ban ngày hoặc không gian nhà hát. Cái “thất vọng” của nhà văn đã minh chứng cho một sự thật: “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Nghĩa là chính không gian sông nước ấy là nơi khơi nguồn cảm hứng để nền âm nhạc ra đời, và cũng chính không gian ấy là nơi có thể cảm nhận được nhạc Huế hay nhất, tình cảm nhất. Đó là sự đánh giá công bằng. khách và đầy tự hào, đầy sự hiểu biết của nhà văn. Nhà văn tưởng quan tượng rằng: “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Hình ảnh “mái chèo khuya”, gợi ra không gian yên ắng, tĩnh lặng; còn “tiếng nước rơi bán âm” là tiếng nước rơi trầm đục theo cách cảm nhận âm nhạc, có thể là tiếng nước rơi rất mỏng, nhẹ, bật lên trong cái thanh vắng của đêm khuya. Điểm gặp gỡ của nền âm nhạc cổ điển cũng như những câu hò dân gian là đều đã được sinh thành trên mặt nước sông Hương nên nó chỉ vang lên hay nhất trong những khoang thuyền, chỉ bộc lộ trọn vẹn sức lay động của nó với những ai từng lênh đênh trên sông nước trong những đêm khuya. Và cũng chính không gian lắng đọng này mà nghe ca Huế trên sông thì thật là không gì bằng.

Trong sự liên tưởng phong phú, ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường có phần phóng khoáng đôi chỗ tuỳ hứng. Ông liên tưởng đến Nguyễn Du “đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”. Hai chữ “lệnh đênh” và hình ảnh “phiến trăng sầu” gợi ra những chim nổi, những tâm sự u hoài về thời cuộc. Có lẽ chính cảm thức về thời cuộc và cuộc đời long đong, nổi nênh, bọt bèo của nàng Kiều đã hòa vào nỗi lòng của Nguyễn Du để từ đó “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.   Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Cái tôi tài hoa và phóng khoáng ấy của nhà văn họ Hoàng còn phát hiện ra một sự thật thú vị: “Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều, “Trong như tiếng hạc bay qua – đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhóm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”. Các từ “nhổm dậy, vỗ đùi, thốt lên” thể hiện sự thích thú, trầm trồ, ngưỡng mộ. Người nghệ nhân già sau nửa thế kỷ chơi đàn đã chợt nhận ra khúc nhạc Huế trong những trang Kiều của cụ Nguyễn: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa với”. Khúc âm trong trẻo như tiếng hạc bay qua, lúc lại đục như tiếng suối mới sa nửa vời, là khúc “Tứ đại cảnh” – một bản nhạc cổ Huế, tương truyền do vua Tự Đức sáng tác. Ngày nay, nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể. Đó là niềm tự hào của người Huế và cũng là niềm tự hào của cả dân tộc. Có ai ngờ được rằng nền âm nhạc ấy đã được sông Hương khởi nguồn và vun đắp.  Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Ở đoạn văn tiếp theo, bằng ngòi bút nhân cách hoá, tác giả hình dung sông Hương là cô gái lưu luyến chia tay với người tình nhân để về với biển cả. “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vỹ Dạ.” Những câu văn như mang linh hồn của Huế; như diễn tả được thần thái, bắt đúng nhịp của xứ Huế với sương khói mơ màng. Cụm từ “mơ màng trong sương khói” vẽ nên bức tranh thơ mộng, huyền ảo, nhịp sống khoan thai, chậm rãi. Còn “màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau” lại gợi nhớ đến vẻ đẹp Vĩ Dạ thôn trong thơ Hàn Mặc Tử: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên – vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Đó là thiên nhiên trong sáng, trong trẻo, dạt dào sức sống. Và thiên nhiên dạt đào ấy, lắng đọng ấy càng làm cho cảm giác lưu luyến của dòng sông càng trở nên nặng lòng với Huế. Thiên nhiên đã truyền tâm hồn cho dòng chảy của tự nhiên khiến con sông cứ như một người tinh của Huế vậy. Các từ ngữ “ôm lấy”, “xa dân”, “lưu luyến” như tả được cái tình của dòng sông đối với quê hương xứ sở. Nếu khi chảy qua kinh thành Huế, sông Hương trôi đi thực chậm, sông Hương tựa như “mặt hồ yên tĩnh”, có lúc “nửa như muốn đi, nửa như muốn ở”. Đó là nỗi lưu luyến là vấn vương với người tình nhân. Thì nay khi đã ra đi giữa màu xanh biếc của vùng ngoại ô Vĩ Dạ, sông Hương vẫn không muốn rời xa người tình: “Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông – tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Hai chữ “sực nhớ” gợi tả sự bừng tỉnh. Nàng như sực nhớ ra điều gì và rẽ ngoặt, quay về ôm Huế lần cuối ở góc phố Bao Vinh xưa cổ. Tuyệt bút nhất có lẽ là đoạn này khi tác giả miêu tả chỗ đổi dòng đột ngột của sông Hương. Các từ ngữ như: “sục nhỏ lại”, “đột ngột đổi dòng”, “rẽ ngoặt”, làm dòng sông như có linh hồn, đong đầy cảm xúc, lại như một nỗi lưu luyến, bịn rịn không nỡ chia xa.   Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Từ góc nhìn nhân cách hóa, tác giả hình dung sông Hương chính là người con gái với tấm lòng thủy chung son sắc với kinh thành Huế: “Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lắng lo kín đáo của tình yêu.” Cụm từ “khúc quanh này thực bất ngờ biết bao” gợi tả cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên, một khám phá, một phát hiện bất ngờ thú vị. Câu hỏi tu từ “Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây” vừa thể hiện sự trăn trở, băn khoăn, vừa cho thấy cảm xúc bâng khuâng của tác giả. Và không thể lý giải được bằng góc độ tự nhiên, nhà văn đã nhân cách hóa “và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lợ kín đáo của tình yêu.” Hai từ “vương vấn” gọi ra tình cảm quyến luyến còn “chút lẳng lo kín đáo” lại gợi vẻ đẹp nữ tính, nét thùy mị, dịu dàng. Tất cả những tình cảm ấy khiến dòng sông hiện lên sống động, trữ tình. Dòng sông ấy là cô gái có mối tình đắm say với kinh thành Huế như mối tình với người dân Châu Hóa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.   Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Từ góc nhìn tình yêu lứa đôi, nhà văn có một liên tưởng thật lãng mạn: “Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chỉ tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non – còn nước – còn dài. Còn về – còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở. Hai chữ “chí tình” gợi ra rõ nét và đầy đủ tình cảm chân thành, sâu sắc, sâu nặng của sông Hương dành cho Huế mà cũng là của Kiều dành cho Kim Trọng. Mối tình Kim Kiều là mối tình đẹp mà đau thương nhất trong lịch sử văn học nước nhà, là mối tình biểu tượng cho sự chung tình. Mượn câu chuyện tình yêu ấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói lên mối chung tình của sông Hương dành cho Huế:     Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Đã nguyền hai chữ đồng tâm

Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

Còn non còn nước còn dài

Còn về còn nhớ đến người hôm nay” 

(Truyện Kiều, Nguyễn Du). 

Và người viết những dòng nhớ, dòng thương, dòng luyến lưu tha thiết ấy đã kết luận: “Ấy là tấm lòng của người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”. Vâng! Sông Hương chung tình với kinh thành Huế như người dân Châu Hoá mãi mãi yêu mảnh đất tình người của họ. Hai chữ “chung tình” thể hiện sâu sắc tình cảm thủy chung son sắt, mặn nồng; từ láy “mãi mãi” khẳng định sự bất tử của mối tình ấy, đó là mối tình bền bỉ theo thời gian, mãi chạm khắc vào năm tháng không bao giờ phai mờ. Có thể nói, bằng phép nhân hoá, so sánh để lý giải địa hình đã vô tình khoác lên cho dòng sông một tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn không nỡ rời xa lúc chia tay, để cảm nhận một con sông thắm thiết chung tình. Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Nghệ thuật: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bút ký xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hành văn súc tích, giàu chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích là cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. Thành công của đoạn trích nói riêng và bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo: Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Sử dụng nhiều phép tu từ như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ. Bút ký có sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân. Giọng văn nhẹ nhàng pha lẫn hoài niệm làm bài ký toát lên nỗi niềm thương nhớ bằng khuâng. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường và chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút tài hoa ấy thăng hoa cùng tác phẩm.   Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

KẾT BÀI: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại

Pau-top-xky đã từng nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người mở đường đến với xứ sở của cái đẹp”. Và phải chăng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm thấy được niềm vui ấy khi mở đường, dẫn lối, đưa người đọc về với xứ Huế mộng mơ để cùng ngắm nhìn dòng sông Hương xinh đẹp qua bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Bút ký này càng làm ta thêm yêu quý những dòng sông của quê hương đất nước trên dải đất hình chữ S hùng vĩ, hiểm trở mà cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *