Giới thiệu đến các bài viết Soạn bài Gặp Karip và Xila (Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 6 bài tập, trang 43, trang 47, Bài 2, Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời các bạn cùng tham khảo. 

GẶP KA-RÍP VÀ XI-LA 

(Trích Ô-đi-xê, sử thi Hy Lạp) (Hô-me-rơ)

Gặp Karip và Xila
Gặp Karip và Xila

Câu 1. Gặp Karip và Xila

Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên và cho biết: theo lời tiên đoán của Xi-ếc-xê, Ô-đi-xê đã căn dặn thuỷ thủ phải làm những gì để tránh sự quyến rũ nguy hiểm của các nàng Xi-ren?

Trả lời: Gặp Karip và Xila

* Có thể tóm tắt các sự kiện chính theo gợi ý sau: 

– Sau khi nhận được lời tiên tri của nữ thần Xi-ếc-xê về những nguy hiểm mà đoàn thuỷ thủ sẽ đối mặt, Ô-đi-xê và các thuỷ thủ tiếp tục hành trình về quê hương.

– Đến đảo của các nàng Xi-ren, Ô-đi-xê nhét sáp ong vào hai tai của các thuỷ thủ; chàng phải trói mình vào cột buồm để vừa được nghe hát vừa tránh được nguy hiểm. 

– Trên cuộc hành trình tiếp theo, các thuỷ thủ tránh được quái vật Ka-ríp nhưng lại không thoát được quái vật Xi-la; Ô-đi-xê bị mất sáu tay chèo khoẻ nhất.

– Tận mắt thấy cảnh các bạn đồng hành gặp nạn, kêu cứu, Ô-đi-xê cảm thấy đau xót, thương tâm.

* Theo lời tiên đoán của Xi-ếc-xê, Ô-đi-xê đã căn dặn thuỷ thủ phải nhét sáp ong vào hai tai  để tránh sự quyến rũ nguy hiểm của các nàng Xi-ren.

Câu 2. Gặp Karip và Xila

Dù đã có những dự liệu khôn ngoan, đề phòng khả năng xấu nhất, Ô-đi-xê và bạn đồng hành vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách bất ngờ. Các chi tiết nào cho thấy điều đó?

Trả lời: Gặp Karip và Xila

Một số sự kiện là những biến cố, thử thách có yếu tố bất ngờ: 

Sự kiện Ô-đi-xê đòi thuỷ thủ cởi trói để nghe tiếng hát mê hoặc được thể hiện qua chi tiết: “lòng nao nức muốn nghe họ quá, tôi nhích lông mày ra hiệu để các bạn đồng hành cởi trói cho tôi”.

– Sự kiện Ô-đi-xê quên lời dặn của Xi-ếc-xê, sa vào cạm bẫy của Xi-la được thể hiện qua chi tiết: “Trong lúc sợ chết chúng tôi chú ý đến Ka-ríp, nhưng lúc đó, Xi-la bỗng bắt mất trong thuyền sáu tay chèo khoẻ nhất của tôi”.

Gặp Karip và Xila
Gặp Karip và Xila

Câu 3. Gặp Karip và Xila

Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong văn bản trên có ưu thế gì so với ngôi thứ ba?

Trả lời: Gặp Karip và Xila

– Việc để cho Ô-đi-xê, người cuối cùng sống sót trên cuộc hành trình vượt biển trở lại quê hương, kể lại câu chuyện của mình chính là cơ hội để nhân vật bộc lộ tính cách đặc biệt là hành động, tâm trạng trong những lúc đối mặt với gian nan, thử thách.

– Với Ô-đi-xê, kể câu chuyện về hành trình đầy thử thách của mình là cách duy nhất để thuyết phục và chờ đợi sự cứu giúp. Nhờ đó, chàng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà vua, hoàng hậu và công chúa của quốc đảo Phê-ki-a. 

– Như vậy, việc sử dụng ngôi kể thứ nhất (người kể chuyện xưng tôi) trong văn bản giúp người đọc hình dung cụ thể, chân thực về cuộc hành trình trên biển đảo của Ô-đi-xê và những người bạn, bởi câu chuyện đó được chính nhân vật tham gia cuộc hành trình kể lại.

Câu 4. Gặp Karip và Xila

Hình tượng những quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la được xây dựng từ hiện tượng tự nhiên nào? Các hiện tượng ấy giúp bạn hình dung như thế nào về không gian, thời gian sử thi?

Trả lời: Gặp Karip và Xila

– Ka-rip, Xi-la là biểu tượng của không gian kì bí, hoang sơ, đầy rẫy những cạm bẫy, hiểm nguy đối với con người. Đó có thể là những mỏm đá ngầm và xoáy nước, những yếu tố thiên nhiên gây nguy hiểm đến người đi biển thời bấy giờ.

Sự hung hãn, ghê gớm của các hình tượng quái vật biển gợi ra cho chúng ta những vất vả, gian lao và cái chết đau thương của các thuỷ thủ – bạn đồng hành của Ô-đi-xê, đồng thời, thể hiện khát vọng chinh phục biển cả, mở mang bờ cõi và tôn vinh trí tuệ, sức mạnh của người anh hùng.

Từ những hiện tượng ấy, chúng ta có thể hình dung về một thời gian sử thi đã thuộc về quá khứ. Đó là thời gian của cộng đồng, một không gian sử thi rộng lớn, thường gắn liền với những cuộc phiêu lưu của các vị anh hùng.

Câu 5. Gặp Karip và Xila

Phân tích một số chi tiết thể hiện bản lĩnh của Ô-đi-xê trong vai trò một người lãnh đạo trước những khó khăn, thử thách mà chàng và các bạn đồng hành phải đối mặt.

Trả lời: Gặp Karip và Xila

– Ô-đi-xê luôn gọi những thủy thủ của mình là ”các bạn ơi”. Chàng không coi họ là những tôi tớ, người hầu của mình mà coi họ như những người bạn, những người đồng đội thực sự của mình. Đây chính là hành động thể hiện sự tôn trọng của một vị lãnh đạo, một thuyền trưởng dành cho thuyền viên của mình.

– Ô-đi-xê luôn biết cách chỉ đạo hướng dẫn thuyền viên của mình. Chàng thể hiện sự thông minh ở chi tiết: nhét sáp vào tai các bạn đồng hành để họ có thể tập trung chèo thuyền. Tiếp đó, Ô-đi-xê chứng tỏ bản lĩnh kiên định khi dặn các thuyền vãy trói mình lại chặt hơn nữa nếu chàng bị dụ dỗ bởi tiếng hát của các nàng Xi-ren.

– Khi các thuyền viên bị hoảng sợ trước sự tấn công của Xi-la và Ka-ríp, Ô-đi-xê đã vực dậy tinh thần của họ bằng cách nhắc lại những thử thách, những phút giây khó khăn nhưng bọn họ đã kiên trì vượt qua được trước kia như: trốn thoát khỏi tên khổng lồ ăn thịt người Xi-clốp

Gặp Karip và Xila
Gặp Karip và Xila

Câu 6. Gặp Karip và Xila

Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.

Trả lời: Gặp Karip và Xila

– Đoạn trích lấy cảm hứng chủ đạo từ những hiện tượng tự nhiên trên biển và khát vọng chinh phục thiên nhiên của các vị anh hùng thời xưa. 

– Cảm hứng chủ đạo từ hình ảnh những người từng vượt biển để chinh phục thế giới, đồng thời ca ngợi sức mạnh, trí tuệ của người anh hùng, dám đối mặt và vượt qua những thử thách hiểm nguy do thiên nhiên đem lại trên hành trình vượt biển trở về quê hương.

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *