Giới thiệu đến các bài viết Soạn bài: Soạn Lý ngựa ô ở hai vùng đất Chân trời sáng tạo (Phạm Ngọc Cảnh), (Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 3 bài tập, trang 89, trang 90, Bài 4, Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời các bạn cùng tham khảo.
LÍ NGỰA Ô Ở HAI VÙNG ĐẤT
(Phạm Ngọc Cảnh)
Câu 1. Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Văn bản cho thấy, trong cảm nhận của chủ thể trữ tình, những câu Lí ngựa ô hát ở “làng anh” và hát ở “bên em” khác nhau như thế nào?
Trả lời: Lý ngựa ô ở hai vùng đất
* Làng anh: Lý ngựa ô ở hai vùng đất
… ai cũng ngỡ mình đang đi trong mây
ai chẳng tin mình đang giong ngựa sắt
cả một vùng sông ai chẳng hát
sao không nghe câu lí ngựa ô này.
… câu hát bắc cầu qua một thời Quan họ
câu hát xui nhau nên vợ nên chồng
=> Câu Lí ngựa ô hát ở “làng anh” ngân vang, hào sảng. Câu hát cất lên đều đặn, ngân vang khắp mọi nơi. Tất cả như hoà mình vào trong câu hát nhẹ nhàng, ân tình.
* Bên em Lý ngựa ô ở hai vùng đất
…Thế mà bên em
móng ngựa gõ mê say
qua phá rộng duềnh doàng lên dợn sóng
qua truông rậm đến bây giờ anh buộc võng
… nên gập ghềnh câu lí ngựa ô qua.
… ngựa tung bờm bay qua biển lúa
ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa
tiếng hí chào xa khơi…
=> Câu Lí ngựa ô hát ở “bên em” thật mê say nhưng đầy trắc trở. Những câu hát gắn với khoảng không gian trùng điệp, khúc khuỷu. Giai điệu của câu hát vì thế cũng gập ghềnh, uốn lượn.
Câu 2. Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Tìm trong văn bản một số chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hoà hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát “ở hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau.
Trả lời: Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Một số chi tiết cho thấy sự gặp gỡ, hoà hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát “ở hai vùng đất”:
Chi tiết | Điểm tương đồng |
khen câu miền Trung qua truông dài phá rộng | Câu Lí ngựa ô hát ở hai vùng đất hoà quyện âm điệu vào nhau. Tiếng hát ngân xa, giục giã. |
khen câu miền Nam như giục như mời | |
– ai chẳng tin mình đang giong ngựa sắt/ cả một vùng sông ai chẳng hát
– ngựa tung bờm bay qua biển lúa/ ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa/ tiếng hí chào xa khơi… |
Dù cất lên trong không gian khác nhau, nhưng câu Lí ngựa ô ở “làng anh” và “bên em” đều chung một nội dung, chung một hình tượng: vó ngựa anh hùng tung bay trên mọi nẻo đường Tổ quốc. |
Câu 3. Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Đọc Lí ngựa ô ở hai vùng đất (Phạm Ngọc Cảnh), bạn hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò và của ca dao, dân ca nói chung?
Trả lời: Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Những hiểu biết về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò:
– Những câu lí, câu hò, ca dao, dân ca chứa đựng giá trị văn hoá của dân tộc. Vẻ đẹp của những câu lí, câu hò là vẻ đẹp của lịch sử, của bản sắc văn hoá lâu đời, được đúc kết và lưu truyền đến hôm nay.
– Sức sống của những câu lí, câu hò là sức sống bền bỉ, vững chãi, không gì có thể xoá nhoà; trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.
– Tuỳ thuộc vào bối cảnh, không gian và chủ thể diễn xướng mà âm điệu của những câu lí, câu hò sẽ khác nhau.