lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Gần sáng trời trở gió đột ngột (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn văn xuôi trích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!.
Đề 1: gần sáng trời trở gió đột ngột
“Gần sáng trời trở gió đột ngột, tùng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi
cồn lên, cao như những ngọn núi tuyết trắng.
Trong phá, các thứ tàu thuyền đều tìm vào bờ để trú, duy ở giữa phá chẳng hiểu vì sao vẫn còn thấy một chiếc thuyền vó bè đang đậu.
Gió rú ào ào chung quanh chiếc xe Reo vừa mới ở trên rừng xuống, chưa dỡ gỗ xuống hết. Cái ông lão đã ngoài sáu mươi mà vẫn còn theo đuổi nghề sơn tràng đang ngồi bên bếp lửa giữa trời, vẫn đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt phá, nơi có chiếc thuyền.
Cái bếp lửa cũng bị gió ném tung ra khắp bãi cát, những tàn lửa đỏ rực bay quẩn lên chung quanh chỗ tôi và ông lão ngồi. Tôi xem lại xoong cơm đã sống nhăn hộ ông lão đoạn gào lên:
– Chiều gió này không khéo bão cấp 11 rồi ?
– Ừ, ừ…! – Ông lão lẩm bẩm, vẫn không rời mắt khỏi chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá.”
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Cảm nhận đoạn trích. Từ đó phát biểu thông điệp về cách nhìn đời, mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
Gợi ý làm bài: gần sáng trời trở gió đột ngột
Mở bài: gần sáng trời trở gió đột ngột
Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước ng tâm thế của một cây bút lãng mạn, để mọi hình vào văn nghiệp trong tượng trong tác phẩm của mình thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sử mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp, một tâm hồn luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đây là nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là qua đoạn trích chứa nhiều thông điệp quý giá:
“Gần sáng trời trở gió đột ngột… đang chống chọi với sóng gió giữa phá.”
Thân bài gần sáng trời trở gió đột ngột
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. gần sáng trời trở gió đột ngột
* Tác giả: gần sáng trời trở gió đột ngột
Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. gần sáng trời trở gió đột ngột
* Tác phẩm: gần sáng trời trở gió đột ngột
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đoạn trích dẫn trên nằm ở phần đầu của tác phẩm, đây là đoạn trích miêu tả cảnh Phùng chụp được bức ảnh nghệ thuật và cảm xúc hân hoan hạnh phúc của anh khi được đón nhận cái đẹp.
2. Cảm nhận đoạn trích gần sáng trời trở gió đột ngột
2.1 Nội dung gần sáng trời trở gió đột ngột
Ở đoạn trước đó, Phùng đã chứng kiến câu chuyện của – người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Đoạn này nhà văn tập trung vào hình ảnh cơn bão biển và những suy nghiệm của Phùng về cách tiếp cận đời sống, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. gần sáng trời trở gió đột ngột
Đoạn trích mở đầu bằng sự lo lắng, trăn trở của Phùng trước hình ảnh cơn bão biển cuồng nộ và sự an nguy của gia đình thuyền chài trên chiếc thuyền lưới vó. Đây là hình ảnh người nghệ sĩ dấn thân vào cuộc sống, để từ đó thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn thống khổ trong cuộc vật lột mưu sinh của con người lao động. Cơn bão đến vào khoảng thời gian không ai có thể ngờ được: “Gần sáng trời trở gió đột ngột”. Hai từ “đột ngột” gợi tả hiểm nguy có thể đến bất ngờ, không báo trước, là những rủi ro của nghề biển mà người dân nơi đây phải gánh chịu. Đó cũng là cách nói ẩn dụ về cuộc đời, những hiểm nguy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không báo trước. Cơn bão được miêu tả rất dữ dội: “từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên cao như những ngọn núi tuyết trắng.”. Những từ ngữ như “tảng mây đen xếp ngổn ngang”, “mặt biển đen ngòm”, âm thanh tiếng sóng “gào thét”, hình ảnh “sóng bạc đầu” so sánh “như những ngọn núi tuyết trắng” vừa mang đến hình ảnh hùng vĩ tráng lệ của thiên nhiên, vừa dự báo nguy hiểm cận kề. Qua cách miêu tả đó nhà văn đã gieo vào lòng người đọc những dự cảm âu lo đầy bất ổn. Phải chăng hình ảnh cơn bão ấy chính là ẩn dụ cho những khó khăn, những thử thách chông gai mà con người thời hậu chiến phải đối mặt. Đó cũng là cái nhìn đồng cảm của nhà văn với cuộc sống mưu sinh đầy sóng gió của con người sau chiến tranh.
Hình ảnh gây ám ảnh và tạo nên nỗi lo âu của Phùng và của ông thợ sơn tràng là hình ảnh: “Trong phá, các thứ tầu thuyền đều tìm vào bờ để trú, duy ở giữa phá chẳng hiểu vì sao vẫn còn thấy một chiếc thuyền vớ bè đang đậu.” Đó là chiếc thuyền lưới vó của gia đình thuyền chài mà trước đó vài ngày Phùng đã chụp được bức tranh có một không hai trong lịch sử cầm máy. Nếu như phút ấy, chiếc thuyền với vẻ đẹp mang lại sự bình yên, thanh tịnh thì giờ đây chiếc thuyền ấy lại mang đến cho anh cảm giác mong manh, bởi nó đang nhỏ bé trước thiên nhiên cuồng phong bão tố. Dự cảm không may là chiếc thuyền ấy sẽ bị cơn bão nuốt chửng. Cả gia đình thuyền chài đó sẽ như thế nào trong cơn bão tố. Có lẽ trải nghiệm này càng khiến Phùng thấm thía hơn câu nói của người đàn bà hàng chài: “cũng có khi biển động sóng gió chứ chứ”. Và cũng phải chăng vì sợ “biển động”, “sóng gió” mà chị thấu hiểu hơn những nhọc nhằn của chồng mà vị tha, bao dung, nhân hậu với hắn. Phải chăng vì sợ “biển động”, “sóng gió” mà chị không đồng ý giải pháp li hôn để giữ lại một người đàn ông “khỏe mạnh biết nghề” vừa là để là là để làm ăn nuôi con vừa là để “chèo chống những lúc phong ba và bão tố”? Và phải chăng vì những đứa con yêu thương mà chị đã gồng mình ghánh chịu những đòn roi phi lý để giữ lại một gia đình, dù ở đó có một người chồng, người cha đầy khiếm khuyết. Tất cả điều đó giấu kín phía sau lớp sương huyền ảo làm nên tuyệt tác nghệ thuật của Phùng, chỉ khi vén tấm sương mù đó lên ta mới thấy được sự thật nghiệt ngã bên trong của nó. gần sáng trời trở gió đột ngột
Đoạn trích tiếp theo vẫn là cảm giác lo lắng của Phùng và ông thợ sơn tràng khi nhìn về phía chiếc thuyền lưới vó. Đây là hình ảnh thể hiện sự đồng cảm, cảm thương của nhà văn đối với số phận con người. Sức mạnh của cơn bão không chỉ được miêu tả bởi sóng biển và mây đen mà còn được miêu tả bởi sự tàn phá. Gió rú gào cuồng nộ, “cái bếp lửa cũng bị gió ném tung ra khắp bãi cát, những tàn lửa đỏ rực bay quẩn lên chung quanh chỗ tôi và ông lão ngồi”. Động từ “ném”, “tung”, “bay quẩn lên” tạo nên sự hung hãn, bất thường của tự nhiên. Sự tương phản giữa con người bé nhỏ và thiên nhiên mênh mông đang trong cơn thịnh nộ càng làm cho cơn bão trở nên khủng khiếp hơn. Hai câu văn điệp lại nội dung gần giống nhau tạo nên nỗi ám ảnh: ông thợ sơn tràng hơn sáu mươi tuổi “vẫn đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt phá, nơi có chiếc thuyền”, sau đó lại tiếp tục lặp lại “vẫn không rời mắt khỏi chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá”. Phép điệp “vẫn đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng”, rồi lại “vẫn không rời mắt” như nhân lên gấp bội phần những nỗi bất an, lo lắng của hai con người về số phận chiếc thuyền lưới vó trong cơn gió bão càng làm cho người đọc thấu hiểu hơn về những vất vả, nguy hiểm mà người dân làng chài nơi đây đang phải đối mặt.
Đoạn trích đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ Phùng, anh không chỉ có trái tim rung động trước cái đẹp, mà còn có trái tim biết rung động trước cuộc đời. Trước diễn biến khó lường của cơn bão, Phùng lo lắng bất an. Đó là vẻ đẹp tâm hồn người nghệ sĩ gắn bó sâu sắc trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời và số phận con người. Hình ảnh chiếc thuyền trong phong ba bão táp không còn là cái nhìn cuộc sống từ bên ngoài nữa, mà đó chính là sự trải nghiệm của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ dấn thân vào cuộc sống, vào sinh hoạt của người dân, để từ đó thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn thống khổ trong cuộc vật lột mưu sinh của họ. Đây là cái nhìn của con người không phải đứng ngoài cuộc nữa mà là con người trong cuộc. gần sáng trời trở gió đột ngột
Tóm lại, qua đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Nguyễn Minh Châu gửi đến người đọc thông điệp: Phải khám phá, phát hiện những góc khuất của đời sống để cải tạo cái ác, cái xấu, làm đẹp cho cuộc đời. Muốn vậy phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để đánh giá khách quan thì mới có thể đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản. Không chấp nhận cái nhìn hời hợt bên ngoài, càng không chấp nhận kiểu người đứng ngoài cuộc, đứng trên cao để phán xét. Khi đánh giá mọi sự việc, phải có cái nhìn khách quan chiều thì mới có thể đánh giá đúng bản chất của hiện tượng. Đối với người đa nghệ sĩ thì cái đẹp chẳng cần tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Người làm nghệ thuật phải lấy cuộc đời làm điểm xuất phát bởi cuộc đời giống như một nghiên mực mà người nghệ sĩ phải chấm bút vào đấy. Tác phẩm nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời là tiếng nói của cuộc đời thì đó mới là nghệ thuật chân chính. Nếu tác phẩm không xuất phát từ cuộc đời thì nó chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Bởi vậy trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải đưa nghệ thuật đến gần với cuộc đời, dùng nghệ thuật để tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời, bởi cái Đẹp là cái giúp con người hướng thiện, thanh lọc tâm hồn con người, “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” (Dostoiepki). Muốn vậy người nghệ sĩ phải có cái tâm với nghề, có trách nhiệm với lao động nghệ thuật, cũng như phải có trách nhiệm với cuộc đời. Và vẻ đẹp của nghệ thuật chỉ có được khi người nghệ sĩ thực sự lăn lộn với đời sống, để chưng cất từ máu và nước mắt của con người trong cuộc mưu sinh mà làm nên tác phẩm của mình. Đúng như có lần Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
2.2 Nghệ thuật gần sáng trời trở gió đột ngột
Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng, trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài: gần sáng trời trở gió đột ngột
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam trong những năm 80 – Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!
————————————-
Đề 2: gần sáng trời trở gió đột ngột
Cảm nhận 2 đoạn trích: gần sáng trời trở gió đột ngột
(1) “Có lẽ suốt một đời cầm máy […] tôi trở nên bối rối, trong tim như có cái gì đó bóp thắt vào”.
(2) “Gần sáng trời trở gió đột ngột […] chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá”
Gợi ý làm bài: gần sáng trời trở gió đột ngột
Mở bài: gần sáng trời trở gió đột ngột
Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước ng tâm thế của một cây bút lãng mạn, để mọi hình vào văn nghiệp trong tượng trong tác phẩm của mình thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sử mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp, một tâm hồn luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đây là nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là qua 2 đoạn trích chứa nhiều thông điệp quý giá:
(1) “Có lẽ suốt một đời cầm máy […] tôi trở nên bối rối, trong tim như có cái gì đó bóp thắt vào”.
(2) “Gần sáng trời trở gió đột ngột […] chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá”
Thân bài gần sáng trời trở gió đột ngột
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. gần sáng trời trở gió đột ngột
* Tác giả: gần sáng trời trở gió đột ngột
Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
* Tác phẩm: gần sáng trời trở gió đột ngột
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đoạn trích dẫn trên nằm ở phần đầu của tác phẩm, đây là đoạn trích miêu tả cảnh Phùng chụp được bức ảnh nghệ thuật và cảm xúc hân hoan hạnh phúc của anh khi được đón nhận cái đẹp.
2. Cảm nhận đoạn trích gần sáng trời trở gió đột ngột
2.1 Nội dung gần sáng trời trở gió đột ngột
– Đoạn trích thứ nhất là phát hiện thứ nhất của Phùng đó là bức tranh thiên nhiên nên thơ, trong sáng lãng mạn, trữ tình.
+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên thế nào?
+ Cảm xúc của người nghệ sĩ trước cái đẹp?
– Đoạn trích thứ hai là hình ảnh cơn bão biển cuồng nộ và sự an nguy của gia đình thuyền chài trên chiếc thuyền lưới vó. Đây là hình ảnh người nghệ sĩ dấn thân vào cuộc sống, để từ đó thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn thống khổ trong cuộc vật lột mưu sinh của con người lao động.
+ Cơn bão được miêu tả như thế nào?
+ Sự lo lắng của Phùng được thể hiện ra sao?
– Nhận xét hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện hai lần phản ánh hai chặng đường khác nhau trong quá trình nhận thức của người nghệ sĩ:
+ Ở đoạn trích thứ nhất, hình ảnh chiếc thuyền hiện lên vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích”, đó là con thuyền được phủ lên lớp sương mù huyền ảo. Đây là hình ảnh ẩn dụ thể hiện cái nhìn cuộc sống từ bề ngoài, từ mặt hiện tượng. Đó là cái nhìn lãng mạn, thi vị hóa cuộc sống của những con người từ trong lí tưởng cách mạng bước ra, những con người vừa giành được chiến thắng. Đây là cái nhìn của con người đứng ngoài cuộc sống.
+ Ở đoạn trích thứ hai, hình ảnh chiếc thuyền hiện lên trong cảm nhận đầy lo âu trăn trở của Phùng, đó là con thuyền trong cơn cuồng phong của mẹ thiên nhiên, là sự lo lắng bất an cho số phận con người thời hậu chiến. Người nghệ sĩ lúc này không đứng ngoài cuộc nữa mà đang dấn thân trải nghiệm vào chính cuộc sống vào sinh hoạt của nhân dân, để từ đó thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn thống khổ trong cuộc vật lột mưu sinh của họ. Đây là cái nhìn của con người trong cuộc.
– Thông điệp: gần sáng trời trở gió đột ngột
Tóm lại, qua đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Nguyễn Minh Châu gửi đến người đọc thông điệp: Phải khám phá, phát hiện những góc khuất của đời sống để cải tạo cái ác, cái xấu, làm đẹp cho cuộc đời. Muốn vậy phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để đánh giá khách quan thì mới có thể đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản. Không chấp nhận cái nhìn hời hợt bên ngoài, càng không chấp nhận kiểu người đứng ngoài cuộc, đứng trên cao để phán xét. Khi đánh giá mọi sự việc, phải có cái nhìn khách quan chiều thì mới có thể đánh giá đúng bản chất của hiện tượng. Đối với người đa nghệ sĩ thì cái đẹp chẳng cần tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Người làm nghệ thuật phải lấy cuộc đời làm điểm xuất phát bởi cuộc đời giống như một nghiên mực mà người nghệ sĩ phải chấm bút vào đấy. Tác phẩm nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời là tiếng nói của cuộc đời thì đó mới là nghệ thuật chân chính. Nếu tác phẩm không xuất phát từ cuộc đời thì nó chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Bởi vậy trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải đưa nghệ thuật đến gần với cuộc đời, dùng nghệ thuật để tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời, bởi cái Đẹp là cái giúp con người hướng thiện, thanh lọc tâm hồn con người, “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” (Dostoiepki). Muốn vậy người nghệ sĩ phải có cái tâm với nghề, có trách nhiệm với lao động nghệ thuật, cũng như phải có trách nhiệm với cuộc đời. Và vẻ đẹp của nghệ thuật chỉ có được khi người nghệ sĩ thực sự lăn lộn với đời sống, để chưng cất từ máu và nước mắt của con người trong cuộc mưu sinh mà làm nên tác phẩm của mình. Đúng như có lần Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
2.2 Nghệ thuật gần sáng trời trở gió đột ngột
Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng, trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài: gần sáng trời trở gió đột ngột
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam trong những năm 80 – Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!