Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mớiMời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐỀ 6 Đề 6 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu 1.   Đề 6 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng bảy gãy cành…/ Nắng tháng tám rám cành bưởi”

  1. dừa
  2. trám
  3. cam
  4. bòng

Câu 2. Đề 6 đề thi ĐGNL ĐHQG

Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu với ai?

  1. Mtao Mxây
  2. Xinh Nhã
  3. Đăm Di
  4. Đăm Noi

Câu 3. Đề 6 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Quốc tộ như đặng lạc/ Nam thiên lí thái bình/ Vô vị cư điện các/ Xứ xứ tức đạo binh” (Vận nước – Pháp Thuận) Bài thơ được viết theo thể thơ:

  1. Ngũ ngôn
  2. Thất ngôn tứ tuyệt
  3. Ngũ ngôn tứ tuyệt
  4. Ngũ ngôn trường thiên

Câu 4. Đề 6 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Từ đấy, giữa biển người mênh mông. Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…” (Nguyễn Ngọc Tư)

Từ nào trong câu văn trên được dùng với nghĩa chuyển?

  1. biển
  2. mênh mông
  3. gặp
  4. cười

Câu 5.  Đề 6 đề thi ĐGNL ĐHQG

Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ…/ Đêm đêm vì rầm trong tiếng đất”. (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

  1. chết
  2. buông
  3. mất
  4. khuất

Câu 6. Đề 6 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Một đàn thằng hỏng đứng mà trông/ Nó đỗ khoa này có sướng không? / Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt/ Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng” (Giễu người thi đỗ –Trần Tú Xương)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

  1. dân gian
  2. trung đại
  3. thơ Mới
  4. hiện đại

Câu 7. Đề 6 đề thi ĐGNL ĐHQG

Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh?

  1. Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như toàn thể dân tộc.
  2. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
  3. Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
  4. Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập với cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do, dân chủ.

Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

  1. có lẽ
  2. chỉnh sữa
  3. giúp đở
  4. san sẽ

Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bởi cái cách đi xe … của anh Long, mẹ anh luôn phải … mỗi khi anh đi xa. ”

  1. bạc mạng, căn vặn
  2. bạc mạng, căn dặn
  3. bạt mạng, căn dặn
  4. bạt mạng, căn vặn

Câu 10.

Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm quan về quê Bác.”

  1. Trường học
  2. tổ chức
  3. chuyến
  4. thăm quan

Câu 11. Các từ “thảm thương, nứt nẻ” thuộc nhóm từ nào?

  1. Từ ghép tổng hợp
  2. Từ ghép chính phụ
  3. Từ láy bộ phận
  4. Từ láy phụ âm đầu

Câu 12. Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa/ Thương em, thương em, thương em biết mấy”

  1. Điệp ngữ cách quãng
  2. Điệp ngữ nối tiếp
  3. Điệp ngữ chuyển tiếp
  4. Điệp ngữ vòng

Câu 13. “Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng” (Sống mòn – Nam Cao)

Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.

  1. Phép liên tưởng
  2. Phép liên kết nối
  3. Phép lặp, phép nối
  4. Phép liên tưởng, phép lặp

Câu 14. . “Bộ GD&ĐT cho hay quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện nghiêm ngặt với yêu cầu bảo mật nội bộ chặt chẽ để bảo đảm chất lượng câu hỏi thi và tính khoa học khách quan trong ra đề thi. Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng quy trình bảo mật và chỉ đạo Trung tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước.”

(Nguồn Internet)

Trong đoạn văn trên, từ “ngân hàng” được dùng với ý nghĩa gì?

  1. Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
  2. Kho lưu trữ nhiều thành phần, bộ phận cơ thể.
  3. Tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực nào đó.
  4. Một công trình xây dựng được xây dựng để lưu trữ câu hỏi thi

Câu 15.

Trong các câu sau:

I. Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.

II. Do mùa mưa kéo dài nên mùa màng bị thất bát.

III. Nhân vật chị Dậu đã cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

IV. Hơn 1000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã sưu tầm từ năm 2004 đến nay.

Những câu nào mắc lỗi :

  1. I và II
  2. I và III
  3. I và IV
  4. II và IV

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:

“Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Cánh cò bay lả rập rờn,

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu,

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.

Mặt người vất và in sâu,

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng.

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.

Đạp quân thù xuống đất đen,

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”

(Trích “Việt Nam thân yêu” – Nguyễn Đình Thi)

Câu 16. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú được miêu tả bằng những hình ảnh nào?

  1. biển lúa mênh mông
  2. cánh cò bay lả
  3. mây mờ che đỉnh Trường Sơn
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 17. Văn bản trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự
  2. Biểu cảm
  3. Nghị luận
  4. Miêu tả

Câu 18. Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn/ Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chim trong máu lửa lại vùng đứng lên.”.

  1. Điệp từ
  2. Nhân hóa
  3. Nói giảm, nói tránh
  4. Câu hỏi tu từ

Câu 19.

Đoạn thơ đầu thể hiện cảm xúc gì?

  1. Lòng căm thù với giặc ngoại xâm.
  2. Xót xa với những nỗi đau của đất nước.
  3. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp trù phú của đất nước mình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20. Hình ảnh Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  1. Mạnh mẽ, kiên cường
  2. Nhân hậu, nghĩa tình
  3. Khiêm tốn, thật thà
  4. Tất cả các đáp án trên.

Gợi ý trả lời

Câu 1. B cam

Câu 2. A Mtao Mxây

Câu 3. B Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 4. A biển

Câu 5. D khuất

Câu 6. B trung đại

Câu 7. A Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như toàn thể dân tộc.

Câu 8. A có lẽ

Câu 9. C bạt mạng, căn dặn

Câu 10. D thăm quan

Câu 11. A Từ ghép tổng hợp

Câu 12. B Điệp ngữ nối tiếp

Câu 13. C Phép lặp, phép nối

Câu 14. C Tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực nào đó.

Câu 15. C I và IV

Câu 16. D Tất cả các đáp án trên

Câu 17. B Biểu cảm

Câu 18. B Nhân hóa

Câu 19. C Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp trù phú của đất nước mình.

Câu 20. A Mạnh mẽ, kiên cường

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *