Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ  (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Đọc văn bản sau: chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

CHIẾC BÁT VỠ

Ở thành phố nọ, có một bác thợ rèn. Bác có một người con trai duy nhất. Từ bé tới lớn anh đều là một con người xuất chúng, vì thế bác rất yêu quý anh, đặt mọi hy vọng vào anh. Anh vừa đẹp trai, vừa giỏi giang nên bác vô cùng tự hào.

Thật không may, đến một ngày, anh bị tai nạn xe hơi. Sau vụ tai nạn, anh giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân.

Vốn là niềm tự hào của cha, giờ đây thành người khuyết tật. Vì quá tuyệt vọng với cú sốc này, hằng ngày, anh chỉ ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

Chuỗi ngày mất niềm tin vào cuộc sống kéo dài. Đến một ngày, nỗi đau khổ lên đến anh đỉnh điểm, anh quyết định tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Thật may khi cha anh kịp thời phát hiện và đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:

– Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa.

Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

Một tuần sau anh được đưa trở về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh rất ngạc nhiên và tò mò về chiếc bát này.

– Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

– Dạ… ý cha là? – Anh ấp úng nói.

– Đây là chiếc bát sành hôm trước đó con. Cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó.

Người cha nói tiếp:

– Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Khi đó, cho dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con.

– Vâng, thưa cha, con đã hiểu.

Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động.

(Nguồn: songdep.com.vn)

chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Lựa chọn đáp án đúng: chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

  1. Biểu cảm
  2. Nghị luận
  3. Tự sự
  4. Miêu tả

Câu 2. Văn bản trên có mấy nhân vật?

  1. Có một nhân vật.
  2. Có ba nhân vật.
  3. Có hai nhân vật.
  4. Có bốn nhân vật.

Câu 3. Xác định đề tài của văn bản trên.

  1. Đề tài về tình phụ tử.
  2. Đề tài về chiến tranh.
  3. Đề tài về tình mẫu tử.
  4. Đề tài về người nông dân.

Câu 4. Trong văn cảnh trên, người con trai rơi vào nghịch cảnh như thế nào?

  1. Đẹp trai giỏi giang nhưng không may bị tai nạn xe hơi bị mất cả hai chân.
  2. Đẹp trai giỏi giang nhưng không may bị tai nạn xe máy bị mất cả hai chân.
  3. Đẹp trai giỏi giang nhưng không may bị tai nạn xe đạp bị mất cả hai chân.
  4. Đẹp trai giỏi giang nhưng không may bị ngã, mất cả hai chân.

Câu 5. Khi rơi vào nghịch cảnh, anh con trai đã có tâm trạng như thế nào?

  1. Cô đơn
  2. Tuyệt vọng
  3. Buồn tủi
  4. Vui vẻ

Câu 6. Câu: Vâng, thưa cha, con đã hiểu đã sử dụng loại thán từ nào sau đây?

  1. Thán từ bộc lộ cảm xúc.
  2. Thán từ gọi đáp.

Câu 7. Người cha đã làm gì với chiếc bát sành vỡ do anh con trai tức giận hất đổ?

  1. Bỏ chiếc bát sành vỡ đi, không dùng nữa.
  2. Không làm gì cả, để nguyên chiếc bát vỡ.
  3. Cho thêm sắt, bỏ vào lò nung thành chiếc bát mới.
  4. Chỉ bỏ mình chiếc bát sành vỡ vào lò nung lại.

Câu 8. Em có đồng ý hay không đồng ý với lời nói của người cha: Cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Khi đó, cho dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con?

  1. Đồng ý
  2. Không đồng ý

Câu 9. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 dòng) chia sẻ cảm nhận của em về nhân vật người cha trong câu chuyện?

Câu 10. Nghịch cảnh trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Em sẽ suy nghĩ hoặc hành động như thế nào nếu gặp phải nghịch cảnh?

 

Phần tự luận chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

Từ ấy

(Tố Hữu)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trạng trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

 

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ….

 chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Gợi ý trả lời  chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Lựa chọn đáp án đúng: chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Câu 1. C. Tự sự

Câu 2. C. Có hai nhân vật

Câu 3. A. Đề tài về tình phụ tử

Câu 4. A. Đẹp trai giỏi giang nhưng không may bị tai nạn xe hơi bị mất cả hai chân.

Câu 5. B. Tuyệt vọng

Câu 6. B. Thán từ gọi đáp

Câu 7. C. Cho thêm sắt, bỏ vào lò nung thành chiếc bát mới

Câu 8. A. Đồng ý

Câu 9.

Cảm nhận của về nhân vật người cha trong câu chuyện:

– Là một người yêu thương con, sẵn sàng hy sinh vô điều kiện vì con.

– Luôn bên con để động viên an ủi và là chỗ dựa vững chắc cho con trong mọi hoàn cảnh.

– Là người cha tuyệt vời: từ chiếc bát vỡ ông đã có những việc làm rất ý nghĩa giúp anh con trai vượt qua được nghịch cảnh của mình.

chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Câu 10.

Khi gặp phải nghịch cảnh, mỗi người cần:

– Có lòng dũng cảm và quyết tâm cố gắng vượt qua nghịch cảnh.

– Kiên trì, nhẫn nại vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục nghịch cảnh đi đến thành công.

– Có ý chí, nghị lực đối mặt và vượt qua nghịch cảnh.

– Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.

– … …

Phần tự luận chiếc bát vỡ ; đọc hiểu chiếc bát vỡ ; trắc nghiệm chiếc bát vỡ

Phân tích đánh giá Từ ấy – Tố Hữu 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *