Đề: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích:
“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến ; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét ; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình ; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vàng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít ; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tế xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân ; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng ; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại ; ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh”, thế vậy ! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quỷ điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.”
“Từ đây, như tìm đúng đường về .. như những vấn vương của một nỗi lòng”
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
MỞ BÀI: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là sự sáng tạo, độc đáo của tác giả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tác phẩm như thế. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp. Một trong những dòng văn lai láng chất thơ chất họa về dòng sông ấy là đoạn trích sau: “Từ đây, như tìm đúng đường về … như những vấn vương của một nỗi lòng”. Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
THÂN BÀI: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Khái quát tác giả, tác phẩm: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút ký. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Sáng tác của ông gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, con người, đặc biệt là văn hóa Huế. Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp. Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” viết ở Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài ký có ba phần. Sách giáo khoa trích học phần đầu. Với bút ký này, tác giả đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thật đầy chất thơ về dòng sông Hương theo dòng chảy của nó từ Trường Sơn cho đến khi chảy qua thành phố Huế và xuôi về biển. Đoạn trích dẫn trên đây là phần đầu đoạn trích sách giáo khoa: vẻ đẹp phong phú của sông Hương ở thượng nguồn Trường Sơn. Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 từng nhận định: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”. Điều này rất đúng trong trường hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi đề tài sông nước là đề tài không hề mới trong văn học. Thế nhưng bằng sự tài hoa, bằng cách nói riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về sông nước bằng một lối viết độc đáo, hấp dẫn, trí tuệ, sáng tạo…Đoạn trích dẫn là một bằng chứng cho “tiếng nói riêng”, “hình sắc riêng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đoạn trích dẫn trên đây là phần đầu đoạn trích sách giáo khoa: vẻ đẹp sông Hương gắn bó với kinh thành Huế. Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Triển khai nội dung phân tích: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Mở đầu đoạn văn, dưới cái nhìn nhân cách hóa, sông Hương hiện lên với tâm trạng vui tươi, phấn khởi, hân hoan, hạnh phúc bởi nàng đã nhìn thấy tín hiệu của người yêu. Tiếng chuông chùa Thiên Mụ đã đánh thức dòng chảy của sông Hương làm nàng như bừng tỉnh và đột khởi thành niềm vui. Phép nhân hóa kết hợp với miêu tả trong những câu văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường làm dòng sông hiện lên thật sống động và gợi cảm: “Từ đây như tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biến bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.”
Mấy chữ “từ đây như tìm đúng đường về” như một tiếng reo vui của cô gái đã tìm thấy người yêu sau vài thế kỷ chờ đợi. Bỏ tâm trạng “trầm mặc”, u buồn, sông Hương khoác lên mình tâm trạng “vui tươi hẳn lên”. Bốn chữ “vui tươi hẳn lên” gợi ra cảm giác hạnh phúc, mừng rỡ, hân hoan, vui sướng, tất cả như đang lâng lâng sảng khoái, nôn nao, khao khát. Miêu tả “biến bãi xanh biếc” gợi ra sức sống thiên nhiên tươi xanh, mỡ màng, đạt dào sức sống. Thiên nhiên ấy dường như đang phụ họa vào niềm vui của con sông, làm cho dòng sông vốn lấp lánh niềm vui, càng trở nên rạng rỡ. Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Niềm vui có được là do sông Hương đã nhận ra tín hiệu của người tình mong đợi. Đó là thành phố Huế nơi có chiếc cầu Tràng Tiền: “chiếc cầu trắng in ngần lên nền trời nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Các từ ngữ “in ngần”, “nhỏ nhắn”, so sánh “như những vành trăng non” gợi ra vẻ dễ thương, trong sáng, trong trẻo, nên thơ. Câu văn với sắc màu tươi tắn, liên tưởng so sánh thú vị, gợi tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của xứ Huế mộng mơ. Cảnh sắc trữ tình ấy quả thật là một điểm hẹn lý tưởng của tình yêu. Phải chăng chính cuộc tình đẹp đã làm cho khung cảnh gặp gỡ của lứa đôi cũng thật nên thơ. Thấy người tình rồi, nàng “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc”. Hai từ “yên tâm” gợi ra tâm trạng cảm xúc bình yên, lắng đọng, thư thái, thân thuộc (phải chăng là đã tìm thấy tình nhân nên nàng đã “yên tâm” mà đến đích). Con sông vì thế mà như bỗng có hồn, có tâm trạng, con sông mang cái náo nức, rạo rực, nôn nao, khao khát của một cô gái chuẩn bị gặp người mình yêu. Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Khi sông Hương chảy vào thành phố Huế, nàng như cô gái Huế dịu dàng, tình tứ, lãng mạn biết bao. Ở góc nhìn địa lý, hội họa, dòng sông trở nên mềm mại, duyên dáng, thướt tha: “Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Hai chữ “đường cong” kết hợp tính từ “mềm” gợi ra một dáng hình đẹp, nét cong quyến rũ, gợi cảm khiến dòng sông trở nên hữu tình.
