Giới thiệu đến các bài viết Soạn bài: soạn xã trưởng mẹ đốp, Xã Trưởng mẹ Đốp (Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 3 bài tập, trang 128, trang 132, Bài 5, Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời các bạn cùng tham khảo. 

XÃ TRƯỞNG – MẸ ĐỐP 

(Trích Quan Âm Thị Kính)

Câu 1. Xã Trưởng mẹ Đốp ; soạn xã trưởng mẹ đốp

Liệt kê theo bảng sau những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại: 

Từ bảng trên, hãy nêu nhận xét về thái độ, quan điểm của hai nhân vật.

Trả lời: Xã Trưởng mẹ Đốp ; soạn xã trưởng mẹ đốp

Nhân vật Nói về xã trưởng Nói về mẹ Đốp và chồng
Xã trưởng – Tại dân vi tổng lí.
Quốc pháp hữu công cầu.– Xã thuận bầu, đứng đầu hàng xã.
– Đi rao mõ.

– Làm cái thứ mõ.

 

Mẹ Đốp – Tôi chưa ra là làng chửa được ngồi. – Mộc đạc vang lừng.

Kim thanh dóng dả.

– Nghề ăn nói, đúng mực.
– Việc hỉ, việc hảo phải báo.

– Gần xa chốn chốn đều nghe.
– Làng nước ai cũng quý.
– Muôn việc quyền cắt đặt.
– Một mình một chiều thảnh thơi.

-> Dựa vào từ ngữ, hình ảnh xuất hiện trong các lượt lời thoại của nhân vật xã trưởng và mẹ Đốp, có thể nhận thấy cả hai nhân vật đều có thái độ coi trọng công việc của bản thân mà hạ thấp công việc của người khác.

+ Với nhân vật xã trưởng, ông xem chức sắc của mình là “đứng đầu hàng xã” nên xem thường công việc của anh mõ – “cái thứ mõ” thì cần gì “bằng với sắc“.

+ Ngược lại, mẹ Đốp có thái độ giễu cợt chức sắc, công việc của xã trưởng, đề cao và tôn xưng công việc gõ mõ thông báo của chồng mình – “Mộc đạc vang lừng/ Kim thanh dóng dả“.

– Thái độ, quan điểm trái ngược của nhân vật xã trưởng và mẹ Đốp đã góp phần tạo nên tiếng cười độc đáo, thâm thuý mà ý nghĩa cho văn bản.

Xã Trưởng mẹ Đốp
Xã Trưởng mẹ Đốp

Câu 2. Xã Trưởng mẹ Đốp ; soạn xã trưởng mẹ đốp

Yếu tố hài hước trong đoạn trích trên được tạo nên từ những thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng những cử chỉ, hành động như thế nào?

Trả lời: Xã Trưởng mẹ Đốp ; soạn xã trưởng mẹ đốp

– Yếu tố hài hước trong đoạn trích được tạo nên từ những thủ pháp nghệ thuật như: chơi chữ (thông qua các lượt lời của nhân vật mẹ Đốp); tương phản (sự mâu thuẫn trong lời đối thoại giữa xã trưởng và mẹ Đốp; sự mâu thuẫn giữa địa vị, quyền hạn, phẩm chất của xã trưởng và mẹ Đốp);…
– Nếu là diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng những cử chỉ, hành động như: đi lại hớ hênh, chỉ trỏ, nét mặt sắc sảo, ánh mắt linh hoạt….

Xã Trưởng mẹ Đốp
Xã Trưởng mẹ Đốp

Câu 3. Xã Trưởng mẹ Đốp ; soạn xã trưởng mẹ đốp

Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu của chèo cổ? Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc chuyển tải tư tưởng, triết lí dân gian?

Trả lời: Xã Trưởng mẹ Đốp ; soạn xã trưởng mẹ đốp

– Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật đào lệch (đào lẳng) trong chèo cổ.

 – Sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải tư tưởng, triết lí dân gian. Mẹ Đốp là nhân vật thông minh và sắc sảo. Thị không hề có địa vị (chỉ là vợ của anh mõ), nhưng thông qua những lượt lời đối đáp với xã trưởng, mẹ Đốp như đổi ngôi trở thành thầy dạy xã trưởng, giáo huấn, dạy bảo, thậm chí đe nạt xã trưởng. Thông qua nhân vật này, tác giả dân gian muốn gửi gắm khát khao công lí, làm chủ của tầng lớp nhân dân lao động.

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *