Giới thiệu đến các bạn bài viết nghị luận văn học bài Vợ nhặt của Kim Lân qua đoạn văn bản: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại ; Hoặc: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại … tâm trí mọi người ; Hoặc: Bữa ăn ngày đói trông thật thảm hại […] tâm trí mọi người. Mời các bạn cùng tham khảo!  

ĐỀ: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Cảm nhận đoạn trích:   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

“Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này :

– Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tạo tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem… 

Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hoà hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ : 

– Chúng mày đợi u nhã. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả :

– Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chua ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.”

Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về giá trị nhân đạo của tác phẩm.    Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

(Vợ nhặt Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018)

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

MỞ BÀI:Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Có ai đó đã ví “sáng tạo nghệ thuật giống như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc”. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Quả đúng như vậy, cuộc sống giống như một nghiên mực mà nhà văn phải chấm bút vào đấy, bởi nếu không xuất phát từ hiện thực thì văn chương cũng chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Kim Lân đã phản ánh rất thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945, và sự bần cùng, rẻ rúng của số phận con người. Tình người trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng ấy chỉnh là “những tia sáng ấm lòng” góp phần thắp sáng giá trị nhân văn của tác phẩm. Một trong những đoạn trích gây ấn tượng hơn cả về vẻ đẹp ấy chính là bữa cơm đầu đón nàng dâu của gia đình bà cụ Tứ: 

“Bữa ăn ngày đổi trông thật thảm hại […] tâm trí mọi người”.

Qua những diễn biến ấy Kim Lân đã làm bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm. 

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

THÂN BÀI: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Khái quát tác giả, tác phẩm: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.  Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân. Cả truyện ngắn Làng và Vợ nhặt đều là những thế giới của “đất”, của “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tình cảm thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc của ông.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Tác phẩm “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Do thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Kim Lân đã dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt”. Truyện ngắn này sau đó được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của tác phẩm.  Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Ở đoạn văn trước đó, Kim Lân đã mang đến tình huống truyện độc đáo: anh Tràng nghèo khổ, xấu xí, thô kệch nhưng nhờ bốn bát bánh đúc, một vài câu nói bông đùa thế mà lại có được vợ. Sự kiện này tạo nên bước ngoặt của tác phẩm và góp phần làm hoàn chỉnh bức tranh cảm động về vẻ đẹp tình người trong nạn đói. Ấn tượng nhất của bức tranh ấy chính là cảnh bữa cơm đầu đón nàng dâu. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Triển khai nội dung phân tích: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bằng ngòi bút giàu giá trị hiện thực, Kim Lân đã mang đến cho người đọc bức tranh chân thực về nạn đói qua bữa cơm đầu đón nàng dâu của gia đình bà cụ Tứ. Kim Lân miêu tả bữa ăn đón nàng dâu chỉ với mấy câu mà bức tranh ngày đói đã hiện lên với tất cả sự khốn cùng: “bữa ăn ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Hai chữ “thảm hại” gợi tả bữa ăn đạm bạc, khổ sở, đáng thương. Bữa tiệc cưới đơn sơ quá khiến cho ai cũng quặn lòng vì xót xa, thương cảm. Bình thường, cuộc sống của người dân xóm ngụ cư vốn đã đầy ắp khó khăn. Giờ giữa nạn đói, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. Trông vào cái thực đơn bữa cơm ấy mà ái ngại. Ngay đến cái mẹt để bày biện cho ra dáng bữa ăn thì cũng chỉ là cái mẹt đã rách nát. Ăn uống kham khổ, thiếu thốn: Cháo ăn với muối và “một làm rau chuối thái rối”. Chữ “lùm” làm nổi bật hình ảnh: trên cái mẹt rách ấy, rau chuối nhiều hơn tất cả – chất thành một “lùm”. Món chính là cháo, nhưng lại là “niêu cháo lõng bõng”. “Lõng bõng” là từ láy gợi tả hình ảnh nồi cháo rất loãng, nước nhiều hơn cái. Đã vậy “mỗi người chỉ được lưng lưng hai bát đã hết nhẵn”. Và chừng đó đủ để thấy thảm cảnh của cả dân tộc trong nạn đói khủng khiếp năm nào.  Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Tuy nhiên thứ giàu có nhất của gia đình bà cụ Tứ vào lúc này chính là sự lạc quan, là tình yêu thương giữa các thành viên. Cũng trong không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc ấy, bà cụ Tứ đã thêm một lần truyền động lực sống cho các con. Kim Lân sử dụng nhiều tính từ tả niềm vui: chuyện vui, chuyện sung sướng, đầm ấm, hòa hợp, vui vẻ, đon đả, cười…làm không khí gia đình ấy trở nên tươi vui, hạnh phúc. Cảm nhận về không khí gia đình, chính Tràng đã thốt lên: “Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế”. Gia đình ấy có bà mẹ nhân hậu, giàu yêu thương, có con cái ngoan ngoãn, mẹ nói thì “Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn”. Bà cụ Tứ chắt chiu từng chút niềm vui, cố gắng tạo ra không khí hòa hợp, vui vẻ. Bà vừa là người thắp lửa và cũng vừa là người truyền lửa. Bà đã thắp lên thế giới tinh thần đầy ắp niềm vui, sự lạc quan vào cuộc sống hướng các con đến tương lai: “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”. Hai câu văn gợi cho ta thấy một khung cảnh sinh hoạt ấm áp của gia đình, không khí chuyện trò rôm rả, cởi mở. Phép điệp “toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng” vừa làm câu văn nhịp nhàng cân đối, vừa cho thấy sự phấn chấn tinh thần của bà cụ. Điều này chứng tỏ người mẹ ấy rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai tươi sáng. Đói khát không thể quật ngã được người mẹ nông dân có niềm tin sắt đá “ai giàu ba họ ai khó ba đời” ấy.  Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bà cụ Tứ còn mang đến cho bữa ăn một câu chuyện vô cùng tươi sáng về tương lai. Đó là câu chuyện về đàn gà. Câu chuyện ấy như một luồng sinh khí mới, một thứ gia vị lạ mà quen làm bữa ăn càng trở nên đầm ấm: “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà… Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”. Từ “đôi gà”, thành “đàn gà” là sự lạc quan niềm tin mãnh liệt của người mẹ vào tương lai. Bà tin rằng sự sinh sôi sẽ lấn át sự hủy diệt, sự sống sẽ lấn át cái chết. Cũng như chúng ta luôn tin vào đôi vợ chồng son này, rồi họ cũng sẽ tự sinh tồn và vượt qua nạn đói hướng tới tương lai. Niềm tin ấy khiến ta nhớ tới một triết lý trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khô, ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…”. Đó cũng chính là tuyên ngôn của Kim Lân khi viết “Vợ nhặt”: “Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống”.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Tác giả Kim Lân đã xây dựng một chi tiết vô cùng cảm động. Đó là chi tiết bát “chè khoán” (thực chất là chè cám). Qua chi tiết mâm cơm ngày đói, đặc biệt qua hình ảnh nồi chè cám, nhà văn Kim Lân đã thể hiện sự trân trọng của mình đối với khát khao sống chính đáng ở những người nông dân nghèo. Lê-ônit-Lê-ô-nốp từng nói: “Nếu tình huống truyện tạo ra bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy.”. Hay quan niệm của Pautopxki “Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm”. Hiểu theo nghĩa ấy thì chi tiết bát chè khoán ở đây chính là chi tiết nghệ thuật đắt giá. Đây là một sáng tạo độc đáo bởi nó đã góp phần bộc lộ sâu sắc tâm lý và tính cách nhân vật. Tư tưởng của truyện nhờ thể mà được thể hiện đậm đà, tình người trong nạn đói tù đó như càng trở nên ấm áp.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Khi không khí gia đình đang đầm ấm, hòa hợp, bữa ăn đang đà vui thì họ phải đối diện với một sự thật: “Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn”. Chữ “niêu” vốn dĩ đã tả sự ít ỏi, lại có tới ba miệng ăn, mà lại còn “lưng lưng hai bát đã hết nhẵn”. Tình cảnh trở trên ấy khiến niềm vui như vơi nửa, sự tủi hờn như nhân đôi. Nhưng chính bà cụ Tứ đã nối dài ngày vui của các con: “Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: – Chúng mày đợi u nhá. Tạo có cái này hay lắm cơ. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: – Chè đây. – Bà lão múc ra một bát .. Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Bà là người đã nhóm lại niềm vui bằng cử chỉ, hành động “nhìn hai con vui vẻ”, bà vồn vã, đon đả “chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ”; bà “lật đật chạy”, “lễ mễ bưng lên”… Thái độ đon đả, hóm hỉnh, lạc quan ấy của bà như kéo dài tia hi vọng cho đôi vợ chồng son. Hẳn phải là một thức quà gì đó mà mẹ muốn dành tặng cho họ chăng? Niềm hi vọng về “một bữa ngon” được nhân lên khi “Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười”. Đây là một hình ảnh gợi tả người mẹ chân chất nông dân, hồn hậu, nhân từ. Giọng bà cũng trở nên tươi vui: “- Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Câu nói như một lời khoe, một sự tự hào. Chè khoán là món chè đặc sản, đậu xanh giã nhuyễn nấu với đường, thường dùng trong các dịp lễ tết, hoặc có khách quý. Nhưng trong thực tế, món “chè khoán” mà bà cụ Tứ nói ở đây là cám. Đau khổ thay, cám là thức ăn của con vật, thế nhưng nó vẫn hiện diện ở đây trong bữa ăn ngày đói của con người, đó là sự bi thảm của nhân dân ta thời đó. Tuy nhiên, người mẹ ấy vẫn lạc quan yêu đời, “vừa khuấy khuấy vừa cười”, “tươi cười đon đả”, đây chính là hình ảnh đẹp của con người năm đói – họ luôn nghĩ về sự sống. Lời tự khen “ngon đáo để cơ” nghe sao mà chua chát. Miếng cảm ấy có gì mà ngon, nhưng với bà thì “ngon đáo để“, đó là bà đang cổ động viên con mình cũng như con dâu vượt qua hoàn cảnh khó khăn lúc ấy. Thậm chí bà còn nói đùa, nói trại, nói tránh đi chữ “cám” thành “chè khoán”… Điều đó càng cho ta thấy bà cụ Tứ là một người mẹ nhân hậu, bao dung, chất phác.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bát “chè khoán” thực chất là bát chè cám của người mẹ nghèo khổ để lại bao tầng nghĩa sâu sắc. Qua chi tiết này, tính cách, tâm lý của các nhân vật được bộc lộ rõ nét. Bà cụ Tứ – người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực. Khi cái đói đang rình rập, hùng hổ vây quanh, bà vẫn cố gắng để có được “bữa tiệc cưới” giản dị cho con trai của mình. Bà lạc quan, vui vẻ, thậm chí là đây tự hào về nồi “chè khoán”, bà tự hào khoe các con: “Xóm ta khối nhà còn cha có cám mà ăn đấy”. Có lẽ nồi “chè khoán” ấy ba đã dành dụm, tích góp từ rất lâu để dành đãi khách quý. Và không thể ngờ được rằng, người khách quý ấy hôm nay lại chính là “nàng dâu mới” – người đã thổi sinh khí vào gia đình này. Bát cháo cám cũng là hiện thân của tình mẹ, của tấm lòng thương con, thương người. Tấm lòng bà cụ Tứ thật nhân hậu bao la làm sao. Bát cháo cám ấy cũng chính là vẻ đẹp của truyền thống đạo lý dân tộc: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “lá lành đùm lá rách”. Bởi vậy, bát cháo cám của bà cụ Tứ xứng đáng là một trong những sáng tạo nghệ thuật hay nhất của Kim Lân trong truyện ngắn này.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Còn nàng dâu mới thì sao trước những hành động và tình cảm của người mẹ nghèo chân chất này? “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mặt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng” . Kim Lân đã hai lần miêu tả đôi mắt của cô vợ nhặt. Lần thứ nhất khi Tràng mời ăn – “cặp mắt trũng hoáy của thị ngay lập tức sáng lên”; còn bây giờ trước bát chè cám của người mẹ – “hai con mắt thị tối lại”. Trước kia thị “sáng lên” bởi lúc ấy thị được mời ăn bốn bát bánh đúc. Bây giờ mắt thị tối lại bởi thị nhận ra sự thật chua chát – phải ăn cám cầm hơi. Qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi ở người vợ nhặt, thị hết sức ngạc nhiên trước bát chè khoán của người mẹ nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Hai chữ “điềm nhiên” thể hiện hình ảnh hết sức tự nhiên ở thị. Đó là một ứng xử nhân văn: thị ăn để làm vui lòng mẹ chồng, thị trân trọng tấm lòng và công sức của người mẹ, thị cảm thông với cái nghèo đói của gia đình chồng. Cái “điềm nhiên” ấy còn mang ý nghĩa, trong hoàn cảnh đấy, ai cũng phải cất lại nỗi tủi hờn bên trong để vui vầy cũng hạnh phúc bình dị. đơn sơ. Đó là ứng xử nhân văn, đáng quý. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét tính cách đổng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình chồng vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới. Ứng xử đó của thị trước mặt mẹ chồng cũng là ứng xử nhân văn, một nét đẹp ở nàng dâu mới.  Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Càng bất ngờ với người đọc hơn nữa là sự trưởng thành của Tràng trong bữa cơm ngày đói. Tràng bớt bất ngờ hơn cô vợ nhặt, vì người mẹ đã giới thiệu “Cám đấy mày ạ!”. Và “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Cái đắng chát mà Tràng cảm nhận không chỉ là cái đắng chát từ miếng cháo cám mà còn “đắng chát” bởi nỗi thẹn của mình. Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình. Anh vẫn cố ăn dù “miếng cám đẳng chát và nghẹn bứ trong cổ” – ăn để vui lòng mẹ. Đó cũng là ứng xử hết sức nhân văn ở người con này.    Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Có thể nói, bát chè khoán của người mẹ nghèo khổ ấy khiến ta nhớ đến bát cháo hành và sự chăm sóc ân cần của Thị Nở dành cho Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Đó là điểm gặp gỡ đầy cảm động trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn, là vẻ đẹp tình người, là bài ca về lòng yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia. Bát cháo hành và bát chè khoán là những hạt bụi vàng lấp lánh của tác phẩm, và cũng là những sáng tạo độc đáo nhất trong văn học hiện thực phê phán.  Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Đoạn trích khép lại trong cảm xúc tủi hờn của các nhân vật và niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn: “Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”. Hai câu văn giàu hình ảnh, diễn tả chân thực nỗi tủi nhục của con người năm đói. Họ phải ăn cháo cám để cầm hơi, họ nuốt cả tủi hờn vào trong, họ tránh nhìn mặt nhau. Đó là tủi hờn mà cũng là nỗi thẹn của ba con người tội nghiệp: người mẹ thẹn vì mình là mẹ nhưng chẳng lo được cho con trai bữa tiệc cưới cho đàng hoàng, anh Tràng thẹn vì mình là trụ cột gia đình nhưng lại để mẹ và vợ phải khổ sở, người vợ nhặt thẹn bởi vì mình chưa giúp được gì cho nhà chồng. Cái then đó là cái thẹn của những con người biết nghĩ và biết sống cho nhau, là ứng xử nhân văn và giàu tình nhân ái.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Nghệ thuật: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ nhặt” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được nhà văn Kim Lân vận dụng sáng tạo: Trần thuật hấp dẫn, sinh động, tự nhiên. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, chân thực, tinh tế. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị phù hợp với tính cách nhân vật. Giọng điệu lúc hóm hình, lúc xót xa thương cảm, có lúc trầm lắng ấm áp tình người. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Kim Lân góp phần làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, đồng thời chắp cánh nâng đỡ cho ngòi bút của nhà văn thăng hoa cùng tác phẩm.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Giá trị nhân đạo: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đã gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân, phát xít, phong kiến đã đẩy ca dân tộc ta vào hoàn cảnh khốn cùng. Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng đồng cảm, cảm thông trước số phận đầy đau khổ của con người. Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người, nhất là khát vọng sống và về đẹp tình người trong nạn đói, sự đùm bọc, cưu mang, cùng nhau vượt qua thảm kịch, hướng đến tương lai. Quả đúng như lời của thầy giáo Trần Đồng Minh từng nhận xét: “Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm cái đòn bẫy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”. Những tia sáng đó phải chăng đã lóe lên từ những con người lương thiện, giàu lòng nhân ái như Tràng, bà cụ Tứ, xóm ngụ cư… Có thể nói, ánh sáng của lòng nhân ái chính là điểm tựa nâng đỡ cho tác phẩm bất tử cùng thời gian.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Đặc biệt, nhà văn trân trọng khám phá, phát hiện và ngợi ca sức sống, khát vọng hạnh phúc, về đẹp của tâm hồn con người – nhất là vẻ đẹp tình người trong nạn đói ở các nhân vật, đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Nhà văn cũng bày tỏ niềm tin vào sự lạc quan của con người năm đói, tin tưởng vào tấm lòng nhân hậu của con người tin vào sức vươn dậy của các nhân vật, đồng thời mở ra con đường tương lai tươi sáng cho họ. Truyện mở đầu bằng không gian u ám, chết chóc, nhưng kết thúc bằng ánh nắng mặt trời rực rỡ và hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới“. Kim Lân qua đó đã phản chiếu vào con người lao động ánh sáng của cách mạng và ý thức của thời đại. Hình ảnh lá cờ đỏ cứ pháp phới trong óc Tràng là một mốc son chói lọi trong tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Kim Lân nói riêng và của các nhà văn sau cách mạng nói chung. Như vậy, tiếng kêu cứu của Nam Cao trước cách mạng đã được Kim Lân hồi đáp bằng cách giải phóng số phận con người, hưởng con người đến ánh sáng của tự do.   Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

KẾT BÀI: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, là một tác phẩm như thế. Ở đó, tình người, tình đời, sự yêu đời, lạc quan, khát khao được sống, được hạnh phúc trong hoàn cánh khó khăn, nạn đói  thật đáng trân trọng. Vậy nên, tác phẩm vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ. 

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *