Đọc hiểu: Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Năm mới chúc nhau (Trần Tế Xương) ; trắc nghiệm năm mới chúc nhau ; đọc hiểu năm mới chúc nhau ; Năm mới chúc nhau đọc hiểu ; năm mới chúc nhau trắc nghiệm ; (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu:
Đọc văn bản sau:
Năm mới chúc nhau
– Trần Tế Xương –
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trâu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mở để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thời mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thủ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
(Dẫn theo https://www.thivien.net)
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
- tự sự
- miêu tả
- biểu cảm
- thuyết minh
Câu 2:
Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?
- Thơ bát cú
- Thơ tuyệt cú
- Thơ bài luật
- Thơ trường đoản cú
Câu 3:
Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?
- Cái sự giàu
- Cái sự sang
- Trăm tuổi bạc đầu
- Cho ra cái giống người
Câu 4:
Việc sử dụng cặp đại từ “nó – ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giå?
- Coi thường, khinh rẻ, giễu cợt
- Vui vẻ, phấn khởi.
- Coi trọng, nể phục, tán đồng
- Thất vọng, buồn đau
Câu 5:
Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:
- Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó”
- Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ
- Tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức
- Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn
Câu 6: Nhân vật ông quyết đi buôn lọng là vì:
- có lãi cao
- nhiều người mua tước, mua quan
- đó là nghề của “ông”
- thời tiết
Câu 7: Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?
- Hành vi
- Thái độ
- Nhận thức
- Nhân cách
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 8:
Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?
Câu 9:
Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
Câu 10:
Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
Gợi ý trả lời Năm mới chúc nhau; trắc nghiệm năm mới chúc nhau ; đọc hiểu năm mới chúc nhau ; Năm mới chúc nhau đọc hiểu ; năm mới chúc nhau trắc nghiệm ;
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. C biểu cảm
Câu 2. C Thơ bài luật
Câu 3. D Cho ra cái giống người
Câu 4. A Coi thường, khinh rẻ, giễu cợt
Câu 5. A Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó”
Câu 6. B nhiều người mua tước, mua quan
Câu 7. D Nhân cách
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 8.
Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất của bọn quan lại: Tham lam, lố bịch, đều giả
Câu 9.
Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt:
– Xin chữ, lì xì đầu năm
– Chúc tết đầu năm…
Câu 10.
Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản:
– Luôn giữ gìn nhân cách của mình trong mọi hoàn cảnh
– Có thái độ, quan điểm rõ ràng trước những tiêu cực trong xã hội
– Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…