Giới thiệu đến các bạn bài viết nghị luận văn học bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua đoạn văn bản: Những đêm mùa đông dài và buồn ; Hoặc: Những đêm mùa đông trên núi cao […] Mị phảng phất nghĩ như vậy. Mời các bạn cùng tham khảo!  

ĐỀ: Những đêm mùa đông dài và buồn

Cảm nhận đoạn trích: 

“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống của bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.”

Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về giá trị nhân đạo.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Những đêm mùa đông dài và buồn
Những đêm mùa đông dài và buồn

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Những đêm mùa đông dài và buồn

MỞ BÀI: Những đêm mùa đông dài và buồn

Có ai đó đã ví “sáng tạo nghệ thuật giống như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc”. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Quả đúng như vậy, cuộc sống giống như một nghiên mực mà nhà văn phải chấm bút vào đấy, bởi nếu không xuất phát từ hiện thực thì văn chương cũng chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Điều ấy gợi cho ta nhớ đến nhà văn Tô Hoài và mối lương duyên của ông với vùng đất Tây Bắc. Với Tô Hoài thì “miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều”. Và phải chăng chính vẻ đẹp tâm hồn con người lao động và thiên nhiên nơi đây đã thổi hồn vào những trang viết của nhà văn và để lại ấn tượng sâu đậm qua “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm là kết tinh của tình yêu, niềm cảm thông sâu sắc, khát vọng tự do cho con người… Điều đó đã được Tô Hoài khắc họa một cách chân thực và cảm động, đặc biệt là qua hình tượng nhân vật Mị – nhất là vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của nhân vật này trong đêm cởi trói cho A Phủ, tiêu biểu là đoạn trích:

“Những đêm mùa đông trên núi cao […] Mị phảng phất nghĩ như vậy.”

Từ đó, làm bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm. 

Những đêm mùa đông dài và buồn
Những đêm mùa đông dài và buồn

THÂN BÀI: Những đêm mùa đông dài và buồn

Khái quát tác giả, tác phẩm: Những đêm mùa đông dài và buồn

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người lao động nơi đây.    Những đêm mùa đông dài và buồn

Truyện “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Thành công của tác phẩm này chính là đã làm nổi bật vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của con người lao động Tây Bắc thông qua hai nhân vật Mị và A Phủ.   Những đêm mùa đông dài và buồn

Đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống trỗi dậy, Mị uống rượu, thổi sáo, nhận thức được tuổi trẻ, Mị khát khao đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Nhưng A Sử đã chặn đứng khát vọng đó của Mị bằng một thúng sợi đay, hắn trói Mị vào cột nhà. Mị không cảm thấy bị trói, tâm hồn Mị vẫn mộng du theo tiếng sáo. Chính sức sống tiềm tàng mãnh liệt đêm xuân năm ấy đã tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh nhận thức và cháy bùng lên ngọn lửa giải thoát cho A Phủ ở đoạn này.   Những đêm mùa đông dài và buồn

Những đêm mùa đông dài và buồn
Những đêm mùa đông dài và buồn

Triển khai nội dung phân tích: Những đêm mùa đông dài và buồn

Đoạn văn mở đầu là hình ảnh Mị trong trạng thái tê liệt tinh thần, tâm hồn Mị vô cảm, chai sạn băng giá. Câu văn trần thuật chậm, buồn, nhịp điệu mòn mỏi, tê tái. Mùa đông dường như dài lê thê, ảm đạm, rét mướt luồn cả vào câu văn: “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị thức dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.” Hai chữ “mỗi đêm” gợi ra thời gian liên tục. Các động từ “thổi lửa hơ tay, hơ lưng” đưa Mị gắn với bếp lửa như hình với bóng, bếp lửa sưởi ấm Mị, soi sáng Mị. Đây là không gian – thời gian nghệ thuật chuẩn bị cho không gian và thời gian tâm lý sau đó.    Những đêm mùa đông dài và buồn

Sau đêm tình mùa xuân năm ấy, Mị lại trở về với kiếp sống chai sạn, băng giá, tê liệt về cả thể xác và tinh thần. Những gì xảy ra xung quanh, Mị không cần biết, không đoái hoài, không quan tâm. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi việc, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị: “A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước”. Mị vô cảm với chính bản thân mình, không còn cảm nhận được nỗi đau đớn của thể xác, không còn cảm nhận được sự nhục nhã về tinh thần. Thể xác bị chà đạp, tinh thần bị lăng nhục, nhưng Mị vẫn dửng dưng. Khi Mị vô cảm với chính mình cũng là lúc mà Mị chẳng còn thiết tha đến mọi thứ xung quanh. Mị vô cảm luôn với cả đồng loại của mình, vô cảm trước tình cảnh A Phủ đang rơi vào tình trạng: chết đau, chết đói, chết rét, phải chết: “Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên, cùng lúc ấy Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng. Mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi.” Câu văn trần thuật bình tĩnh, thản nhiên, lạnh lùng như chính sự nguội lạnh trong tâm hồn Mị. Mị chỉ biết A Phủ còn sống khi và chỉ khi “thấy mắt A Phủ trừng trừng”. Nhưng không có một lời hỏi han, không một cuộc giao tiếp, không mảy may quan tâm. Với Mị, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Các từ ngữ “thản nhiên”, “cũng thế thôi” cho thấy sự dửng dưng, thản nhiên, vô tâm đến lạnh lùng, vô cảm đến tàn nhẫn của Mị. Trước tình cảnh thê thảm của A Phủ, Mị không mảy may rung cảm, không xúc động xót xa. Mị mặc kệ, Mị không còn quan tâm bất cứ điều gì ngoài ngọn lửa mỗi đêm vẫn thao thức bên Mị. Tâm hồn Mị giờ đây nguội lạnh, chai sạn. Nó là chứng tích của ách áp bức nặng nề, dai dẳng đau đớn; là sự nguy hiểm của thần quyền đã làm tê liệt tinh thần khiến con người mất hết cả ý thức phản kháng. Đắng cay cho Mị – cô đã đánh mất luôn cả tình thương, lòng nhân ái mà bất cứ ở người phụ nữ nào cũng có. Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Lửa cũng cô đơn, Mị cũng cô đơn. Hai kẻ cô đơn ấy thức sưởi ấm cho nhau trong những ngày băng giá, mọi chuyện xảy ra không cần hay biết.    Những đêm mùa đông dài và buồn

Những đêm mùa đông dài và buồn
Những đêm mùa đông dài và buồn

Từ vô cảm, Mị đã được dòng nước mắt A Phủ đánh thức, từ dửng dưng lạnh lùng, Mị đã đồng cảm với số phận A Phủ. Đây là chi tiết thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Tô Hoài. Đoạn văn tiếp theo là một diễn biến khác: “Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại.” Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu, suy cho cùng “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.” Và sứ mệnh nhà văn “tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường, (…) để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” Xét trên bình diện nhân văn ấy thì đích đến cuối cùng của nghệ thuật là để cứu vớt con người. Có lẽ chính vì vậy mà ngay trong lúc tưởng như A Phủ sắp phải trở thành hồn ma trên cọc gỗ, và tình trạng của Mị tưởng chừng như chỉ là sự hiện diện của con người vô tri thì Tô Hoài đã phả vào đấy tấm lòng, sự trân trọng của mình đối với con người, bởi không gì cao quý hơn hai tiếng “Con người”.    Những đêm mùa đông dài và buồn

Theo nhà giáo Đỗ Kim Hồi thì “Nước mắt A Phủ đúng là một chi tiết đã nâng tầm Tô Hoài và chỗ đáng nể của Tô Hoài chính là ở đấy, nhà văn luôn biết tìm ra cái quyết định tất cả từ cái dường như không là gì hết cả…”. A Phủ có thể sẽ là cái xác chết trên cọc gỗ vô tri; còn Mị thì vẫn là hình ảnh của con người vô hồn nếu như không có tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Tô Hoài đã xuất hiện đúng lúc với chi tiết “dòng nước mắt A Phủ”, chính dòng nước mắt này đã nối hai số phận con người lại với nhau và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị.    Những đêm mùa đông dài và buồn

Chi tiết “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ thật sống động. Khuôn mặt A Phủ đã phủ đầy bóng tối của chết chóc. Động từ “bò” gợi tả dòng nước mắt chậm chạp trên gò má. Hai chữ “xám đen” gợi ra khuôn mặt khắc khổ, thảm hại của A Phủ. Dòng nước mắt đàn ông “lấp lánh” bên ánh lửa khiến nỗi thống khổ, sự đau đớn và bất lực cùng cực của con người trở nên hiện hữu chân thực. Nếu nói “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.”, thì đây chính là một chi tiết nghệ thuật mang chiều sâu và mang nhiều ẩn ý của tác giả. Dòng nước mắt ấy là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực, tủi nhục trước số phận. Nước mắt A Phủ không chỉ chảy xuống đôi gò má “đã xám đen” của anh mà còn chảy vào trái tim băng giá của Mị. Những vô lí, tàn bạo, độc ác của gia đình nhà chúa đất đã khiến Mị thêm căm phẫn và đồng cảm với A Phủ. Trái tim vốn chỉ còn biết giá băng lại được dòng nước mắt ấy của A Phủ chạm đến, là lúc lòng trắc ẩn của Mị được đánh thức. Dòng nước mắt tuyệt vọng, bất lực của người sắp chết đã làm hồi sinh trái tim khô héo của Mị, kéo Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ. Và giọt nước mắt ấy đã làm tan đi giá băng của trái tim Mị. Đã thức dậy trong Mộ lòng thương người cùng cảnh ngộ. Nước mắt A Phủ đã thức dậy trong Mị ký ức hãi hùng, và cảnh tượng A Phủ bị trói làm Mị nhớ lại cảnh mình cũng từng bị trói, bị ngược đãi, đã tủi nhục như thế, cũng từng khóc cay đắng, nước mắt cũng “chảy xuống miệng xuống cổ không biết lau đi được”. Trái tim Mị quặn đau khi “Trông người lại ngẫm đến mình”. Nhà văn không nói đến nỗi đau đớn về thể xác của A Phủ, không nói nỗi tủi nhục của A Phủ nhưng tất cả điều đó lại hiện lên tất cả qua suy nghĩ của Mị. Mị đã cảm nhận nỗi đau của A Phủ bằng chính nỗi đau của mình. Chính nỗi đau đớn tủi cực của Mị trong quá khứ đã giúp Mị nhận ra sự đau đớn tủi cực của A Phủ đêm nay. Sự đồng cảnh đã dẫn dắt cho trái tim vô cảm thờ ơ của Mị trở về với những sự đồng cảm đầu tiên. Hình dung ra cái chết của mình, của người đàn bà ngày trước, nghĩ đến cái chết của A Phủ sắp tới, Mị bất chợt nhận ra tất cả những cái chết ấy đều có nguyên nhân từ sự tàn bạo của giai cấp thống trị.     Những đêm mùa đông dài và buồn

Lòng thương người và lòng hận thù giai cấp trong Mị trỗi dậy. Đây chính là lúc Mị nhận thức được thực tại tủi nhục của chính mình và A Phủ. Mị cất tiếng kêu trời: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Cơ chủng này, chỉ đêm mai là người ta chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Câu văn sử dụng phép điệp cấu trúc, nhịp điệu dồn dập, sắc thái như tiếng kêu thấu trời xanh. Đoạn văn lặp lại dày đặc điệp động từ “chết” (9 lần), nhất là phép điệp tăng cấp: “chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”… Mỗi lần từ “chết” được điệp lại dường như lòng thương A Phủ và lòng căm phẫn tội ác cha con nhà thống lý trong Mị càng tăng lên, để rồi sau đó, như một phản ứng dây chuyền, nó nối lại ba số phận: nghĩ đến cái chết oan nghiệt của người đàn bà ngày trước, đến cảnh mình bị trói, cảnh A Phủ sắp phải chết. Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết phi lý. Từ nhận thức về thân phận con người, Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. Kết luận ấy giống như một tiếng chửi, một tiếng thốt căm hờn bật tung lên từ những đè nén.        Những đêm mùa đông dài và buồn

Đó là sự nhận thức mang tính lý trí chứ không phải là cảm tính nữa. Mị độc thoại với chính mình: “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chế thế. A Phủ. Mị phảng phất nghĩ vậy”. Nghĩ đến mình, Mị thấy mình đã bị cúng trình ma, bản thân là “đàn bà”, chết cũng không có gì đáng ngại. Nhưng A Phủ thì không. Mị thấy phi lí đến mức không thể chấp nhận: “người kia việc gì mà phải chết thế”. Đó là một câu hỏi tu từ cho thấy sự băn khoăn, phân vân ở Mị. Đây là cuộc đấu tranh tâm lý lần đầu xuất hiện ở Mị, sự giằng xé giữa việc chôn chân nhìn A Phủ chết và việc phải táo bạo giải cứu cho con người vô tội ấy. Và hai tiếng “A Phủ” lần đầu tiên rung động trong lòng Mị, nhè nhẹ, phảng phất, nghe như hơi thở của tình thương. Trong suy nghĩ ấy, Mị đã nghiêng hết phần sống của mình cho A Phủ. Đó là tấm lòng nhân ái bao la của cô gái vùng cao Bắc. Mị trân trọng giá trị con người, mạng sống con người. Lòng thương người thức dậy trong Mị và đang hình thành hành động.     Những đêm mùa đông dài và buồn

Đoạn văn sau đó, diễn tả sức phản kháng, sức quật khởi, sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong Mị. Đó là lúc Mị cắt đứt dây trói, cứu người và cũng tự cứu mình. Đây chính là sự tất yếu trong cuộc đấu tranh giành sự sống, giành tự do, là sức mạnh của con người lao động Tây Bắc.     Những đêm mùa đông dài và buồn

Những đêm mùa đông dài và buồn
Những đêm mùa đông dài và buồn

Nghệ thuật: Những đêm mùa đông dài và buồn

Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc. Trần thuật hấp dẫn, giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách cụ thể, hợp lí. Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, đậm chất thơ. Cách dựng cảnh, tạo không khí, miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi chân thực, sống động. Giọng văn chậm buồn, day dứt, trăn trở, yêu thương.

Những đêm mùa đông dài và buồn
Những đêm mùa đông dài và buồn

Giá trị nhân đạo: Những đêm mùa đông dài và buồn

Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã bộc lộ giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua việc khắc hoạ cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị, nhà văn đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời qua sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (và sau đó là sức sống, sức phản kháng quyết liệt trong đêm cởi trói cho A Phủ), nhà văn cũng khẳng định và lên tiếng bênh vực cho những khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Qua đó nhà văn cũng đã góp phần giải phóng số phận nhân vật, đây chính là điểm mới trong giá trị nhân đạo của các tác phẩm sau năm 1945.    Những đêm mùa đông dài và buồn

Có thể nói, đoạn văn trên tuy ngắn gọn nhưng cũng đã thể hiện rất thành công giá trị nhân đạo của tác phẩm. Sê-khốp từng nói “Mỗi nhà văn là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Quả đúng như vậy, nhà văn Tô Hoài, bằng tình yêu thương, tấm lòng trân trọng của mình dành cho người lao động Tây Bắc đã để lại giá trị nhân đạo sâu sắc trong “Vợ chồng A Phủ”. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói chung để lại giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đồng cảm, cảm thông cho số phận nhân vật, góp tiếng nói lên án tố cáo tội ác tày trời của giai cấp chủ nô phong kiến miền núi đã áp bức, bóc lột nhân dân lao động Tây Bắc, đẩy họ vào số phận trâu ngựa. Qua việc khắc họa nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã phát hiện và trân trọng ngợi ca phẩm chất cao quý của con người lao động Tây Bắc, đồng thời bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào sức vươn dậy của con người, dù trong hoàn cảnh đọa đày, sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt trong họ cũng không hề mất đi mà sẽ càng trở nên mãnh liệt. Chính Tô Hoài cũng từng nhận xét về Mị: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã. Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng. mãnh liệt”. Cuối cùng nhà văn đã góp phần giải phóng số phận nhân vật trong một kết thúc có hậu. Đây chính là nét mới trong giá trị nhân đạo sau năm 1945.     Những đêm mùa đông dài và buồn

Những đêm mùa đông dài và buồn
Những đêm mùa đông dài và buồn

KẾT BÀI: Những đêm mùa đông dài và buồn

“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thể lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo làn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đày. Đồng thời, qua nhân vật Mị nhà văn đã bày tỏ tiếng nói cảm thông, trân trọng đối với người lao động nghèo. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trận trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ấy. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm. Qua vẻ đẹp tâm hồn con người lao động Tây Bắc, mỗi chúng ta phải tự nhắc nhở mình phải biết sống, biết yêu quý, biết trận trọng con người lao động nói chung, biết đấu tranh bảo vệ công lý, lẽ phải, đấu tranh với những bất công để bảo vệ hai chữ “Con Người” cao quý thiêng liêng.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *