Giới thiệu đến các bài viết Soạn bài: Soạn Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống (Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 6 bài tập, trang 86, trang 88, Bài 4, Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời các bạn cùng tham khảo.
NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG TRẦN HỮU TRANG;
KHÁNH THÀNH PHÒNG TRUYỀN THỐNG;
THÊM MỘT BẢN DỊCH “TRUYỆN KIỀU” SANG TIẾNG NHẬT
Câu 1. Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
Những dấu hiệu nào trong mỗi văn bản trên giúp bạn nhận biết đó là những bản tin?
Trả lời: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
* Những dấu hiệu nhận biết bản tin:
– Tính thời sự:
+ Thời gian, địa điểm cụ thể
+ Thông tin, sự kiện chính xác
– Tính ngắn gọn, súc tích:
+ Dung lượng: ngắn gọn (tin vắn: dưới 100 chữ, tin thường: từ 100 – 350 chữ)
+ Cấu trúc rõ ràng (nhan đề, đề mục,…)
Câu 2. Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
Hoàn thành bảng so sánh dưới đây (làm vào vở), chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa văn bản 2 và văn bản 3.
Trả lời: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
So sánh các yếu tố được sử dụng trong văn bản 2 và văn bản 3
Yếu tố so sánh | Văn bản 2 | Văn bản 3 | Tương đồng/ khác biệt |
Độ dài, số đoạn | Hơn 300 chữ, 3 đoạn | Gần 150 chữ, 1 đoạn. | Cả hai văn bản đều có dung lượng ngắn gọn. |
Nhan đề | Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật. | Nhan đề của hai văn bản đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, hàm súc, khái quát nội dung thông tin. |
Đề mục | Rõ ràng, chi tiết (3 đề mục). | Không có đề mục. | Văn bản 2 có đề mục; văn bản 3 không có đề mục. |
Phương tiện giao tiếp | Ngôn ngữ kết hợp yếu tố phi ngôn ngữ (hình ảnh phòng truyền thống). | Ngôn ngữ | Văn bản 2 có kết hợp yếu tố phi ngôn ngữ; văn bản 3 chỉ sử dụng ngôn ngữ. |
Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện |
– Thời điểm đưa tin: 29/4/2021.
– Thời điểm diễn ra sự kiện: 29/4/2021. |
– Thời điểm đưa tin: 15/5/2005.
– Thời điểm diễn ra sự kiện: 17/3/2005. |
– Văn bản 2: Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện cùng một ngày.
Văn bản 3: Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện khác ngày. |
Câu 3. Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
Xác định thông tin theo các câu hỏi mà người viết đặt ra khi viết bản tin và hoàn thành bảng dưới đây (làm vào vở):
Trả lời: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
Các câu hỏi | Thông tin trong văn bản 2 | Thông tin trong văn bản 3 |
Việc gì? | Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Có thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Việt. |
Ai liên quan? | Nghệ sĩ Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, cố soạn giả Trần Hữu Trang, các đoàn cải lương, các nghệ sĩ. | – Dịch giả: Ông Sây-ghi Sa-tô (Sagi Sato) và nữ thi sĩ Y-ô-si-cô Ku-rô-da (Yoshiko Kuroda).
– Nhà tổ chức, đại thi hào Nguyễn Du. – Khách mời: Các quan chức, đại diện các cơ quan văn hoá, văn nghệ sĩ, nhà báo, bạn đọc Nhật Bản và thực tập sinh, lưu học sinh Việt Nam. |
Xảy ra khi nào? | Ngày 29/4/2021. | Ngày 17/3/2005. |
Xảy ra ở đâu? | Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (phòng truyền thống). | Thành phố Ô-ka-y-a-ma (Okayama), Nhật Bản. |
Câu 4. Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
Nhận xét về cách đưa tin và sự thể hiện quan điểm của người viết trong mỗi văn bản trên.
Trả lời: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
* Văn bản 2: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
– Cách đưa tin: Đưa tin kịp thời, cụ thể, chi tiết và tuần tự (giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện, trình bày các hoạt động nổi bật); vừa đưa tin, vừa trình bày cụ thể diễn biến của sự kiện.
– Quan điểm người viết: Quan điểm của người viết được thể hiện một cách khéo léo, tinh tế. Người viết không trực tiếp thể hiện thái độ, cảm xúc khi đưa tin, nhưng thông qua nội dung của bản tin, ngôn từ, hình ảnh,… được sử dụng, có thể nhận thấy sự quan tâm, trân trọng và yêu quý của người viết đối với các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
* Văn bản 3: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
– Cách đưa tin: Đưa tin nhanh, chính xác và ngắn gọn. Nội dung thông tin được tổ chức trong văn bản theo hướng tinh gọn, trọng tâm.
– Quan điểm người viết: Quan điểm của người viết vì thế không thể hiện trực tiếp mà được lồng ghép trong những từ/ cụm từ/ câu trong văn bản, thông qua cách thức khai thác và triển khai thông tin của người viết.
Câu 5. Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
Theo bạn, mỗi bản tin trên đây, ở vào thời điểm ra đời của nó, đã đáp ứng được các yêu cầu về tính mới, tính chính xác, tin cậy và tính hàm súc,… như thế nào?
Trả lời: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
– Tính mới: Sự kiện vừa mới diễn ra (hoặc có ý nghĩa đến thời điểm hiện tại), chưa được đề cập trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào.
– Tính chính xác, tin cậy: Nội dung thông tin rõ ràng, cụ thể (thời gian, địa điểm, đối tượng liên quan,…).
– Tính hàm súc: Diễn đạt trong sáng, rõ nghĩa; sắp xếp nội dung tinh gọn, khoa học.
Như vậy, đối chiếu với các yêu cầu kể trên của tính mới, tính chính xác, tin cậy, tính hàm súc, có thể khẳng định hai văn bản trên đã đáp ứng một cách cơ bản các yêu cầu cho nên đã thu hút được sự quan tâm của người đọc, tạo dựng niềm tin, thực hiện hiệu quả vai trò của bản tin đối với công chúng độc giả.
Câu 6. Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
Nêu một số điểm khác biệt mà theo bạn là đáng lưu ý trong cách đọc một bản tin so với cách đọc một văn bản thông tin tổng hợp có lồng ghép nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm,…
Trả lời: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
* Một số điểm khác biệt giữa: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
– Bản tin: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
+ Thông báo sự kiện một cách nhanh chóng, gọn gàng.
+ Cách đọc: Đọc nhanh, đọc lấy thông tin chính. Chú ý các từ/ cụm từ/ câu/ đoạn then chốt.
– Văn bản thông tin tổng hợp có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm: Nhà hát cải lương trần hữu trang khánh thành phòng truyền thống
+ Văn bản được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, sử dụng nhiều phương thức giao tiếp.
+ Cách đọc: Đọc kĩ, đọc chậm, đọc hiểu chi tiết nội dung. Chú ý sự kết hợp của các phương thức giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.