Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới. Mời các bạn cùng tham khảo.
ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Đề 13 Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
Câu 1. Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Tháng hai trồng … tháng ba trồng đỗ”
- hoa
- lúa
- cà
- bông
Câu 2. Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
Nội dung nào không được phản ánh trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?
- Cảm thương cho số phận nàng Tiểu Thanh
- Cảm thương cho những kiếp người “tài hoa bạc mệnh”
- Thể hiện cảm xúc, suy tư của tác giả
- Lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã bần cùng hóa con người
Câu 3. Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều/ Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều/ Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu” (Trương Hán Siêu)
Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào?
- Hịch
- Phú
- Cáo
- Chiếu
Câu 4. Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
(1) Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh vời vợi
(Gửi em dưới quê làng – Hồ Ngọc Sơn)
(2) Công viên là lá phổi xanh của thành phố.
Từ “lá” nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
- Từ “lá” trong câu (1) được dùng với nghĩa chuyển
- Từ “lá” trong câu (2) được dùng với nghĩa chuyển
- Từ “lá” của cả hai câu đều được dùng với nghĩa chuyển
- Cả hai trường hợp từ “lá” đều được dùng với nghĩa gốc.
Câu 5. Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “mùi…quện khỏi trầm thơm lắm/ điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng” (Đò Lèn, Nguyễn Duy)
- hồng
- cúc
- huệ
- lan
Câu 6. Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Này chị em ơi/ Nhớ ai gầm gào trong cổ họng/ rồi cười nưa rúc mặt đám đông/ xanh thì đỏ/ tím thì vàng”. (Thị Mầu 97, Phan Huyền Thư)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
- dân gian
- trung đại
- thơ Mới
- hiện đại
Câu 7. Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập của tác giả Hồ Chí Minh là gì?
- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)
- Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1776)
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mỹ (1791)
Câu 8. Đề 13 đề thi ĐGNL ĐHQG
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
- nòng lọc
- máy nọc nước
- lăn lóc
- lứt lẻ
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Vua bất ngờ tới……… chùa khiến ai nấy đều………. lo sợ.”
- vãn cảnh, nơm nớp
- vãng cảnh, nơm nớp
- vãn cảnh, lơm lớp
- vãng cảnh, nơm lớp
Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Yếu điểm của cô ấy là không giỏi xoay xở mỗi khi xảy ra vấn đề.”
- Yếu điểm
- giỏi
- xoay xở
- xảy ra
Câu 11. Các từ “xe đạp, bánh rán, quả táo” thuộc nhóm từ nào?
- Từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ
- Từ láy bộ phận
- Từ láy toàn bộ
Câu 12. “Từ xưa cho đến nay, từ bên trong lẫn bên ngoài. ” Đây là câu:
- thiếu chủ ngữ
- thiếu vị ngữ
- thiếu chủ ngữ và vị ngữ
- sai logic
Câu 13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói.”.
- Đoạn văn diễn dịch
- Đoạn văn tổng phân hợp
- Đoạn văn quy nạp
- Đoạn văn song hành
Câu 14. “Những lời ngọt của cô ấy chỉ khiến anh ấy càng thêm u mê không lối thoát.” Trong câu văn trên, từ “ngọt” được dùng với ý nghĩa gì?
- Tên một loại gia vị
- Mùi vị của món ăn
- Lời nói dễ nghe, êm tai khiến người ta xiêu lòng
- Sự vật đem tới cảm giác êm dịu nhưng thấm sâu
Câu 15. Trong các câu sau:
I. Những sinh viên được trường khen thưởng cuối năm về thành tích học tập.
II. Mặc dù trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu vãn tình thế.
III. Vì trời nắng nên đường lầy lội.
IV. Nếu về quê vào mùa hạ, tôi sẽ được nội cho thưởng thức đủ loại cây trái trong vườn.
Những câu nào mắc lỗi:
- I, II và III
- I, II và IV
- II, III và IV
- III và IV
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến 20
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biểng lườii nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả củi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng.
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Củi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”
(Chiều xuân – Anh Thơ, Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, Tr.51–52)
Câu 16. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Tự sự
- Nghị luận
Câu 17. Xác định thể thơ được tác giả Anh Thơ sử dụng?
- 5 chữ
- 7 chữ
- 8 chữ
- Tự do
Câu 18. Chủ đề chính của bài thơ trên là gì?
- Miêu tả trận mưa xuân
- Con đò ở vùng quê Bắc Bộ
- Cánh đồng lúa trù phú của Việt Nam
- Phong cảnh hữu tình của vùng quê Việt Nam
Câu 19. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ và nêu tác dụng: “Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”
- Nhân hóa
- So sánh
- Điệp từ
- Hoán dụ
Câu 20. Bài thơ trên vẽ nên bức tranh buổi chiều của khu vực nào nước ta?
- Tây Nguyên Bộ
- Thành thị
- Đồng bằng Bắc Bộ
- Đồng bằng Nam
Gợi ý trả lời
- C cà
- D Lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã bần cùng hóa con người
- B Phú
- B Từ “lá” trong câu (2) được dùng với nghĩa chuyển
- C . huệ
- D hiện đại
- A Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)
- C lăn lóc
- B vãng cảnh, nơm nớp
- A Yếu điểm
- B Từ ghép chính phụ
- C thiếu chủ ngữ và vị ngữ
- A Đoạn văn diễn dịch
- C Lời nói dễ nghe, êm tai khiến người ta xiêu lòng
- A I, II và III
- B Biểu cảm
- C 8 chữ
- D Phong cảnh hữu tình của vùng quê Việt Nam
- A Nhân hóa
- C Đồng bằng Bắc Bộ