Giới thiệu đến các bạn bài viết nghị luận văn học bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua đoạn văn bản: Đám than đã vạc hẳn lửa ; Hoặc: Đám than đã vạc hẳn lửa […] chạy xuống dốc núi ; Hoặc: Cảm nhận Đám than đã vạc hẳn lửa. Mời các bạn cùng tham khảo!
ĐỀ: Đám than đã vạc hẳn lửa
Cảm nhận đoạn trích:
“Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mỹ chi thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhung trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt :
– A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
– Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói : “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”
Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về giá trị nhân đạo.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Đám than đã vạc hẳn lửa
MỞ BÀI: Đám than đã vạc hẳn lửa
Có ai đó đã ví “sáng tạo nghệ thuật giống như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc”. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Quả đúng như vậy, cuộc sống giống như một nghiên mực mà nhà văn phải chấm bút vào đấy, bởi nếu không xuất phát từ hiện thực thì văn chương cũng chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Điều ấy gợi cho ta nhớ đến nhà văn Tô Hoài và mối lương duyên của ông với vùng đất Tây Bắc. Với Tô Hoài thì “miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều”. Và phải chăng chính vẻ đẹp tâm hồn con người lao động và thiên nhiên nơi đây đã thổi hồn vào những trang viết của nhà văn và để lại ấn tượng sâu đậm qua “Vợ chồng A Phủ”. Đây chính là tác phẩm kết tinh của tình yêu, niềm cảm thông sâu sắc, khát vọng tự do cho con người… Điều đó đã được Tô Hoài khắc họa một cách chân thực và cảm động qua chuyển biến tâm lý cũng như sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích:
“Đám than đã vạc hẳn lửa […] xuống dốc núi”
Từ đó, làm bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.
THÂN BÀI: Đám than đã vạc hẳn lửa
Khái quát tác giả, tác phẩm: Đám than đã vạc hẳn lửa
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người lao động nơi đây. Đám than đã vạc hẳn lửa
Truyện “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Thành công của tác phẩm này chính là đã làm nổi bật vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của con người lao động Tây Bắc thông qua hai nhân vật Mị và A Phủ. Đám than đã vạc hẳn lửa
Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại trở về với kiếp sống cô độc, lầm lũi, tâm hồn chai sạn băng giá. Trước ngang trải và bất công của A Phủ, lúc đầu Mỹ dùng dung, lạnh lùng, nhưng sau đó dòng nước mắt A Phủ đã đánh thức Mị. Từ vô cảm, Mị dần đồng cảm với số phận A Phủ. Đám than đã vạc hẳn lửa
Triển khai nội dung phân tích: Đám than đã vạc hẳn lửa
Đoạn trích mở đầu là cuộc đấu tranh tâm lý của Mị về ý định giải phóng cho A Phủ: Mị tưởng tượng việc cứu được A Phủ, đây chính là cuộc đấu tranh tất yếu từ tự phát dẫn đến tự giác sau này. Trước đoạn văn này, Mị từng có những diễn biến tâm lý rất phức tạp. Lúc đầu Mị vô cảm, chai sạn, dửng dưng vô tâm, Mị không mảy may xót xa hay thương cảm đến A Phủ – kẻ sắp phải trở thành hồn ma trên cọc gỗ vô tri. Nhưng sau đó, dòng nước mắt cay đắng của A Phủ đã đánh thức Mị. Chính nước mắt A Phủ lấp lánh trong ánh lửa đã tô đậm bi kịch của chính anh và Mị. Những vô lí, tàn bạo, độc ác của gia đình nhà chúa đất đã khiển Mị thêm căm phẫn và đồng cảm với A Phủ. Đám than đã vạc hẳn lửa
Đến đoạn văn này thì tình thương, niềm đồng cảm trong Mị dành cho A Phủ đã hình thành khiến Mị nuôi ý định giải phóng cho A Phủ. Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”. Từ điển “Thuật ngữ văn học” nhận định: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.” Đó chính là những ý kiến, những nhận định không hề hoa mĩ dành cho các nhà văn, vì hơn ai hết các nhà văn hiểu rằng: “nếu tình huống truyện là bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường của tuyệt diệu ấy” (Lonop-Lêônit). Tô Hoài có biệt tài tạo nên những chi tiết đắt giá, nhưng cái tài của ông là ông không sáng tạo gượng ép mà để nó tự nhiên trong mạch ngầm dạt dào của tác phẩm. Trước đó, bạn đọc đã từng xúc động mãnh liệt trước chi tiết “dòng nước mắt A Phủ”, thì nay lại càng rạo rực khi ngọn lửa lòng trong Mị cháy lên.
Đó là chi tiết: “Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình”. Một chi tiết nghệ thuật đầy ẩn ý. Đám than “đã vạc hẳn lửa” khiến bóng tối tràn ngập không gian. Ngọn lửa vật lý, ánh sáng tự nhiên vụt tắt, ẩn mình khuất lấp trong những tàn than. Nó nhường bước cho ngọn lửa mới – Lửa hồng tâm hồn, lửa hồng nhân văn — ngọn lửa trong tâm hồn Mị. Đám than tàn nhưng cũng là lúc ngọn lửa trong Mị đang bùng cháy lên. Ngọn lửa ấy soi rõ quá khứ đời Mị, khiến “Mị nhớ lại đời minh”, chợt nhận ra đời Mị chỉ thấy toàn khổ đau, bất công ngang trái: bị bóc lột sức lao động, bị ngược đãi bởi người chồng vũ phu, bị cầm tù tinh thần bởi thần quyền. Đời Mị có thể sẽ chết “rũ xương” ở đây, nhưng A Phủ thì không phải thế. Từ cuộc đời dài dằng dặc đau khổ của mình, nghĩ tới A Phủ, Mị tưởng tượng rằng: “như có thể một lúc nào, biết đầu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mi liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Hai hình ảnh song hành trong tưởng tượng: Mị thấy cả cảnh A Phủ đã trốn thoát lại thấy cả cảnh cái chết hãi hùng của mình. Nhưng Mị không sợ, bởi lòng thương người trong Mị đã chiến thắng nỗi sợ hãi. Nếu như ngày trước Mị đã từng sợ chết thì bây giờ, cái chết với Mị không còn là điều đáng sợ nữa. Nếu Mị có bị bắt chết trên cái cọc ấy, nàng cũng bằng lòng. Điều gì đã làm cho Mị không sợ hãi? Phải chăng đó là lúc Lòng thương người trong Mị đã lớn hơn tất cả mọi nỗi sợ cường quyền và thần quyền. Đám than đã vạc hẳn lửa
Đoạn trích tiếp theo là cảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đây là hành động thể hiện sự táo bạo, quyết liệt, là minh chứng tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng, sức phản kháng quyết liệt trong con người lao động Tây Bắc. Từ cuộc đấu tranh nội tâm trước đó, lòng thương và ánh sáng tự do đã thôi thúc Mị hành động: “Lúc ấy trong nhà đã tối bụng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng nhu A Phủ biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây.” Các động từ “bước lại”, “rút con dao”, “cắt nút”…là những động từ mạnh thể hiện ý chí, quyết tâm, giải phóng A Phủ của Mị.Hành động nhanh, gọn, không chút sợ hãi chứng tỏ sức phản kháng của Mị trước tội ác của cha con nhà thống lý rất mạnh mẽ, quyết liệt. Đây là lúc lòng thương người và lòng căm thù đã hòa nhập vào một, khiến người con gái vùng cao trở nên cứng rắn. Đây là một hành động mang tính bản năng, bột phát nhưng là tất yếu. Bởi thế, sau hành động mãnh liệt là tâm lý “hốt hoảng”, “nghẹn lại”, chới với của Mị. Điều này chứng tỏ, Tô Hoài rất am hiểu tâm lý, nắm bắt tâm lý nhân vật một cách cụ thể, sinh động. Đám than đã vạc hẳn lửa
Hình ảnh A Phủ trong đoạn trích cũng đầy sức mạnh: “A Phủ bổng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy”. Sự tương phản giữa “khuỵu xuống” và “quật sức vùng lên chạy” đã thể hiện bản năng, tổ chất và sức sống mãnh liệt ở con người A Phủ. Động lực để A Phủ vùng lên chạy chính là nỗi sợ hãi về cái chết. Trong hoàn cảnh này thì sợ chết chính là biểu hiện cao độ nhất của lòng ham sống. Đám than đã vạc hẳn lửa
Đoạn trích khép lại là sự quật khởi của Mị, Mị đấu tranh quyết liệt với chính mình và cuối cùng chạy theo A Phủ đến với cuộc sống tự do. Đây chính là điểm sáng trong giá trị nhân đạo của Tô Hoài nói riêng và cũng là của văn học giai đoạn sau 1945 nói chung. Nhà văn đã góp phần giải phóng số phận nhân vật. Câu văn tách thành một dòng riêng nằm chơi vơi ở giữa những câu chữ ngổn ngang. Theo “nguyên lý tảng băng trôi” – hình ảnh Mị đứng lặng chỉ là phần nổi của câu chữ, còn ẩn sau lớp vỏ ngôn ngữ ấy là “phần chìm” với cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội: sống hay là chết; tự do hay nô lệ; đi hay ở? Nếu đây là kết thúc của văn học lãng mạn thì chắc chắn tiếng gọi đó là tiếng gọi tình yêu, nhưng với văn học hiện thực phê phán thì tiếng gọi ấy là tiếng gọi của tự do. Phía trước, tự do đang vẫy gọi Mị, ánh sáng cuộc đời mới đang chờ đợi Mị. Đám than đã vạc hẳn lửa
Trong giây phút đối diện với bản án tử hình ấy, lòng ham sống mãnh liệt đã trỗi dậy, đã thúc giục Mỹ chạy theo A Phủ. Đó cũng là hình ảnh Mị chạy vào đêm tối, nhưng không phải là cái đêm đen trước cách mạng mà chị Dậu đã từng tuyệt vọng bế tắc mà chính là chạy vào đúng con đường sáng, con đường tự do. Đám than đã vạc hẳn lửa
Đoạn văn tiếp theo miêu tả hành động Mị toàn những động từ mạnh “vụt chạy – băng đi – đuổi kịp – đã lăn – chạy – chạy xuống – nói – thở”. Những động từ mạnh ấy đã giúp Tô Hoài nhìn thấy được nội lực và sức phản kháng mạnh mẽ cháy bùng trong Mị. “Một tia lửa nhỏ hôm nay hiệu đám cháy ngày mai” (Lỗ Tấn) — nếu đêm tình mùa xuân là “tia lửa nhỏ” thì hành động chạy theo A Phủ của Mị thực sự đã trở thành “đám cháy”, Bước chân ấy của Mị không còn là bước chân của con rùa, con ngựa, con trâu nữa mà là bước chân mạnh mẽ, cứng cỏi, quật cường vùng lên để đi tìm ánh sáng của tự do. Đến đây ta lại chợt nhớ tới lời thơ Tố Hữu: Đám than đã vạc hẳn lửa
“Những bàn chân từ than bụi lây bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp”
Và phải chăng, trong những bàn chân “đạp đầu – lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp ấy” có đôi chân của Mị và A Phủ, đôi chân của những con người trong hành trình tìm kiếm tự do. Có thể nói, cuối cùng Mị đã có sự lựa chọn đúng đắn khi mà khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt. Mị vụt chạy theo A Phủ, cũng có nghĩa là chạy thoát cuộc đời nô lệ đến với ánh sáng của tự do. Bước chân Mị như đạp đổ thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị. Mị đã nói trong cơn gió thốc “A Phủ cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là câu nói thể hiện lòng ham sống khát vọng tự do đến mãnh liệt trong Mị. Sau bao nhiêu năm bị thần quyền, cường quyền đè nặng làm Mị dường như quên đi tiếng nói của đồng loại thì nay Mị đã sống lại. Và câu nói đầu tiên Mị nói được cũng lại là câu nói đòi tự do, đòi được sống. Nguyễn Minh Châu quả thật có lý khi cho rằng: “Rất nhiều tác giả của những truyện ngắn hay là những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất (…) thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người”. Phải chăng, giây phút khát vọng sống bùng cháy, sức sống trỗi dậy, là cái “khoảnh khắc” kỳ tài nhất mà Tô Hoài đã tạo nên cho tác phẩm để góp phần giải phỏng số phận con người. Và phải chăng đây cũng chính là khoảnh khắc bùng nổ nhất trong chuỗi diễn biến tâm trạng của Mị để rồi lịch sử cuộc đời Mị từ đây bước sang một trang mới.
Đây rõ ràng không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Đó chính là sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật. Quả đúng như Tô Hoài từng nhận định về nhân vật của mình: “Kỳ lạ thay, dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không tiêu diệt được sức sống con người. Đói khổ, lay lắt, nhục nhã. Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”. Đám than đã vạc hẳn lửa
Nghệ thuật: Đám than đã vạc hẳn lửa
Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc. Trần thuật hấp dẫn, giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách cụ thể, hợp lí. Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, đậm chất thơ. Cách dựng cảnh, tạo không khí, miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi chân thực, sống động. Giọng văn chậm buồn, day dứt, trăn trở, yêu thương. Đám than đã vạc hẳn lửa
Giá trị nhân đạo: Đám than đã vạc hẳn lửa
Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã bộc lộ giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua việc khắc hoạ cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị, nhà văn đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời qua sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (và sau đó là sức sống, sức phản kháng quyết liệt trong đêm cởi trói cho A Phủ), nhà văn cũng khẳng định và lên tiếng bênh vực cho những khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Qua đó nhà văn cũng đã góp phần giải phóng số phận nhân vật, đây chính là điểm mới trong giá trị nhân đạo của các tác phẩm sau năm 1945. Đám than đã vạc hẳn lửa
Có thể nói, đoạn văn trên tuy ngắn gọn nhưng cũng đã thể hiện rất thành công giá trị nhân đạo của tác phẩm. Sê-khốp từng nói “Mỗi nhà văn là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Quả đúng như vậy, nhà văn Tô Hoài, bằng tình yêu thương, tấm lòng trân trọng của mình dành cho người lao động Tây Bắc đã để lại giá trị nhân đạo sâu sắc trong “Vợ chồng A Phủ”. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói chung để lại giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đồng cảm, cảm thông cho số phận nhân vật, góp tiếng nói lên án tố cáo tội ác tày trời của giai cấp chủ nô phong kiến miền núi đã áp bức, bóc lột nhân dân lao động Tây Bắc, đẩy họ vào số phận trâu ngựa. Qua việc khắc họa nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã phát hiện và trân trọng ngợi ca phẩm chất cao quý của con người lao động Tây Bắc, đồng thời bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào sức vươn dậy của con người, dù trong hoàn cảnh đọa đày, sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt trong họ cũng không hề mất đi mà sẽ càng trở nên mãnh liệt. Chính Tô Hoài cũng từng nhận xét về Mị: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã. Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng. mãnh liệt”. Đám than đã vạc hẳn lửa
KẾT BÀI: Đám than đã vạc hẳn lửa
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thể lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo làn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đày. Đồng thời, qua nhân vật Mị nhà văn đã bày tỏ tiếng nói cảm thông, trân trọng đối với người lao động nghèo. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trận trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ấy. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm. Qua vẻ đẹp tâm hồn con người lao động Tây Bắc, mỗi chúng ta phải tự nhắc nhở mình phải biết sống, biết yêu quý, biết trận trọng con người lao động nói chung, biết đấu tranh bảo vệ công lý, lẽ phải, đấu tranh với những bất công để bảo vệ hai chữ “Con Người” cao quý thiêng liêng.
Đám than đã vạc hẳn lửa
(Nguồn: Tham khảo)