Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới. Mời các bạn cùng tham khảo.
ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Đề 14 Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
Câu 1. Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nuôi… ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”
- lợn
- gà
- bò
- cá
Câu 2. Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
Nội dung nào sau đây không được phản ánh trong tác phẩm Thu hứng của Đỗ Phủ?
- Nỗi lo âu cho đất nước của tác giả.
- Nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả.
- Nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình của tác giả.
- Niềm xót thương cho những người “tài hoa bạc mệnh”.
Câu 3. Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Cảm ơn bà biếu gói cam/ Nhận thì không đúng, từ làm sao đây? /Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Phải chăngkhổ tận đến ngày cam lai?” (Hồ Chí Minh)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ:
- Lục bát
- Song thất lục bát
- 5 tiếng
- 7 tiếng
Câu 4. Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
Từ nào được dùng với nghĩa chuyển: “Sống trong cát, chết vùi trong cát/ Những trái tim như ngọc sáng ngời.” (Tố Hữu)
- sống
- cát
- trái tim
- ngọc sáng ngời
Câu 5. Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Chiều nay con chạy về thăm Bác/ Ướt lạnh vườn… mấy gốc dừa!”
(Bác ơi — Tố Hữu)
- chanh
- cau
- rau
- cam
Câu 6. Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
“đường chỉ tay đã đứt/ dòng sông rộng vô cùng/ Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc”
(Đàn ghi ta của Lor-ca — Thanh Thảo)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
- dân gian
- trung đại
- thơ Mới
- hiện đại
Câu 7. Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
Nội dung nào sau đây không được phản ánh trong văn bản Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003?
- Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ
- Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Việc đẩy lùi dịch bệnh là việc riêng của mỗi cá nhân.
- Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
Câu 8. Đề 14 đề thi ĐGNL ĐHQG
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
- dành giật
- dành dụm
- để giành
- tranh dành
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hắn ta thật liều,…….. người mà vẫn ăn mặc …”
- rét run, phong phanh
- rét giun, phong phanh
- rét dun, phong thanh
- rét run, phong thanh
Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Mỗi khi rãnh rỗi, hai vợ chồng bác Năm sẽ lái xe ra ngoại ô để thư giãn”
- rãnh rỗi
- lái xe
- ngoại ô
- thư giãn
Câu 11. Các từ “tim tím, trăng trắng” thuộc nhóm từ nào?
- Từ láy vần
- Không phải từ láy
- Từ láy phụ âm đầu
- Từ láy toàn bộ
Câu 12. “Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác”. Đây là câu:
- thiếu chủ ngữ
- thiếu vị ngữ
- thiếu quan hệ từ
- sai logic
Câu 13. “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp non là hàng ngàn ảnh nến trong xanh, tất cả đều long lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy”.
(Vũ Tú Nam)
Nhận xét về kiểu văn bản của đoạn văn trên:
- Văn thuyết minh
- Văn miêu tả
- Văn biểu cảm
- Văn tự sự
Câu 14. “Buổi biểu diễn đầu năm sẽ có sự xuất hiện của một tay trống vô cùng nổi tiếng.”
Trong câu văn trên, từ “tay” được dùng với ý nghĩa gì?
- Một bộ phận trên cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm
- Chi trước hay xúc tu của một số động vật, thường có khả năng cầm, nắm đơn giản
- Bên tham gia vào một việc nào đó liên quan giữa các bên với nhau
- Người giỏi về một môn, một nghề nào đó.
Câu 15. Trong các câu sau:
I. Trái đất là hành tinh thứ 9 trong Hệ mặt trời.
II. Mưa tạnh, chim hót.
III. Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
IV. Thương thay cũng một kiếp người!
Những câu nào mắc lỗi:
- I và III
- I và IV
- III và IV
- II và IV
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi từ câu 16 đến 20:
Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.
(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)
(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Câu 16. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
- Tự sự
- Miêu tả
- Thuyết minh
- Biểu cảm
Câu 17. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
- Điệp từ, nhân hóa, so sánh
- Hoán dụ, nói quá, điệp từ
- So sánh, nhân hóa, ẩn dụ
- So sánh, nhân hóa
Câu 18. Tình cảm nào của nhân vật trữ tình dành cho mẹ được thể hiện qua khổ thơ cuối?
- Yêu thương
- Kính trọng, biết ơn
- Lo sợ màu thời gian vô thường
- Tất cả các đáp án trên
Câu 19. Từ “vò võ” trong bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?
- Sự ồn ào của không gian
- Sự mỏi mệt của con người
- Sự khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ
- Tất cả các phương án trên
Câu 20. Nội dung của bài thơ trên là gì?
- Chiến tranh khốc liệt của Đà Lạt
- Hình ảnh đẹp của người mẹ và Đà Lạt.
- Những người chiến sĩ đã hi sinh anh dũng
- Tất cả các đáp án trên đều sai
Gợi ý trả lời
Câu 1. A lợn
Câu 2. D Niềm xót thương cho những người “tài hoa bạc mệnh”.
Câu 3. A Phú
Câu 4. C trái tim
Câu 5. C rau
Câu 6. D hiện đại
Câu 7. C Việc đẩy lùi dịch bệnh là việc riêng của mỗi cá nhân.
Câu 8. B dành dụm
Câu 9. A rét run, phong phanh
Câu 10. A rãnh rỗi
Câu 11. D Từ láy toàn bộ
Câu 12. C thiếu quan hệ từ
Câu 13. B Văn miêu tả
Câu 14. D Người giỏi về một môn, một nghề nào đó.
Câu 15. A I và III
Câu 16. D Biểu cảm
Câu 17. D So sánh, nhân hóa
Câu 18. D Tất cả các đáp án trên
Câu 19. C Sự khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ
Câu 20. B Hình ảnh đẹp của người mẹ và Đà Lạt