Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) ; đọc hiểu câu cá mùa thu ; trắc nghiệm câu cá mùa thu ; câu cá mùa thu đọc hiểu ; câu cá mùa thu trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu
Đọc văn bản sau
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Câu cá mùa thu– Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1.
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
- Thơ tự do
- Thơ lục bát luật
- Thơ bảy chữ
- Thơ thất ngôn bát cú Đường
Câu 2.
Chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong hai câu thơ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
- Ao thu và lạnh lẽo
- Lạnh lẽo và trong veo
- Lạnh lẽo và tẻo teo
- Tẻo teo và trong veo
Câu 3.
Hình ảnh nào không xuất hiện trong 6 câu thơ đầu của bài thơ Câu cá mùa thu?
- Ánh mặt trời
- Thuyền câu
- Ao nhỏ trong veo
- Sóng biếc
Câu 4.
Trong hai câu thơ sau, có những màu sắc nào được nhắc đến?
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
- Màu đỏ và xanh
- Màu xanh và vàng
- Màu vàng và tím
- Màu vàng và nâu
Câu 5.
Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của bài Câu cá mùa thu?
- Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.
- Viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- Bộc lộ tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
- Châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.
Câu 6. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?
- Tác giả thấy buồn vì ngồi lâu mà không câu được cá.
- Không gian tĩnh lặng khiến ta cảm nhận nỗi cô đơn man mác buồn trong lòng thi nhân.
- Đất nước đang bị thực dân xâm lược, lòng ông không thể ung dung câu cá như một ẩn sĩ thực thụ.
- Cả B và C đều đúng.
Câu 7.
Tác dụng của cách gieo vần “eo”:
- Góp phần diễn tả không gian bao la, rộng lớn.
- Góp phần diễn tả không gian gần gũi.
- Góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân.
- Góp phần diễn tả không gian ấm cúng của một gia đình trong mùa thu.
Trả lời câu hỏi sau
Câu 8.
Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “lơ lửng” trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
Câu 9.
Em có suy nghĩ gì về bức tranh mùa thu được tác giả miêu tả trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
Câu 10.
Từ tình yêu quê hương của tác giả gửi gắm trong bài thơ, em hãy viết từ 3- 5 câu thể hiện tình cảm của em đối với quê hương mình.
Gợi ý trả lời: câu cá mùa thu ; đọc hiểu câu cá mùa thu ; trắc nghiệm câu cá mùa thu ; câu cá mùa thu đọc hiểu ; câu cá mùa thu trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. D Thơ thất ngôn bát cú Đường
Câu 2. C Lạnh lẽo và tẻo teo
Câu 3. A Ánh mặt trời
Câu 4. B Màu xanh và vàng
Câu 5. D Châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.
Câu 6. D Cả B và C đều đúng.
Câu 7. C Góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân.
Trả lời câu hỏi sau
Câu 8.
Trạng thái di động nhẹ ở khoảng giữa, lưng chừng.
Câu 9.
Bức tranh mùa thu đẹp, bình dị, tĩnh lặng, trong trẻo.
Câu 10.
HS có thể trình bày tình cảm cá nhân (theo hướng tích cực) đối với quê hương mình.