Giới thiệu đến các bạn bài viết nghị luận văn học bài Vợ nhặt của Kim Lân qua đoạn văn bản: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào ; Hoặc: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào tự đắc với mình ; Hoặc: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào… tự đắc với mình. Mời các bạn cùng tham khảo!  

ĐỀ: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Cảm nhận đoạn trích: 

“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.

Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên :

– Anh Tràng ơi ! – Tràng quay đầu lại. Nó lại cong cổ gào lên lần nữa Chông vợ hài….

Tràng bật cười:

– Bố ranh ! 

Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi :

– Ai đấy nhỉ ?… Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?

– Chả phải, từ ngày còn mổ mà ông cụ Tứ ” có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.

– Quái nhỉ ?

Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc. 

– Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.

– Ôi chao ! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không ?

Họ cùng nín lặng.

Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình.”

Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về giá trị nhân đạo.

(Vợ nhặt Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018)

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

MỞ BÀI: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Có ai đó đã ví “sáng tạo nghệ thuật giống như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc”. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Quả đúng như vậy, cuộc sống giống như một nghiên mực mà nhà văn phải chấm bút vào đấy, bởi nếu không xuất phát từ hiện thực thì văn chương cũng chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Kim Lân đã phản ánh rất thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945, và sự bần cùng, rẻ rúng của số phận con người. Một trong những đoạn trích hay nhất, phải kể đến là đoạn trích sau: 

“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào… tự đắc với mình” 

Từ đó, làm bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm. 

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

THÂN BÀI: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Khái quát tác giả, tác phẩm: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.  Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân. Cả truyện ngắn Làng và Vợ nhặt đều là những thế giới của “đất”, của “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tình cảm thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc của ông. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Tác phẩm “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Do thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Kim Lân đã dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt”. Truyện ngắn này sau đó được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của tác phẩm. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Triển khai nội dung phân tích: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Đoạn văn mở đầu là bức tranh nạn đói khủng khiếp năm 1945 được tái hiện qua ngòi bút giàu giá trị hiện thực và nhân đạo của nhà văn Kim Lân. Câu văn mở đầu như một lời thông báo ngắn gọn mà chứa đựng bao nỗi ám ảnh, hoang mang: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào”. Ba chữ “tự lúc giờ” gợi tả cái giật mình, thảng thốt. Cái đói đến không bảo trước, bất ngờ, mọi thứ dường như không kịp trở tay. Động từ “tràn” thường đi liền với bão, với lũ, nhưng ở đây tác giả đã dùng để tả nạn đói. Trong hình dung ấy, nạn đói giống như một trận lũ, trận bão lịch sử đã cán quét qua, gieo rắc chết chóc, tang thương cho dân tộc ta năm Ất Dậu 1945. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Bức tranh ngày đói được Kim Lân tái hiện bi thảm qua bút pháp miêu tả: “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, […] Không khí vẫn lên mùi ẩm thổi của rác rưởi và mùi gây của xác người ”. Đoạn trích tái hiện nạn đói thật kinh hoàng. Bao trùm lên không gian là sự chết chóc, thê lương; “Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.” Hai chữ “vẩn lên” gợi tả mùi ẩm thối, mùi gây của xác người tạo nên không khi tù đọng, ngột ngạt. Không khi ấy còn được tổ đậm thêm bởi âm thanh tiếng qua gio thể thiết, và hình ảnh đám qua “bay vẫn lên nền trời như những đám mây đen” tạo nên bức tranh u ám, xám xịt. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Trong bức tranh ấy, người sống thì: “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bể dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ.” Liệt kê Nam Định, Thái Bình vừa gợi ra những địa danh cụ thể vừa khéo léo nhắc người đọc nhớ đến lịch sử, đây là hai tỉnh có số người chết vì nạn đói cao nhất các tỉnh miền Bắc. Các từ “lũ lượt” kết hợp các động từ “bồng bế dắt díu”, gợi ra thật sinh động thảm cảnh đói khát. Người đói đến từ các vùng với số đông không thể tả hết, họ dắt nhau, kéo nhau, nháo nhác, đoàn này đến đoàn khác. Ba chữ “nằm ngổn ngang” gợi ra hình ảnh đông đúc, nhếch nhác, thảm hại. Hai lần nhà văn so sánh người với ma: “xanh xám như những bóng ma” ; “đi lại dật dờ lặng lẽ như những bóng ma”. Chữ “xanh xám” gợi dáng vẻ tiều tụy, u ám và chữ “dật dờ” (hay vật vờ) gợi ra hình ảnh sự sống lay lắt, tàn lụi. Những hình ảnh ấy làm cõi âm dương nhạt nhòa, người sống chung với ma, không khí như nhuộm lên màu sắc liêu trai, ma mị.

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Người chết thì: “Người chết như ngả ra. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thấy nằm cong queo bên đường”. So sánh “chết như ngả rạ” là một so sánh giàu hình ảnh. Thành ngữ “chết như ngả rạ” tả đúng thảm cảnh lịch sử, nạn đói làm người chết hàng loạt, xác nằm ngổn ngang, la liệt khắp nơi. Cụm từ “vài ba cái thấy nằm cong queo bên vệ đường” gợi cảnh tượng thê lương. Hai chữ “còng queo” gợi ra sự lạnh lẽo, cô độc. Ngòi bút Kim Lân qua đó đã gợi lên thảm cảnh kinh hoàng của nạn đói năm 1945 với trên 2 triệu đồng bào bị chết đói. Đó là bức tranh bao quát về nạn đói có một không hai trong lịch sử dân tộc cũng chính là lời tố cáo của Kim Lân về tội ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật và phong kiến Việt Nam đã đẩy cả dân tộc ta vào hoàn cảnh khốn cùng. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Đoạn văn tiếp theo là vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật trong tác phẩm qua tình huống Tràng nhặt được vợ. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Câu văn mở đầu như hé lộ một tình huống éo le: “giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”. Cụm từ “Tối sầm lại vì đói khát” gợi ra không gian u ám, ảm đạm chết chóc của nạn đói. Nạn đói đang diễn ra, cả xóm ngụ cư đang đứng ngấp nghé bên bờ vực của cái chết. Cụm từ “Tràng về với một người đàn bà nữa” – gợi tình huống truyện độc đáo. Chuyện không đáng tin lại xảy ra: Tràng nghèo khổ, xấu xí, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi sự sống đang cận kề bên bờ vực cái chết, Tràng lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là bước ngoặt cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Đối lập với khung cảnh tối sầm, u ám ấy là sự tươi vui của Tràng: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Từ láy “phớn phở” gợi tả vẻ hân hoan, vui sướng, tâm hồn phơi phới, nét mặt rạng rỡ, rạng ngời. Miêu tả “túm tím cười” gợi tả vẻ lâng lâng hạnh phúc, niềm sướng vui ngời ngời trên khuôn mặt khiến nụ cười như không tắt trên khuôn mặt của Tràng. Hạnh phúc còn làm Tràng thay đổi cả ngoại hình. Cặp mắt Tràng vốn dĩ “nhỏ tí”, lại còn “gà gà” đóng trên khuôn mặt khắc khổ đến thành dữ tợn. Thế mà hôm nay, đôi mắt ấy lại “sáng lên lấp lánh”. Đó là cái “lấp lánh” của hạnh phúc, niềm vui sướng tràn ngập của một con người lần đầu tiên được cảm nhận hạnh phúc. Điều đó càng cho thấy, Tràng đã thành một con người khác, anh hài lòng với niềm hạnh phúc mới mẻ – mái ấm gia đình. Khi lũ trẻ có ý định chòng ghẹo, Tràng còn biết bảo vệ vợ mình bằng việc “nghiêm mặt, lắc đầu, tỏ vẻ không bằng lòng”. Đó là sự nghiêm khắc chối từ những trò đùa quen thuộc của lũ trẻ, kiên quyết bảo vệ người mình yêu, kiên quyết không biến mình thành trò vui của chúng thường ngày, là biểu hiện của một người đàn ông trưởng thành, có sự chín chắn trong suy nghĩ. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Tâm trạng cô vợ nhặt cũng có sự đổi khác. Ngoài cổng chợ tỉnh, thị nanh nọc, chua ngoa, đanh đá bao nhiêu, thì giờ thị lại càng xấu hổ bấy nhiêu: “Thị cấp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị cỏ vẻ rón rén, e thẹn”. Tràng rất tinh tế khi mua cho thị cái thúng con để thị trở nên tự tin hơn trên đường về, nhưng có lẽ càng đến gần nhà Tràng, thị lại càng trở nên thiếu tự tin. Thị giấu sự xấu hổ, e thẹn, giấu mặc cảm bẽ bàng vào chiếc nón rách tàng “nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”. Các từ ngữ “rón rén, e thẹn” vừa cho thấy nét nữ tính, thùy mị, vừa cho thấy sự ngượng ngùng xấu hổ. Và dù đã cố bình tĩnh nhưng nỗi ngượng ngùng vẫn cứ làm cho đôi chân của thị “chân nọ cứ bước díu cả vào chân kia”. Đó là vẻ đẹp của lòng tự trọng, của nhân phẩm. Thị theo Tràng là khát vọng được sống chứ không phải là loại đàn bà lẳng lơ. Bên bờ vực của sự tuyệt diệt, thị vẫn không buông bỏ sự sống, thị bám vào Tràng như bám vào chiếc phao cứu sinh giữa biển đời mênh mông. Điều đó càng cho ta thêm cảm nhận thật đẹp đẽ về tuyên ngôn của Kim Lân khi viết “Vợ nhặt”: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Sự kiện Tràng dẫn vợ về ra mắt mẹ đã trở thành một sự kiện của xóm ngụ cư. Sự kiện ấy như viên sỏi ném vào yên tĩnh làm xáo động xôn xao, cả xóm ngụ cư phút chốc ồn ào: “họ đứng trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần” . Hàng loạt những câu hỏi được đặt ra đầy những băn khoăn nghi ngờ, ngạc nhiên. Có người cho rằng: “Ai đấy nhỉ? … Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên”? Người thì nghi ngờ: “Hay là vợ anh cu Tràng?” Người thì cảm thông băn khoăn “Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. Và phút chốc “những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Sự kiện Tràng lấy vợ đã thổi một luồng gió mới vào xóm ngụ cư. Giữa đói khát, chết chóc, vẫn có người xây dựng hạnh phúc như sự thách thức, tuyên chiến với nạn đói. Các từ ngữ “rạng rỡ”, “tươi mát” là sinh khí mới mẻ mà Tràng và cô vợ nhặt đã thổi hồn vào họ. Điều này chứng tỏ, bên bờ vực cái chết, những con người ấy vẫn biết chia sẻ, biết cảm thông cho nhau, tin tưởng vào điều tốt đẹp. Hình ảnh này khiến ta nhớ đến cảnh chờ tàu trong Hai đứa trẻ” của Thạch Lam: “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ thường ngày của họ”. Đó chính là vẻ đẹp sức sống Việt Nam bao đời. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Nghệ thuật: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ nhặt” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được nhà văn Kim Lân vận dụng sáng tạo: Trần thuật hấp dẫn, sinh động, tự nhiên. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, chân thực, tinh tế. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị phù hợp với tính cách nhân vật. Giọng điệu lúc hóm hình, lúc xót xa thương cảm, có lúc trầm lắng ấm áp tình người. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Kim Lân góp phần làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, đồng thời chắp cánh nâng đỡ cho ngòi bút của nhà văn thăng hoa cùng tác phẩm. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Giá trị nhân đạo: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đã gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân, phát xít, phong kiến đã đẩy ca dân tộc ta vào hoàn cảnh khốn cùng. Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng đồng cảm, cảm thông trước số phận đầy đau khổ của con người. Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người, nhất là khát vọng sống và về đẹp tình người trong nạn đói, sự đùm bọc, cưu mang, cùng nhau vượt qua thảm kịch, hướng đến tương lai. Quả đúng như lời của thầy giáo Trần Đồng Minh từng nhận xét: “Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm cái đòn bẫy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”. Những tia sáng đó phải chăng đã lóe lên từ những con người lương thiện, giàu lòng nhân ái như Tràng, bà cụ Tứ, xóm ngụ cư… Có thể nói, ánh sáng của lòng nhân ái chính là điểm tựa nâng đỡ cho tác phẩm bất tử cùng thời gian. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

KẾT BÀI: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, là một tác phẩm như thế. Ở đó, tình người, tình đời, sự yêu đời, lạc quan, khát khao được sống, được hạnh phúc trong hoàn cánh khó khăn, nạn đói  thật đáng trân trọng. Vậy nên, tác phẩm vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *