lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ; Cảm nhận đoạn văn sau những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn văn xuôi trích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!.
Đề:
Cảm nhận đoạn trích sau: những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
“Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông”.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Gợi ý làm bài: những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
Mở bài: những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước ng tâm thế của một cây bút lãng mạn, để mọi hình vào văn nghiệp trong tượng trong tác phẩm của mình thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sử mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp, một tâm hồn luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đây là nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là qua đoạn trích chứa nhiều thông điệp quý giá – đoạn kết của tác phẩm, đã thể hiện sâu sắc trăn trở ấy của nhà văn:
“Những tấm ảnh tôi mang về, […] hòa lẫn trong đám đông”.
Thân bài những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
* Tác giả: những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
* Tác phẩm: những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đoạn trích dẫn trên nằm ở phần đầu của tác phẩm, đây là đoạn trích miêu tả cảnh Phùng chụp được bức ảnh nghệ thuật và cảm xúc hân hoan hạnh phúc của anh khi được đón nhận cái đẹp.
2. Cảm nhận đoạn trích những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
2.1 Nội dung những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
Sau phát hiện về cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại từ chiếc thuyền ngoài xa, Phùng đã kinh ngạc, chết lặng trước cảnh bạo lực gia đình mà những nhân vật chính ấy lại chính là những con người sống trong chiếc thuyền đẹp đẽ kia. Sau đó Phùng trở thành nhân chứng bất đắc dĩ tại tòa án huyện. Tại đây anh đã chứng kiến câu chuyện của người đàn bà hàng chài. Câu chuyện của chị giúp anh ngộ ra rất nhiều điều. Đoạn trích trên đây là phần kết của tác phẩm: những suy nghĩ, trăn trở của Phùng về bức ảnh nghệ thuật.
Đoạn trích mở đầu bằng một sự khẳng định, khẳng định về thành công của tấm ảnh nghệ thuật. Thành công thứ nhất của Phùng đó chính là anh đã hoàn thành trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Tấm ảnh của anh đã chinh phục được ông trưởng phòng khó tính: “Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.” Hai chữ “bằng lòng” của trưởng phòng đã thay cho lời công nhận tài năng, uy tín và trách nhiệm của Phùng. Thành công thứ hai của Phùng là tấm ảnh nghệ thuật của anh được chọn in và phát hành “trong bộ lịch năm ấy”, đặc biệt là tấm ảnh ấy có giá trị lâu bền, vĩnh hằng “mãi mãi về sau” bởi nó được công chúng đón nhận, trận trọng và yêu quý: “mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Đó là phần thưởng cao quý nhất, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người nghệ sĩ khi tác phẩm của mình được đón nhận.
Bản thân Phùng khi đứng trước bức ảnh để đời ấy, anh không chỉ có cảm nhận của một người nghệ sĩ đơn thuần yêu cái đẹp, mà nó còn là một bài học, một phát hiện mới trong cuộc đời. Ảnh đen trắng nhưng khi “ngắm kỹ” lại thấy hiện lên: “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng.” Hai chữ “quái lạ” toát lên sự thảng thốt, ngạc nhiên của Phùng. Bức ảnh đen trắng chỉ có hai sắc màu “trắng đen” nhưng khi “ngắm kỹ” thì hiệu ứng màu sắc lại sống động như khi Phùng đứng trước khung cảnh biển sớm mù sương hôm ấy. Từ láy “hồng hồng” là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống, gợi tả bức tranh thiên nhiên lãng mạn, thơ mộng trữ tình, gợi nhớ tới khung cảnh toàn bích và phút giây có một không hai khi Phùng phát hiện ra “cảnh “đắt” trời cho”: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của ánh sương mai chiếu vào”. Việc bắt gặp được đối tượng thẩm mỹ mà mình tâm đắc là vô cùng hiếm hoi, hi hữu, bởi vậy nên cảnh đó là cảnh đắt giá, quý hiếm. Bức tranh ấy hiện lên sống động hài hòa từ đường nét đến màu sắc. Khung cảnh nên thơ ấy trong trẻo, tinh khiết, lại vô cùng huyền ảo, như thực như mơ. Bức tranh đẹp khiến cho trái tim người nghệ sĩ rung lên những cảm xúc thăng hoa và đồng điệu – “bối rối, trái tim như có ai đó bóp thắt vào”. Cái đẹp đã khiến tâm hồn Phùng “trong ngần” như vừa được thanh tẩy, anh nhận ra chân lý “cái đẹp là đạo đức”, anh khám phá ra sức mạnh của cái đẹp, của nghệ thuật chân chính, tâm hồn anh thăng hoa, hạnh phúc, hân hoan.
Màu “hồng hồng” ấy cũng đối lập hoàn toàn với hình ảnh xấu xí “bãi xe tăng hỏng” (một hình ảnh phơi bày tàn tích của chiến tranh, chiến tranh chấm dứt chưa lâu, hậu quả của nó vẫn còn nặng nề). Bởi vậy màu “hồng hồng” ấy phải chăng cũng là màu sắc thể hiện niềm tin vào tương lai của gia đình hàng chài nghèo khổ, đầy nghịch lí sống trên chiếc thuyền ấy?
Ảnh đen trắng nhưng khi “nhìn lẫu” lại thấy hiện lên cuộc sống đời thường của con người lao động: “và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhọt trắng vì kéo lưới suốt đêm.” Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng của Phùng vẫn còn nhiều băn khoăn, day dứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy đằng sau tấm ảnh thiên nhiên lãng mạn nên thơ là những mảnh đời, những cuộc đời. Đó là hình ảnh hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người lao động nghèo sau chiến tranh. Hình ảnh người đàn bà làng chài đó chính là một hình ảnh rất thực tế về con người Việt Nam thời hậu chiến với cuộc sống đói nghèo, khổ cực, lam lũ, vất vả trong cuộc mưu sinh. Hình ảnh người đàn bà hàng chài cứ hiện lên trong sự gợi nhớ của Phùng sau khi ngắm nhìn vẻ đẹp của bức ảnh. Điều đó cho thấy Phùng luôn bị ám ảnh bởi cuộc sống của gia đình hàng chài, đặc biệt là số phận đáng thương của những người phụ nữ vùng biển này. Người đàn bà ấy là người phụ nữ vô danh có số phận bất hạnh. Cái xấu đeo đuổi như định mệnh, “từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu”, “mụ rỗ mặt”, thân hình thì “cao lớn”, “thô kệch”. Cuộc sống đói nghèo hằn in lên dáng vẻ lam lũ, khó nhọc “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhọt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Là nạn nhân của bạo lực gia đình mà kẻ gây ra bạo lực không ai khác lại là người chồng mà chị yêu thương. Nhưng vượt lên trên tất cả, người phụ nữ ấy lại là hình ảnh của người vợ bao dung, nhân hậu, vị tha. Là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu mọi lẽ đời. Là người mẹ giàu đức hi sinh, biết nhẫn nhịn, biết cam chịu tất cả vì con. Ở chị còn là tình mẫu tử sâu nặng, sống vì con, tất cả cho con. Chị là người phụ nữ vô danh nhưng lại là đại biểu cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều. Đó là nhận thức một cách rõ rệt về thực trạng cuộc sống nhân dân và những trăn trở về một giải pháp để thay đổi nó.
Có thể nói, hiệu ứng màu sắc xuất hiện ở tấm ảnh trắng đen là những ẩn dụ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: Màu “hồng hồng” là ẩn dụ cho vẻ đẹp đầy chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống. Còn hình ảnh người đàn bà chính là hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người. Tất cả đều phải “ngắm kỹ” và “nhìn lâu”. Đây cũng là thông điệp của Nguyễn Minh Châu về cách nhìn đời, cách nhìn cuộc sống. Cuộc sống vốn đa chiều, đa diện, nhiều góc khuất. Nếu chỉ nhìn lướt qua, nhìn hời hợt chắc chắn ta sẽ đánh giá sai lầm, phiến diện (giống như việc Đẩu chỉ nghĩ đến giải pháp li hôn để giải thoát bạo lực gia đình cho người đàn bà mà không hiểu được sâu xa của câu chuyện). Bởi vậy phải có cái nhìn đa chiều, đa diện, cái nhìn khách quan. Trong thưởng lãm nghệ thuật cũng vậy, người thưởng thức cũng phải “ngắm kỹ”, “nhìn lâu” thì mới có thể hiểu được sâu sắc và thấm thía thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm.
Không chỉ vậy, hiệu ứng màu sắc còn tạo ra nghịch lý đời sống tấm ảnh nghệ thuật “Chiếc thuyền ngoài xa” đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn ẩn chứa nhiều khổ đau, lam lũ, khó nhọc; sau bóng dáng chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ lại chứa đựng bi kịch của gia đình thuyền chài. Cũng như sau dáng vẻ thất học lam lũ của người đàn bà lại là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời; sau nhân dạng xấu xí như trời đày lại là bóng dáng của con người nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh, giàu tình mẫu tử.
Đoạn trích khép lại bằng niềm tin của nhà văn vào sức vươn dậy của con người lao động, vào tương lai tươi sáng của người đàn bà hàng chài. Phùng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh “Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…”. Đây là hình ảnh người đàn bà hàng chài mạnh mẽ, khỏe khoắn, can đảm và đầy nghị lực. Nhà văn sử dụng những động từ như “bước”, “giậm”, “hòa lẫn” mang đến một hình ảnh đầy niềm tin về người phụ nữ, đó là người phụ nữ vững vàng, kiên định, mạnh mẽ tiến bước. Bàn chân “giậm trên mặt đất chắc chắn” ấy đã “hòa lẫn trong đám đông” thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của họ trong hành trình đi lên của cuộc sống. Nhà văn tin rằng, với tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả, tình mẫu tử sâu nặng, người đàn bà hàng chài sẽ đủ sức mạnh để đưa đàn con vượt qua tất cả những khổ đau, trái ngang của cuộc đời để hướng tới tương lai tươi sáng. Tin rằng, tình mẫu tử là đôi cánh thiêng liêng đã chắp lên cuộc đời chị, để chị đưa đàn con vút bay lên khỏi những lam lũ nhọc nhằn, những bất hạnh khổ đau, tình mẫu tử như vầng sáng lặng lẽ tỏa xuống tác phẩm làm bừng sáng những dòng văn cuối cùng mang đến cái kết ấm áp và đầy niềm tin. Phải chăng sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin vào cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp tình mẫu tử, sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không phải là vẻ đẹp chói chang, hào nhoáng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường.
Tóm lại, thông qua phát hiện của Phùng và sự giác ngộ của anh về lý tưởng cái đẹp, nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi đến người đọc thông điệp: cái đẹp chẳng cần tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Người làm nghệ thuật phải lấy cuộc đời làm điểm xuất phát bởi cuộc đời giống như một nghiên mực mà người nghệ sĩ phải chấm bút vào đấy. Tác phẩm nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời là tiếng nói của cuộc đời thì đó mới là nghệ thuật chân chính. Nếu tác phẩm không xuất phát từ cuộc đời thì nó chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Bởi vậy trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải đưa nghệ thuật đến gần với cuộc đời, dùng nghệ thuật để tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời, bởi cái Đẹp là cái giúp con người hướng thiện, thanh lọc tâm hồn con người, “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” (Dostoievski). Muốn vậy người nghệ sĩ phải có cái tâm với nghề, có trách nhiệm với lao động nghệ thuật, cũng như phải có trách nhiệm với cuộc đời. Phải khám phá, phát hiện những góc khuất của đời sống để cải tạo cái ác, cái xấu, làm đẹp cho cuộc đời. Muốn vậy Phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để đánh giá khách quan thì mới có thể đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản. Người nghệ sĩ không chấp nhận cái nhìn hời hợt bên ngoài, càng không chấp nhận kiểu người đứng ngoài cuộc, đứng trên cao để phán xét. Khi đánh giá mọi sự việc, phải có cái nhìn khách quan đa chiều thì mới có thể đánh giá đúng bản chất của hiện tượng. Và vẻ đẹp của nghệ thuật chỉ có được khi người nghệ sĩ thực sự lăn lộn với đời sống, để chưng cất từ máu và nước mắt của con người trong cuộc mưu sinh mà làm nên tác phẩm của mình. Đúng như có lần Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử” .
Đoạn trích cũng để lại giá trị nhân đạo sâu sắc: nhà văn đồng cảm, cảm thương cho số phận khổ đau, nghiệt ngã của con người lao động thời hậu chiến. Lên án nạn bạo lực gia đình, tính gia trưởng độc đoán đang tồn tại âm ỉ trong xã hội. Lên án cách nhìn đời hời hợt, phiến diện của một bộ phận con người thời hiện đại. Phát hiện, trân trọng, nâng niu, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà hàng chài. Tin tưởng vào sức vươn dậy của nhân vật, tin vào sự cứng cỏi, can đảm và tình mẫu tử sẽ là đôi cánh thiêng liêng đưa người mẹ và đàn con vượt qua được số phận hướng tới tương lai tươi sáng.
2.2 Nghệ thuật những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng, trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài: những tấm ảnh tôi mang về ; những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm ; Những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông ;
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam trong những năm 80 – Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!