Ở góc nhìn tình yêu, nhà văn đã nhân cách hóa đó là “tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Nếu như trước đó, dòng sông mang nỗi niềm háo hức được gặp người mình yêu sau hàng thế kỷ đợi chờ; thì ở đoạn này sông Hương lại mang một tâm trạng khác, một nét tâm lý khác. Nàng không vồ vập, không vồn vã mà kìm nén cảm xúc, giấu tất cả những khao khát mong đợi vào trong và trở nên nữ tính, e lệ. Nàng “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến” tạo nên một đường cong mĩ miều, mềm mại, đó cũng là “tiếng “vâng”, tiếng dạ tiếng thưa nhưng “không nói ra”. Con gái là thế, tình yêu là chiều sâu thẳm bên trong cần phải thấu hiểu, phải cảm nhận chủ không cần phải một câu trả lời. Phép so sánh mới lạ, độc đáo; cái hữu hình của cảnh vật so sánh với cái vô hình của tâm trạng đã lột tả được cái e thẹn, ngượng ngùng, xấu hổ của người con gái Hương giang. Ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường thật lãng mạn, tài hoa biết bao trong câu văn đậm chất hội họa và am hiểu tâm lý như thế. Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế ấy của nhà văn, sông Hương hiện lên như một thiếu nữ Huế. Trong niềm vui hân hoan hội ngộ mà phải đến “hàng thế kỷ qua đi” nàng mới được gặp người mình yêu, nhưng nàng vẫn không đánh mất vẻ dịu dàng, e lệ, tình tứ, kín đáo vốn có của mình.
Trong lòng thành phố, sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ kính, dân dã mà cũng rất hiện đại. Đồng thời dưới góc nhìn địa lý thì sông Hương là dòng sông chỉ chảy qua một thành phố, nhưng dưới góc nhìn tình yêu thì sông Hương là dòng sông thủy chung chỉ với một người tình: Bằng vốn am hiểu văn hóa, lịch sử, địa lý, nhà văn khẳng định: “Và như vậy, giống như sông Xen của Paris, sông Đa-nuýp của Budapet, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”. Hai chữ “của minh” – mang tính sở hữu; hai chữ “yêu quý” gợi lên tình cảm thắm thiết. Liệt kê một loạt những dòng sông đẹp, nhà văn lại thêm một lần nữa đặt sống Hương ngang bằng với những dòng sông đẹp của thế giới. Phần đầu của đoạn trích trước đó, tác giả đã khẳng định: “sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất”, đến đoạn này, nhà văn thêm một lần khẳng định: “sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”. Hai lần khẳng định ấy chính là sự khẳng định về vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm của sông Hương, dòng sông ấy giống như người con gái chung tình với quê hương xứ sở. Vẻ đẹp chung tỉnh ấy còn được gợi lên trong hình ảnh “Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị”. Ba từ “tỏa đi khắp” vừa gợi tả cái mơn man, ngọt ngào, mát lành của dòng nước; vừa có sự ấm áp, yêu thương, dịu dàng tựa như những cánh tay mềm mại, ôm ấp lấy người tình không muốn rời xa. Như vậy, sông Hương trong lòng thành phố Huế giống một người con gái đắm say, thủy chung, tình tứ, trân trọng và nâng niu từng giây phút hạnh phúc ngắn ngủi khi ở bên người mình yêu. Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Trong cái nhìn hoài cổ, nhà văn lại thấy sông Hương mang vẻ đẹp cổ kính, cổ thi đầy lãng mạn với hình ảnh: “Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông […] với những cây đa, cây cửa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.” Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Nét cổ kính hiện hữu trong các từ “đô thị cổ” chỉ thành phố cổ lâu đòi hai từ “cổ thụ” tô đậm thêm yếu tố thời gian, các từ ngữ “vầng lá u sầm”, “linh hồn mô tê xưa cũ” gợi dáng vẻ trầm mặc, trang nghiêm. Câu văn trải dài, những hình ảnh liệt kê nối tiếp trùng điệp gợi tả đúng nhịp điệu, thần thái của xứ Huế. Từ láy “xúm xít” gợi hình ảnh ngư dân với cuộc sống tập trung trên những thuyền chài; những xóm làng này lại nằm nép dưới những vầng lá u sầm của “cây đa cây của cổ thụ” tạo nên vẻ đẹp cổ sơ, bình dị. Từ láy “lập lòe” gợi tả ánh lửa thuyền chài khi mờ khi tỏ khi xa, khi gần, mờ ảo, chập chờn như ẩn như hiện. Từ đó hình ảnh dòng sông hiện lên vừa xa xăm trong cõi hoài niệm; vừa huyền ảo trong sương khói tự nhiên. Không gian ấy khiến những tâm hồn hoài niệm không thể không nhớ đến Đường thi:
“Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ”
(“Phong Kiều dạ bạc”, Trương Kế)
Quả thật qua ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên gần mà xa, hiện đại mà cổ kính. Quả thật không có một thành phố hiện đại nào còn giữ được nét đẹp ấy như con sông xinh đẹp của xứ Huế mộng mơ.
Giữa lòng thành phố Huế, sông Hương có dòng chảy thực chậm, êm trôi, lững lờ như “một điệu slow trữ tình dành riêng cho Huế”. Nhà văn Nga Lê-ô-nit Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Quả đúng vậy, nếu nhà văn họ Hoàng sử dụng hình thức truyện ngắn hay tiểu thuyết để viết về sông Hương thì chắc chắn sẽ không bao giờ lột tả hết được sức gọi của nó. Chính nhờ thể ký tự do, phóng khoáng mà nhà văn đã “khám phá” được gần như đầy đủ nhất tâm hồn sâu thẳm của Hương giang. Tác giả viết: “Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chi còn là một mặt hồ yên tĩnh.” Những lời văn miêu tả trên cho thấy sự hiểu biết tường tận về địa lý, về thủy trình của dòng sông. Phép điệp “chậm, thực chậm” gợi tả dòng nước lững lờ, khoan thai, nhẹ nhàng, quyến luyến, lắng đọng. Trong so sánh “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh” nhà văn đã mang đến một cảm nhận đẹp: dòng sông phẳng lặng, yên tĩnh, thanh tịnh, trầm mặc. Với cái nhìn hoài cổ kết hợp với cảm nhận tình yêu, nhà văn đã thấu cảm được phần hồn sâu lắng của con sông xinh đẹp. Gặp gỡ người tình thủy chung, có lẽ ai cũng muốn thời gian trôi chậm lại. Sông Hương cũng vậy, phải trải qua một hành trình gian lao mới gặp được người tình mong đợi nên dòng sông như đang dùng dằng không chảy, lặng lẽ như chờ đợi. Vì thế qua Huế, dòng chảy chùng hẳn xuống như “vấn vương của một nỗi lòng”. Nhà văn đã quan sát tinh tế, bắt đúng thần thái, không khí, linh hồn cố đô: sâu lắng, kín đáo, suy tư.
Đoạn văn bất ngờ rẽ lối, đột ngột thay đổi cảm xúc đưa người đọc sang tận nước Nga hùng vĩ để cùng nhà văn ngắm nhìn dòng sông Neva hùng vĩ: “Tôi đã đến Leningrad, có lúc đúng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; […] và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Peterbur cũ để ra bể Bantich.”. Nghệ thuật miêu tả, nhân cách hóa làm dòng sông Nê va hiện lên thật sinh động. Từ láy “lô xô” gợi tả những đám bằng chen chúc, xô đẩy; từ láy “nhấp nháy” gọi tả sống động vẻ đẹp ảnh nắng mùa xuân, lung linh, lấp lánh. Các từ “tốc hành”, “băng băng”, “lướt” miêu tả thật sống động tốc độ dòng chảy nhanh, mạnh, hùng vĩ. Dòng chảy ấy khiến nhà văn xao xuyến, bâng khuâng: “Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Leningrad đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi tôi muốn hóa làm một con chim nhỏ đúng cơ một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.” Leningrad là một thành phố cổ, sông Nê-va chảy qua thành phố này. Đây là điểm tương đồng với Sông Hương, vì thành phố Huế cũng là một thành phố cổ. Cụm từ “lâu năm xa Huế” gợi nỗi nhớ da diết về quê hương và dòng sông quê nhà. Trong nỗi niềm của người con lâu năm xa Huế”, nhà văn có cảm giác như chính “Leningrad đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại”. Cụm từ “giấc mơ lộng lẫy” gợi nhỏ những ước mơ lãng mạn, trong trẻo, hồn nhiên, ngây thơ của tuổi trẻ. Giấc mơ ấy khiến nhà văn thèm được bé lại để tận hưởng cái cảm giác “hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.. Nhà văn không nén nổi sự thích thú: “Tôi cuống quýt vẫy tay, nhưng sông Nêva đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo”. Hai chữ “cuống quýt” gợi tả cái vội vã, và tâm trạng vui mừng phấn khởi; hai chữ “ngẩn ngơ” lại gợi vẻ tiếc nuôi bởi “sông Nêva đã chảy nhanh quá” khiến lũ hải âu không kịp nói điều gì. Bất chợt nhà văn lại ngược thời gian trở về quá khứ để đồng cảm với một nhà triết học: “Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Heracolit, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh”. Hêracolit là nhà triết học nổi tiếng với câu nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, ám chỉ sự vận động không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Cũng như dòng nước kia luôn chảy, mọi thứ luôn thay đổi theo thời gian, con người cũng vậy. Liên tưởng đến triết học, nhà văn khẳng định một điều ngược lại ở bản thân, đó là sự không thay đổi tình cảm của mình dành cho Huế, dành cho sông Hương “Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi; chợt thấy quý điệu chay lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Câu văn chùng xuống âm điệu man mác, nỗi nhớ như lắng đọng, da diết. Từ láy “lặng lờ”, gợi tả dòng chảy khoan thai, nhẹ nhàng như nhịp sống, như thần thái của xứ Huế mộng mơ. Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương như một “điệu slow tỉnh cảm dành riêng cho Huế”. Để minh chứng cho điệu slow trữ tình ấy, tác giả mang đến một cảm nhận thị giác; “có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.” Hình ảnh “trăm ngàn ánh hoa đăng bồng bềnh” mang đến một dòng sông huyền ảo, lung linh sắc màu. Từ láy “bồng bềnh” gợi tả hình ảnh sông nước dập dờn, mênh mang chan hòa. Các từ chỉ tâm trạng trong phép nhân cách hóa “ngập ngừng”, “vấn vương”, biện pháp so sánh kết hợp phép điệp “như muốn đi muốn ở gợi tả dòng chảy dùng dằng, quyến luyến”. Dòng chảy này không chỉ xuất hiện trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà trong cái nhìn của nhà thơ mới Hàn Mặc Tử, sông Hương cũng trở nên vương vấn: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có cho trăng về kịp tối nay”
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Hay trong cái nhìn của một nhà thơ kháng chiến:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
(Tạm biệt Huế – Thu Bồn)
Chính điệu slow trữ tình như bản tình ca dành riêng cho Huế đã làm cho tấm chung tình của sông Hương với Huế trở nên da diết, đắm say. Tình yêu với Huế của sông Hương cũng vì thế mà trở nên rất đỗi sâu nặng.
Nghệ thuật: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bút ký xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hành văn súc tích, giàu chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích là cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. Thành công của đoạn trích nói riêng và bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo: Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Sử dụng nhiều phép tu từ như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ. Bút ký có sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân. Giọng văn nhẹ nhàng pha lẫn hoài niệm làm bài ký toát lên nỗi niềm thương nhớ bằng khuâng. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường và chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút tài hoa ấy thăng hoa cùng tác phẩm. Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
KẾT BÀI: Từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
Pau-top-xky đã từng nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người mở đường đến với xứ sở của cái đẹp”. Và phải chăng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm thấy được niềm vui ấy khi mở đường, dẫn lối, đưa người đọc về với xứ Huế mộng mơ để cùng ngắm nhìn dòng sông Hương xinh đẹp qua bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Bút ký này càng làm ta thêm yêu quý những dòng sông của quê hương đất nước trên dải đất hình chữ S hùng vĩ, hiểm trở mà cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình.
(Nguồn: Tham khảo)