Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mớiMời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

 Đề 12    Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu 1. Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng ba … đất/ Mưa tháng tư hư đất”

  1. hoa
  2. tốt
  3. màu
  4. tơi

Câu 2. Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

Nơi vắng vẻ trong bài thơ Nhàn được hiểu là một nơi như thế nào?

  1. Nơi náo nhiệt
  2. Nơi người cầu cạnh ta và ta cũng cầu cạnh người
  3. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 3. Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Bài thơ được viết theo thể thơ:

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn
  3. Thất ngôn bát cú
  4. Song thất lục bát

Câu 4. Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

  1. Mặt trời (1)
  2. Mặt trời (2)
  3. Bắp
  4. Lưng

Câu 5. Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Em ơi em/ Hãy nhìn rất xa/ Vào … nghìn năm Đất Nước (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

  1. ba
  2. bốn
  3. năm
  4. sáu

Câu 6. Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Sóc phong xung hải khí lăng lăng/ Khinh khởi ngâm phạm quá Bạch Đằng/ Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc/ Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng” (Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

  1. dân gian
  2. trung đại
  3. thơ Mới
  4. hiện đại

Câu 7. Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

Qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân muốn thể hiện điều gì?

  1. Tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng của một con người tài hoa.
  2. Cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc.
  3. Truyền thống yêu nước trong một gia đình nông dân Nam Bộ.
  4. Vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Tây Nguyên.

Câu 8. Đề 12 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

  1. vô vàng
  2. xem sét
  3. trao chuốt
  4. sở dĩ

Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Chỉ cần chuyện này…….., tương lai của bé Long sẽ vô cùng…………..”

  1. suôn sẻ, xán lạn
  2. suôn sẻ, sáng lạng
  3. suông sẻ, sáng lạng
  4. xuôn xẻ, xán lạn

Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Anh nỡ đành lòng nừa dối chị ấy sao?”

  1. nỡ
  2. lòng
  3. nừa
  4. dối

Câu 11. Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” thuộc nhóm từ nào?

  1. Từ ghép tổng hợp
  2. Từ ghép chính phụ
  3. Từ láy bộ phận
  4. Từ láy phụ toàn bộ

Câu 12. “Vừa về đến nhà, con chó đã chạy ra mừng quýnh. ” Đây là câu:

  1. thiếu chủ ngữ
  2. thiếu vị ngữ
  3. thiếu chủ ngữ và vị ngữ
  4. sai logic

Câu 13. “Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rãi mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương” (Vũ Tú Nam)

Nhận xét về phép liên kết của đoạn văn trên:

  1. Các câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
  2. Các câu trên không sử dụng phép liên kết.
  3. Các câu trên sử dụng phép liên tưởng.
  4. Các câu trên sử dụng phép liên kết thế.

Câu 14. “Để cứu mẹ, Thúy Anh quyết định vay nóng tiền. Chỉ cần cứu được mẹ, dẫu phải trả giá bao nhiêu cô ấy cũng sẵn lòng.”

Trong đoạn câu trên, từ “nóng” được dùng với ý nghĩa gì?

  1. Nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc cao hơn mức được coi là trung bình.
  2. Dễ nổi cơn tức giận, khó kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ.
  3. Số điện thoại có thể trực tiếp, có thể liên lạc ngay để phản ánh một vấn đề nào đó.
  4. Cần gấp, cần có ngay chỉ trong thời gian ngắn.

Câu 15. Trong các câu sau:

I. Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời Tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn, tất cả đều thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất.

II. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.

III. Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động, thế hệ trẻ nên tiếp cận với khoa học tiên tiến.

IV. Giữa cái ồn ã, xô bồ của thành phố và cái yên tĩnh, hiền hòa của vùng quê Nam Bộ.

Những câu nào mắc lỗi:

  1. III và IV
  2. III và II
  3. II và I
  4. II và IV

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến 20:

“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa

Chúng nó chẳng còn mong được nữa

Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng

Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu

Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng.

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

(Trích “Ta đi tới”, Tổ Hữu)

Câu 16. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

  1. Tự sự
  2. Nghị luận
  3. Miêu tả
  4. Biểu cảm

Câu 17. Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên.

  1. Tuổi thơ lớn lên từ trong bom đạn
  2. Thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp và hùng vĩ
  3. Ý chí kiên cường của nhân dân
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 18. “Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng.

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chi ta lớn như biển Đông trước mặt!”

Trong 5 câu thơ trên của đoạn thơ, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn du
  4. Nói giảm nói tránh

Câu 19. Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên có tác dụng gì?

  1. Đề cao sự hùng vĩ của thiên nhiên
  2. Tạo nhịp điệu cho câu thơ
  3. Nhấn mạnh sức mạnh của nhân dân ta
  4. Làm cho sự vật, sự việc giống như con người

Câu 20. Ý nghĩa của hai câu thơ:

“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng”

  1. Đất nước ta trù phú, tươi đẹp
  2. Đất nước ta văn minh, phát triển
  3. Đất nước ta đã tìm thấy chân lí cho mình
  4. Tất cả các đáp án trên

Gợi ý trả lời

  1. A hoa
  2. C Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn
  3. A Thất ngôn tứ tuyệt
  4. B Mặt trời (2)
  5. B bốn
  6. B trung đại
  7. A Tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng của một con người tài hoa.
  8. D sở dĩ
  9. A suôn sẻ, xán lạn
  10. C nừa
  11. C Từ láy bộ phận
  12. D sai logic
  13. A Các câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
  14. D Cần gấp, cần có ngay chỉ trong thời gian ngắn.
  15. D II và IV
  16. D Biểu cảm
  17. C Ý chí kiên cường của nhân dân
  18. A So sánh
  19. C Nhấn mạnh sức mạnh của nhân dân ta
  20. C Đất nước ta đã tìm thấy chân lí cho mình

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *