Giới thiệu đến các bạn bài viết nghị luận văn học bài Vợ nhặt của Kim Lân qua đoạn văn bản: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh ; Hoặc: Ít lâu nay hắn xe thóc cùng đẩy xe bò về ; Hoặc: Ít lâu nay…. cùng đẩy xe bò về…. Mời các bạn cùng tham khảo!  

ĐỀ: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Cảm nhận đoạn trích: 

“Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:

Muốn ăn cơm trắng mấy giò này !

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì ! 

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ :

– Kìa anh ấy gọi ! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy !

Thị cong cớn :

– Có khối cơm trắng mấy giò đấy ! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy? Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười :

– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên !

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.

Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.

– Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói :

– Điêu ! Người thế mà điêu !

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ địa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt,

– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

– Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

– Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

– Đấy, muốn ăn gì thì ăn. Hắn vỗ vỗ vào túi.

– Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả :

— Ăn thật nhá ! Ừ ăn thì ăn sợ gì. Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở:

– Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười :

– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái :

– Chậc, kệ !

Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”

Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về tình huống truyện.

(Vợ nhặt Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018)

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

MỞ BÀI: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Có ai đó đã ví “sáng tạo nghệ thuật giống như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc”. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Quả đúng như vậy, cuộc sống giống như một nghiên mực mà nhà văn phải chấm bút vào đấy, bởi nếu không xuất phát từ hiện thực thì văn chương cũng chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Kim Lân đã phản ánh rất thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945, và sự bần cùng, rẻ rúng của số phận con người. Một trong những đoạn trích hay nhất, phải kể đến là đoạn trích sau: 

“Ít lâu nay…. cùng đẩy xe bò về…”.

Từ đó, làm bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.  Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

THÂN BÀI: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Khái quát tác giả, tác phẩm: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.  Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân. Cả truyện ngắn Làng và Vợ nhặt đều là những thế giới của “đất”, của “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tình cảm thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc của ông. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Tác phẩm “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Do thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Kim Lân đã dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt”. Truyện ngắn này sau đó được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của tác phẩm.

Trước đó là bức tranh thê thảm của nạn đói năm 1945. Ở đoạn này, nhà văn tập trung vào tình huống “nhặt vợ” của Tràng.

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Triển khai nội dung phân tích: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Đoạn trích mở đầu là tinh huống gặp gỡ lần thứ nhất của Tràng với cô gái xa lạ. Hoàn cảnh gặp gỡ của hai nhân vật được Kim Lân xây dựng độc đáo. Tràng xuất hiện trong bộ dạng “đang gò lưng kéo cái xe bò vào dốc tỉnh”. Dù đã thấm mệt nhưng với bản tỉnh hay bông đùa, lại gặp đám con gái, anh hò một câu vu vơ: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! – Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”. Thực chất, câu hò này cũng chỉ là cho vui, là khiếu hài hước của Tràng. Thế nhưng,người đàn bà lần đầu ngồi lẫn trong đám con gái trước cổng chợ tỉnh “chờ nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm.” Thị xuất hiện không rõ lai lịch, không nguồn gốc, tứ cố vô thân, đến cả cái tên cũng không có. Trước câu hò của Tràng thị mạnh dạn chạy lại đẩy xe cho anh. Cử chỉ “cong cớn”, ăn nói bạo dạn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”. Thị mạnh dạn “vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đây xe cho Tràng”, lại còn “liếc mắt cười tít”. Miêu tả từ dáng điệu, cử chỉ, lời nói, cho thấy đó là hình ảnh của người con gái có duyên; lời thoại thì đầy nhí nhảnh, dễ mến lúc xưng hô bạo dạn gọi Tràng là “nhà tôi”, khi lại gọi là “đằng ấy”. Chính điều này làm Tràng cảm thấy “thích lắm”. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cườii với hắn tình tứ như thế. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Đoạn văn tiếp theo là tình huống gặp gỡ lần thứ hai giữa Tràng và cô vợ nhặt. Đây là một tình huống truyện độc đáo góp phần bộc lộ tính cách và vẻ đẹp tâm hồn ở các nhân vật. Hoàn cảnh gặp gỡ của hai nhân vật: “Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: – Điêu! Người thế mà điêu!”. Khác với lần đầu Tràng gặp, lần này thị không còn dáng vẻ nhí nhảnh dễ thương nữa mà thay vào đó là sự “sưng sỉa”, nanh nọc, không còn dáng chạy “ton ton” nữa mà là “sầm sập”. “Sầm sập” là chạy nhanh vội vàng và có phần thô bạo. Chính điều này cộng thêm sự thay đổi về ngoại hình và tính cách đã khiến Tràng suýt không nhận ra.  Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Trong đoạn văn này, hình tượng người vợ nhặt được Kim Lân khắc họa sống động, chân thực cả về ngoại hình lẫn tính cách: Ở lần thứ hai này, thị xuất hiện như một con ma đói, một “thây ma” (chữ dùng của thi sĩ Bàng Bá Lân) không hơn không kém: Đó là người phụ nữ đã bị cái đói hành hạ đến nỗi biến dạng cá nhân hình. Thị nhếch nhác, rách rưới thảm hại: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tới như tổ địa” . Cái đói biến người con gái khỏe mạnh ngày nào giờ chỉ còn da bọc xương “gầy sọp”. Khuôn mặt hốc hác đến dữ dội “trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt“. Từ “xám xịt” tả khuôn mặt u ám, thiếu não,… Tất cả những thay đổi ấy khiến Tràng “lúc ấy cũng chưa nhận ra thị là ai”. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Cái đói chẳng những tàn hại dung nhan mà còn “tước đoạt” cả tính cách và nhân phẩm của thị. Vì đói mà thị trở nên “chao chát”, “chỏng lỏn”, “chua ngoa, đanh đá”. Thị “cong cớn”, “sưng sỉa” khi giao tiếp, nói chuyện. Cái đói khiến thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của người con gái. Thị cứ thế mà đòi ăn, thậm chí là đòi ăn một cách trơ trẽn, thô thiển. Được cho ăn, thị sẵn sàng “sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Động từ “sà” gợi tả hành động rất nhanh của thị, thị ngồi xuống nhanh chóng như thể nếu không nhanh như thế thì Tràng sẽ rút lại lời hứa của mình. Thị đã đặt sự tồn tại của mình, đặt miếng ăn lên trên nhân cách, phẩm giá, mọi thứ khác thị không cần quan tâm. Thị trơ trẽn, sổ sàng đến thế âu cũng là do bị cái đói hành hạ. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Trong một bài phát biểu của mình, Nguyễn Minh Châu đã nêu cao sứ mệnh của nhà văn: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi  dẫn đến chân tường, để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực.” Còn nhà văn Thạch Lam từng cho rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” Với ý nghĩa ấy, có thể nói ngòi bút Kim Lân đã không chỉ bênh vực mà còn khai phóng cho người đọc nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp của người vợ nhặt khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Có thể hình dung, phía sau tình cảnh trôi dạt, vẻ đói rách, người “vợ nhặt” lại có một lòng ham sống, một khát vọng sống mãnh liệt. 

Dân gian ta có câu “miếng ăn là miếng nhục”, cay đắng thay, người – đàn bà ấy vẫn chấp nhận chịu nhục để được ăn. Trong hoàn cảnh khốn cùng lúc ấy thì đó là ý thức bám lấy sự sống, là lòng ham sống. Tận cùng của đói khát và chết chóc nhưng con người ấy không buông bỏ mà vẫn bám víu vào sự sống như chính bản năng sinh tồn. Bởi vậy thị chính là nhân vật thông ngôn cho tư tưởng của Kim Lân khi viết truyện ngắn này: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bị thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hưởng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.

Cái đói đẩy người đàn bà đến sự cùng đường liều lĩnh. Khi anh Tràng nói đùa “có muốn theo tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi ta cùng về”, thì thị lại ngỡ như một “lời cầu hôn”. Hay thị giả vờ như không biết đó là bông đùa. Lúc ấy, Tràng như chiếc phao cứu sinh giữa biển đời mênh mông, thị là kẻ chết đuối, không còn cách nào khác là phải bám vào. Lấy chồng, lập gia đình là chuyện hệ trọng cả cuộc đời nhưng thị không còn quyền để lựa chọn nữa. Im lặng cũng có nghĩa là đồng ý. Thị đồng ý mà không hề do dự, phân vân. Khát vọng sống mãnh liệt thúc giục thị phải tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh thương tâm. Tràng là ai, tốt xấu như thế nào? gốc gác ra sao? Thị không cần biết. Bởi thị cần một chỗ dựa, nếu không phải vì vật chất thì cũng là vì tinh thần. Thị chấp nhận cho không bản thân mình để theo một người đàn ông xa lạ về làm vợ. Bên ngoài là sự liều lĩnh, bất chấp nhưng bên trong lại là khát vọng sống mãnh liệt. Cũng như Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, dù bị cầm tù cả thể xác và tinh thần, sống vật vờ như chiếc bóng nhưng khát vọng tự do chưa bao giờ bị dập tắt ở trong Mị; Liên và An trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, dù sống trong bóng tối mênh mông của cuộc đời nhưng chưa bao giờ tắt lửa hi vọng về một tương lai tươi sáng… Tất cả những con người ấy, Mị, người vợ nhặt, Liên và An… đều là hiện thân của sức sống Việt Nam ngàn đời.

Thực ra hành động theo Tràng của thị xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao khát được sống. Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Thị chấp nhận theo không Tràng. Đó là ý thức bám lấy sự sống. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một phẩm chất rất đáng quý. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Đoạn trích cũng làm nổi bật hình ảnh nhân vật Tràng. Anh có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch, nghèo khổ nhưng bên trong lại là người đàn ông hào hiệp và tốt bụng, cởi mở. Anh thương một người đói khát hơn mình. Sẵn sàng cứu đói cho người đàn bà xa lạ. Trước người đàn bà đói khát, rách rưới, Tràng động lòng thương. Anh cảm nhận sự đói khát của thị bằng chính sự đói khát của mình. Điều đó khiến cho Tràng động lòng, khiến sự cởi mở và tấm lòng nhân hậu của Tràng được thức dậy. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Tràng hào hiệp, phóng khoáng vỗ tay vào túi quần, cất giọng cao hứng “rích-bố-cu”. Đây chính là hình ảnh của một người đàn ông tốt bụng, nhân hậu. Lòng nhân ái bao la của Tràng đã cứu được cái dạ dày rỗng của một người đàn bà xa lạ đang ngấp nghé bên bờ vực của cái đói, cái chết. Không chỉ cho ăn. Tràng còn cho người đàn bà ăn rất nhiều — bốn bát bánh đúc – trong khi bản thân anh cũng chẳng dư dả gì. Đó là hành động hào hiệp của người nông dân hiền lành tốt bụng. Trong hình ảnh “Thị cúi xuống ăn liền một chặp hết bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” có sự xót xa thương cảm của Tràng, có cả lòng nhân ái, lòng thương người đồng cảnh ngộ. Anh cho người đàn bà ăn vì thương, vì nhân hậu chứ không hề có ý gì khác. Động cơ của anh là hoàn toàn tốt đẹp. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Khi Tràng bông đùa: “có muốn theo tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, Tràng cũng không thể ngờ thị lại về thật. Điều đó lại đặt Tràng vào một tình huống trớ trêu không biết nên vui hay nên buồn. Sự im lặng của người đàn bà vào lúc này như thay cho lời đồng ý. Tràng liều mình đưa người đàn bà về đùm bọc, cưu mang giữa lúc “thóc cao gạo kém…”. Đây cũng chính là tình huống truyện độc đáo của tác phẩm, bộc lộ vẻ đẹp tình người trong nạn đói. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Lúc đầu Tràng cũng phân vân, lo lắng: “Mới đầu anh chàng cũng chợn nghĩ thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng.” Từ “chợn” gợi lên bao nỗi âu lo về tương lai, về đói khát và chết chóc, nạn đói đang cao điểm, thêm một miệng ăn là đẩy mình gần hơn với cái chết. Nhưng sự gặp gỡ với người đàn bà cùng đường ấy đã dấy lên trong Tràng lòng khát khao tình yêu và hạnh phúc. Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi: – Chậc, kệ”. Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc. Anh đã ném đi tất cả mọi nỗi sợ hãi về đói rét, về tương lai xám xịt để dang rộng vòng tay cưu mang người đàn bà xa lạ. “Kệ” ở đây là mặc kệ, hoàn cảnh tới đây có ra sao cũng chẳng sao. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ. Tràng chấp nhận một cô gái nghèo khổ, rách rưới, đói khát theo về làm vợ. Bên ngoài là sự liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng. Đó là những phát hiện, trân trọng và nâng niu của Kim Lân trước vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Đồng ý cưu mang người đàn bà xa lạ khiến Tràng trở nên chín chắn, biết lo lắng quan tâm chăm sóc. Anh “bỏ tiền mua cho thị cái thùng con, trong đựng vài thứ lặt vặt”. Đó là món quà cưới giản dị cũng là sự chăm sóc, yêu thương quan tâm chu đáo. Chăm sóc từ cái nhỏ nhặt như thế cũng chứng tỏ Tràng rất tâm lý và rất tinh tế. Mua cho thị cái thúng là để thị tự tin hơn khi về nhà chồng, vả lại ai lại để vợ mình về nhà bằng tay không bao giờ. Đây cũng là sự am hiểu văn hóa nông thôn của Kim Lân bởi cái thúng là vật dụng gắn bó thân thuộc với người phụ nữ nông thôn miền Bắc ngày ấy. Anh còn mua hai hào dầu thắp sáng. Hai hào dầu có thể là “hoang phí” vào lúc này, nhất là khi “chẳng có nhà nào có ánh đèn lửa”. Nhưng nó mang lại giá trị tinh thần rất lớn, cho thấy, Tràng rất trân trọng giá trị của hạnh phúc, trân trọng người vợ, anh không muốn vợ tủi thân, mặc cảm, muốn làm vợ phải thật hãnh diện, tự hào. Với hai hào dầu phải chăng Tràng cũng muốn thắp sáng cả tương lai của mình. Điều đó cũng cho thấy, Tràng không còn hời hợt nông cạn nữa mà đã thực sự nghiêm túc, chu đáo trước quyết định lấy vợ. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Nghệ thuật: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ nhặt” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được nhà văn Kim Lân vận dụng sáng tạo: Trần thuật hấp dẫn, sinh động, tự nhiên. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, chân thực, tinh tế. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị phù hợp với tính cách nhân vật. Giọng điệu lúc hóm hình, lúc xót xa thương cảm, có lúc trầm lắng ấm áp tình người. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Kim Lân góp phần làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, đồng thời chắp cánh nâng đỡ cho ngòi bút của nhà văn thăng hoa cùng tác phẩm. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Giá trị nhân đạo: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đã gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân, phát xít, phong kiến đã đẩy ca dân tộc ta vào hoàn cảnh khốn cùng. Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng đồng cảm, cảm thông trước số phận đầy đau khổ của con người. Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người, nhất là khát vọng sống và về đẹp tình người trong nạn đói, sự đùm bọc, cưu mang, cùng nhau vượt qua thảm kịch, hướng đến tương lai. Quả đúng như lời của thầy giáo Trần Đồng Minh từng nhận xét: “Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm cái đòn bẫy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”. Những tia sáng đó phải chăng đã lóe lên từ những con người lương thiện, giàu lòng nhân ái như Tràng, bà cụ Tứ, xóm ngụ cư… Có thể nói, ánh sáng của lòng nhân ái chính là điểm tựa nâng đỡ cho tác phẩm bất tử cùng thời gian. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh
Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Tình huống truyện: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Tác phẩm nói riêng, đoạn trích nói riêng đã thể hiện thành công một tình huống truyện rất độc đáo.Nạn đói đang cao điểm, người chết như ngả rạ, người sống thì vật vờ. Tràng — anh phu xe nghèo khổ, kém duyên, bất ngờ có vợ. Anh lấy vợ một cách hiển hách, vợ theo – không cưới xin. Tình huống ấy gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người, kể cả Tràng là người trong cuộc cũng không tin mình có được vợ. Tình huống hài hước mà cũng bi thương, éo le, không biết nên vui hay nên buồn. Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Tuy nhiên, tình huống truyện thể hiện thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng xã hội đương thời. Nhà văn lên án tội ác của bọn phát xít Nhật, Thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945, đây là giá trị hiện thực của tác phẩm. Thái độ của nhà văn đối với con người: Kim Lân trân trọng tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo. Dù đối mặt với hoàn cảnh sống ngặt nghèo, tăm tối, người dân nghèo vẫn luôn thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau, họ sống dũng cảm, lạc quan, biết vươn lên hoàn cảnh để hướng tới tương lai. Thật đúng với tinh thần “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam bao đời, đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

KẾT BÀI: Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, là một tác phẩm như thế. Ở đó, tình người, tình đời, sự yêu đời, lạc quan, khát khao được sống, được hạnh phúc trong hoàn cánh khó khăn, nạn đói  thật đáng trân trọng. Vậy nên, tác phẩm vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ.

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *