Giới thiệu đến các bạn bài viết nghị luận văn học bài Vợ nhặt của Kim Lân qua đoạn văn bản:Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống ; Hoặc: ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dàn ý ; Hoặc: “Ngoài đình bằng đội lên một hồi trống […] lá cờ đỏ bay phấp phới”. Mời các bạn cùng tham khảo!  

ĐỀ: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Cảm nhận đoạn trích: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

“Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẫn trên nền trời như những đám mây đen.

Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

– Trống gì đấy, u nhỉ?

– Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đầu các con ạ… . Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.

Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm :

Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à ?

Im lặng một lúc thị lại tiếp :

– Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đầu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít… Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.

Tràng hỏi vội trong miếng ăn :

– Việt Minh phải không ?

– Ừ, sao nhà biết ? 

Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.

Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.

À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc

rẻ vẩn vơ, khó hiểu.

Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.

Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…”

Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về giá trị nhân đạo của tác phẩm.     Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

(Vợ nhặt Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018)

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

MỞ BÀI:Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Có ai đó đã ví “sáng tạo nghệ thuật giống như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc”. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Quả đúng như vậy, cuộc sống giống như một nghiên mực mà nhà văn phải chấm bút vào đấy, bởi nếu không xuất phát từ hiện thực thì văn chương cũng chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Kim Lân đã phản ánh rất thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945, và sự bần cùng, rẻ rúng của số phận con người. Tình người trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng ấy chỉnh là “những tia sáng ấm lòng” góp phần thắp sáng giá trị nhân văn của tác phẩm. Một trong những đoạn trích gây ấn tượng hơn cả về vẻ đẹp ấy chính là bữa cơm đầu đón nàng dâu của gia đình bà cụ Tứ: 

“Ngoài đình bằng đội lên một hồi trống […] lá cờ đỏ bay phấp phới”

Qua những diễn biến ấy Kim Lân đã làm bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm. 

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

THÂN BÀI: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Khái quát tác giả, tác phẩm: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.  Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân. Cả truyện ngắn Làng và Vợ nhặt đều là những thế giới của “đất”, của “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tình cảm thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc của ông. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Tác phẩm “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Do thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Kim Lân đã dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt”. Truyện ngắn này sau đó được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của tác phẩm. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Ở những đoạn trước đó là không khí đầm ấm, hạnh phúc của gia đình bà cụ Tứ trong bữa cơm đầu đón nàng dâu. Thì đến đoạn ngữ liệu này, nhà văn chủ yếu nói về sự giác ngộ cách mạng của Tràng và khát vọng vươn tới tương lai. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Triển khai nội dung phân tích: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Trước tiên, mở đầu đoạn trích là bức tranh hiện thực đầy u ám, làm tối của nạn đói khủng khiếp năm 1945 và sự hoang mang của con người trước hiện thực đen tối ấy. Kim Lân miêu tả: “Ngoài đình bỗng đội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẫn trên nền trời như những đám mây đen.”  Đoạn trích mở ra là âm thanh “Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã.” Từ “bỗng” gợi ra sự hốt hoảng, ám ảnh. Âm thanh tiếng trống được miêu tả “dồn dập, vội vã”, âm thanh ấy phá tan cả sự bình yên buổi sáng, phá tan cái không khí đầm ấm đoàn viên của gia đình Tràng. Tiếng trống ấy sao mà căng thẳng, ngột ngạt, gợi ta nhớ đến hoàn cảnh lịch sử bấy giờ: Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, thực dân Pháp và tay sai phong kiến không ngừng tăng cường sưu cao thuế nặng, chính quyền phong kiến thì làm tay sai cho giặc. Hậu quả, năm Ất Dậu năm ấy, nạn đói xảy ra, làm chết trên hai triệu đồng bào và đẩy hàng triệu triệu còn người vào cảnh màn trời chiếu đất, sống lay lắt, tha phương cầu thực. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Hình ảnh đàn quạ trong cách so sánh “lượn thành từng đám bay vẩn lên nền trời như những đám mây đen” gợi ra cảnh tượng chết chóc, đen tối, một không gian u ám, ảm đạm. Người dân thì “chết như ngả rạ”, người sống thì “như những bóng ma”, cuộc sống đang chết dần, chết mòn nhưng các thế lực thống trị vẫn không buông tha cho nhân dân. Âm thanh tiếng trống thúc thuế cùng với lời giải bảy và sự lo lắng của bà cụ Tử càng làm cho thực tại trở nên bi thảm hơn. Phép điệp cấu trúc: “Đằng thì nó bắt giồng đay, đẳng thì nó bắt đóng thuế” làm cho hai nỗi khổ trùng điệp hiện lên “bắt giống đay”, “bắt đóng thuế”. Nhân dân ta cùng cực đủ đường bởi sự áp bức, bóc lột. Câu nói như một tiếng kêu than đầy bất lực của người mẹ: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ” Bà cụ Tứ thậm chí còn nghi ngờ cả tương lai bởi “không chắc đã sống qua được”. Qua chi tiết này, nhà văn đã góp phần gián tiếp lên án, tố cáo tội ác của phát xít, thực dân, phong kiến đã dồn đẩy cả dân tộc ta vào bước đường cùng. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Chi tiết bà cụ Tứ “ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc…” là một chi tiết thể hiện vẻ đẹp nhân văn ở người mẹ. Nếu những lần trước bà khóc trước mặt con thì lần này người mẹ ấy đã quay đi giấu nước mắt của mình, bởi hôm nay là ngày vui của các con, bà không muốn cảm xúc của mình làm ảnh hưởng tới các con, không muốn con vì mình mà phải bận tâm. Đó là ứng xử nhân hậu mà cao thượng ở người mẹ giàu đức hi sinh. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Trong bữa cơm, người vợ nhặt mang đến thông tin mới mẻ về Việt Minh, điều này đã góp phần giác ngộ Cách mạng cho Tràng. Đây cũng là chi tiết cho thấy người lao động đã có sự hiểu biết về cách mạng, về chính trị. Người vợ nhặt ngạc nhiên bởi “ở đây vẫn còn đóng thuế cơ à?”. Sự ngạc nhiên ấy có nguyên nhân từ sự hiểu biết chính trị của thị, bởi: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Liệt kê các địa danh Thái Nguyên, Bắc Giang, vừa chỉ vùng đất xa xôi, vừa mang đến thông tin cách mạng về sự vùng lên của nhân dân ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Các từ ngữ như “không chịu đóng thuế”,phá kho thóc Nhật” thể hiện sự quyết liệt trong tranh đấu, sự vùng lên của nhân dân chống lại áp bức bất công. Thông tin mới mẻ ấy khiến Tràng như bừng tỉnh, anh liên kết câu chuyện của vợ và những người đi phá kho thóc Nhật, rồi chợt hỏi “Việt Minh phải không?“. Bởi lúc này Tràng thấy hiện về trong ký ức chưa xa của mình là hình ảnh: “những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”. Tràng “láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh… Họ đi cướp thóc đẩy”. Trong hoàn cảnh lúc ấy Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác. Sau khi được người vợ giác ngộ, Tràng nhận ra: “À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.” Sự ân hận, tiếc rẻ vẩn vợ của Tràng tuy còn mơ hồ nhưng cho thấy, Tràng đã hiểu ra được ý nghĩa và việc làm của Việt Minh. Việc làm của Việt Minh là phá kho thóc Nhật chia cho người đói. Anh tiếc rẻ vì mình đã không nhận ra điều ấy sớm hơn, tiếc vì mình đã không đứng trong đoàn người ấy sớm hơn chăng?  Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Đoạn trích khép lại bằng hình ảnh lá cờ đỏ và niềm tin của Tràng vào tương lai tươi sáng. Đây cũng chính là nét mới trong giá trị nhân đạo – nhà văn không chỉ đặt niềm tin vào sức vươn dậy của con người mà còn mở ra con đường tương lai tươi sáng cho họ. “Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…”  Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Âm thanh tiếng trống thúc thuế lần thứ hai xuất hiện, nó vẫn dồn dập, ám ảnh, đe dọa. Nhưng đối lập với âm thanh ấy là hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng. Ở đây, lá cờ đỏ là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn, là chi tiết đắt giá góp phần thể hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật của Kim Lân. Bàn về tầm quan trọng của những chi tiết được chọn lọc, nhào nặn, sáng tạo bởi tác giả nhằm chuyển tải nội dung, ý nghĩa của truyện, trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học có đoạn viết: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.” Từ nhận định ấy ta thấy, chi tiết trong tác phẩm văn học là những “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Và tất nhiên là nó phải “chi tiết có đúc, có dung lượng lớn”. Có thể hiểu đó là những chi tiết đã được chọn lọc, nhào nặn, thông qua sự sáng tạo của nhà văn để có thể chuyên chở những ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc mà nhà văn muốn chuyển tải. Còn “lối hành văn mang nhiều ẩn ý” là qua cách dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật, nhà văn tạo được cách diễn đạt riêng, giọng điệu riêng góp phần thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Từ đó nhà văn góp phần tạo nên những khoảng trống hay “những chiều sâu chưa nói hết”. “Chiều sâu” ấy chính là những vấn đề, những suy tư trăn trở, những quan niệm, thái độ, tình cảm,… của nhà văn được gửi gắm phía sau hình tượng, phía sau câu chữ. Ở đây chi tiết “lá cờ đỏ” là sáng tạo riêng, hấp dẫn, đầy ẩn ý. Hình ảnh ấy gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, rằng cách mạng đang tới. Hai từ “phấp phới” vừa gợi tả sự phấn khởi vừa là sự vẫy gọi mãnh liệt của tương lai. Kết thúc này là kết thúc hợp lý, bởi kết thúc ấy đã góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: nhà văn trân trọng khát vọng sống mãnh liệt của con người lao động; là niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng. Hình ảnh “lá cờ đỏ” và “đoàn người đói” lặp lại hai lần ở đoạn cuối như tính vẫy gọi và dự báo của tác phẩm, rằng: Tràng sẽ xuất hiện trong đoàn người đó, dưới lá cờ đó, anh sẽ đi theo cách mạng bởi chỉ có cách mạng mới thực sự mang lại sự đổi đời cho những người nông dân. Bởi vậy đây là một kết thúc lạc quan, tràn đầy niềm tin.  Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Nghệ thuật: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ nhặt” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được nhà văn Kim Lân vận dụng sáng tạo: Trần thuật hấp dẫn, sinh động, tự nhiên. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, chân thực, tinh tế. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị phù hợp với tính cách nhân vật. Giọng điệu lúc hóm hình, lúc xót xa thương cảm, có lúc trầm lắng ấm áp tình người. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Kim Lân góp phần làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, đồng thời chắp cánh nâng đỡ cho ngòi bút của nhà văn thăng hoa cùng tác phẩm. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Giá trị nhân đạo: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đã gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân, phát xít, phong kiến đã đẩy ca dân tộc ta vào hoàn cảnh khốn cùng. Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng đồng cảm, cảm thông trước số phận đầy đau khổ của con người. Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người, nhất là khát vọng sống và về đẹp tình người trong nạn đói, sự đùm bọc, cưu mang, cùng nhau vượt qua thảm kịch, hướng đến tương lai. Quả đúng như lời của thầy giáo Trần Đồng Minh từng nhận xét: “Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm cái đòn bẫy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”. Những tia sáng đó phải chăng đã lóe lên từ những con người lương thiện, giàu lòng nhân ái như Tràng, bà cụ Tứ, xóm ngụ cư… Có thể nói, ánh sáng của lòng nhân ái chính là điểm tựa nâng đỡ cho tác phẩm bất tử cùng thời gian.  Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Đặc biệt, nhà văn trân trọng khám phá, phát hiện và ngợi ca sức sống, khát vọng hạnh phúc, về đẹp của tâm hồn con người – nhất là vẻ đẹp tình người trong nạn đói ở các nhân vật, đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Nhà văn cũng bày tỏ niềm tin vào sự lạc quan của con người năm đói, tin tưởng vào tấm lòng nhân hậu của con người tin vào sức vươn dậy của các nhân vật, đồng thời mở ra con đường tương lai tươi sáng cho họ. Truyện mở đầu bằng không gian u ám, chết chóc, nhưng kết thúc bằng ánh nắng mặt trời rực rỡ và hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới“. Kim Lân qua đó đã phản chiếu vào con người lao động ánh sáng của cách mạng và ý thức của thời đại. Hình ảnh lá cờ đỏ cứ pháp phới trong óc Tràng là một mốc son chói lọi trong tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Kim Lân nói riêng và của các nhà văn sau cách mạng nói chung. Như vậy, tiếng kêu cứu của Nam Cao trước cách mạng đã được Kim Lân hồi đáp bằng cách giải phóng số phận con người, hưởng con người đến ánh sáng của tự do.  Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

KẾT BÀI: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, là một tác phẩm như thế. Ở đó, tình người, tình đời, sự yêu đời, lạc quan, khát khao được sống, được hạnh phúc trong hoàn cánh khó khăn, nạn đói  thật đáng trân trọng. Vậy nên, tác phẩm vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ.

  Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống                                                    DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *