Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; đọc hiểu nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; trắc nghiệm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; đọc hiểu nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; trắc nghiệm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên
Đọc văn bản sau: nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; đọc hiểu nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; trắc nghiệm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN
Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái Đất ở cuối thế kỉ XIX đã tăng 0,8 độ C và thế kỷ XX tăng 0,6 ± 0,2 độ C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 độ C trong suốt thế kỷ XXI. Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hoả thạch (dầu, khi đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.
Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:
– Hiệu ứng nhà kính
Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn… Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hoá, không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.
– Quá trình công nghiệp hoá
Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khi thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-nic. Khi lượng khí các-bô-nic có nhiều trong bầu khí quyển do ảnh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
– Rừng bị tàn phá
(*) Nếu như khi các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-nic trong mỗi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.
Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cử như thể và nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.
(Theo báo điện tử https://kinhtemoitruong.vn/ )
Lựa chọn đáp án đúng: nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; đọc hiểu nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; trắc nghiệm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên
Câu 1. Văn bản “Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên” thuộc kiểu văn bản nào?
- Văn bản nghị luận.
- Văn bản thông tin.
- Văn bản tự sự.
- Văn bản miêu tả.
Câu 2. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì?
- Do hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hoá.
- Do quá trình công nghiệp hoá; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá.
- Do hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hoá; rừng bị tàn phá.
- Do số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá.
Câu 3. Đoạn văn được đánh dấu (*) trong văn bản trên được tổ chức theo cách nào?
- Đoạn văn diễn dịch.
- Đoạn văn quy nạp.
- Đoạn văn song song.
- Đoạn văn phối hợp.
Câu 4. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 độ C trong suốt thế kỷ XXI, đúng hay sai?
- Đúng.
- Sai.
Câu 5. Hiện tượng Trái đất nóng lên có thể tạo nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Hoang mạc có nghĩa là gì?
- Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô hạn, không có cây cối và người ở.
- Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở.
- Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô hạn, hầu như không có cây cối và người ở.
- Vùng đất có khí hậu khô hạn, không có cây cối và người ở.
Câu 6. Câu văn: “Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt chảy nhiên liệu hoa thạch (dầu, khi đốt, than đá…) cùng các loại khi thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển” nêu thông tin gì?
- Nêu lên thông tin về địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
- Nêu lên thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
- Nêu lên thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
- Nêu lên thông tin về cách thức diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
Câu 7. Các câu văn được in đậm trong văn bản có tác dụng gì?
- Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản.
- Nêu lên chủ đề của văn bản.
- Nêu lên chủ đề của đoạn văn.
- A và C là phương án đúng.
Câu 8. Hình ảnh minh hoạ làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?
- Hiện tượng băng tan ở hai cực.
- Quá trình sa mạc hoá.
- Quá trình công nghiệp hoá.
- Rừng bị tàn phá.
Câu 9. Theo em, thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì?
Câu 10. Nêu ít nhất 2 việc em có thể làm để góp phần hạn chế hiện tượng Trái Đất nóng lên?
Phần tự luận nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; đọc hiểu nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; trắc nghiệm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên
Viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ sau:
Đêm Trường Sơn nhớ Bác
Đêm Trường Sơn
Chúng cháu nhìn trăng, nhìn cây.
Cảnh khuya như vẽ…
Bâng khuâng chúng cháu nghĩ
Bác như đã đến nơi này.
Đêm Trường Sơn
Chúng cháu nghe tiếng suối
Trong như tiếng hát xa…
Chúng cháu ngỡ như từ Pác Bó
Suối về đây ngân nga.
Bỗng chúng cháu bồn chồn thương nhớ Bác
Rừng khuya đã dậy tiếng gà
Súng trĩu nặng vượt dốc cao ngàn thước
Đường Trường Sơn chúng cháu dồn chân bước
Con đường Bắc mới đi qua..
(Nguyễn Trung Thu, Trường Sơn, 1972)
Gợi ý trả lời: nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; đọc hiểu nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; trắc nghiệm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên
Lựa chọn đáp án đúng: nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; đọc hiểu nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; trắc nghiệm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên
Câu 1. B. Văn bản thông tin.
Câu 2. C. Do hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá.
Câu 3. C. Đoạn văn song song.
Câu 4. A. Đúng.
Câu 5. C. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô hạn, hầu như không có cây cối và người ở.
Câu 6. C. Nêu lên thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
Câu 7. D. A và C là phương án đúng.
Câu 8. A. Hiện tượng băng tan ở hai cực.
Câu 9.
Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên. Ví dụ:
– Mỗi hoạt động của con người đều có ảnh hưởng nghiêm trọng tới Trái Đất và chính môi trường sống của chúng ta.
– Cần chung tay bảo vệ môi trường.
Câu 10.
Giải pháp hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên.
– Tích cực trồng thêm cây xanh.
– Không xả rác bừa bãi;
– Tiết kiệm điện, nước;
– Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường,…
Phần tự luận nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; đọc hiểu nguyên nhân khiến trái đất nóng lên ; trắc nghiệm nguyên nhân khiến trái đất nóng lên
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn.
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận.
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
– Nhà thơ Nguyễn Trung Thu viết bài thơ Đêm Trường Sơn nhớ Bác trong một đêm rất khuya năm 1972 trên đường Trường Sơn. Bài thơ hay và xúc động tâm hồn người đọc trước hết nhờ ở tình cảm chân thành của người viết, ấn tượng nhất trong bài thơ là hình ảnh Bác vẫn hiện về sống động.
– Bài thơ mở đầu thật khơi gợi qua không gian Trường Sơn vằng vặc ánh trăng vàng. Từ ánh trăng sáng giữa núi rừng hiện tại đã khiến nhà thơ hoài niệm nhớ thương về Bác. Trong niềm bâng khuâng của người lính, Nguyễn Trung Thu thầm nghĩ “Bác đã đến nơi này” là một liên tưởng thú vị, góp phần tạo nên cấu tứ cho toàn bộ bài thơ.
– Không có Bác mà vẫn như thấy Bác, Người cách xa vẫn lồng lộng bóng Người. Cảnh vật từ thơ Bác dội vào tâm tưởng trong đêm hành quân để rồi òa vỡ thành những dòng cảm xúc trào dâng tha thiết. Những câu thơ thật tự nhiên, không tô vẽ nhưng đậm sắc thái trang nghiêm và giàu vẻ đẹp suy tư. Chất thơ tự do ở khổ thơ đầu tràn xuống khổ hai thành nỗi nhớ vọng về từ núi rừng Việt Bắc.
– Không chỉ có vầng trăng mênh mang tỏa sáng, “tiếng suối trong như tiếng hát xa” từ bài thơ Cảnh khuya của Bác cũng hiện về và chảy ngân nga qua mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình tác giả. Cảm xúc ấy thật trong trẻo, vẫy gọi tự nhiên và hết sức thiêng liêng qua nỗi nhớ về Người.
– Đến ba dòng thơ cuối bài, nhịp thơ được trải dài cùng với số tiếng tăng lên nhiều hơn như thể cả đoàn quân đang nối dài vô tận; khắc họa hình ảnh những người lính trẻ vượt dốc, trèo đèo băng băng tiến về phía trước. Năm thanh trắc đi liền nhau trong câu thơ “súng trĩu nặng vượt dốc cao ngàn thước” đã góp phần thể hiện tinh thần và ý chí của Đến người chiến sĩ trong hoàn cảnh khó khăn nhất vẫn hiên ngang tiến bước, bởi đã có Bác dẫn đường, đang hành quân cùng chúng cháu. “Con đường Bác mới đi qua” hóa thành ánh sáng của niềm tin mãnh liệt, là hồi còi xung trận và lý tưởng vẫy gọi cho trùng trùng những đoàn quân giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ vững vàng trong bom đạn hiểm nguy, tất cả cùng dồn chân bước.
– Xuyên suốt bài thơ là cảm xúc và hình tượng thơ đẹp lãng mạn và bay bổng. Các từ xưng hô “chúng cháu” được lặp lại nhiều lần vừa thân tình, ấm áp vừa kính cẩn, thiêng liêng. Nhờ đó, tấm lòng nhớ Bác, thương yêu và kính trọng Bác mới da diết làm sao. Hình tượng tiếng gà gáy thức giữa rừng khuya như giục giã gọi bình minh hay đó là bản hòa âm của đất trời, tạo vật để nâng tử thơ lên một tầm triết lý sâu sắc về lẽ sống, về khát vọng hòa bình và chiến thắng tất yếu trong công cuộc kháng chiến cứu quốc vĩ đại của dân tộc.
– Bài thơ Đêm Trường Sơn nhớ Bác nhìn một cách tổng thể thật giản dị về ngôn ngữ, hình ảnh thơ chân thật, mộc mạc, trong sáng và đẹp đẽ. Điều đặc biệt chính tử thơ “con đường Bác mới đi qua” đã tạo thành lời giục giã thiết tha và mãnh liệt, trở thành biểu tượng sống động cho khát vọng hòa bình và chiến thắng kẻ thù bằng mọi giá của cả dân tộc Việt Nam “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Chính hình tượng thơ bình dị ấy lại là điểm nhấn độc đáo, hóa thành bản hùng ca vẫy gọi lòng người sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Nhớ Bác và đi theo tiếng gọi của Người cũng chính là tiếng gọi nước non ngàn năm bất diệt.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.