Giới thiệu đến các bài viết Soạn bài Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo. Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 bài tập, trang 37, trang 42, Bài 2, Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời các bạn cùng tham khảo. 

ĐĂM SĂN CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY 

(Trích Đăm Săn, sử thi Ê-đê)

Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo
Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Câu 1. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.

Trả lời: Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Có thể tóm tắt theo gợi ý sau:

  1. Đăm Săn cùng tôi tớ đến nhà Mtao Mxây tuyên chiến để cứu vợ, sau khi biết tin vợ mình bị bắt cóc. 
  2. Cuộc giao chiến diễn ra quyết liệt, Đăm Săn là một tù trưởng có tài, sức mạnh phi thường và dũng mãnh.
  3. Nhờ ông Trời mách bảo, Đăm Săn giết chết Mtao Mxây.
  4. Đăm Săn giành chiến thắng, cứu được vợ trở về, khiến cho dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây bái phục, đi theo rất đông.
  5. Đăm Săn mở tiệc ăn mừng chiến thắng.

Câu 2. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng? 

Trả lời: Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

– Vào thời điểm cuối của cuộc giao chiến, Đăm Săn dùng cây giáo thần đâm vào người, vào đùi Mtao Mxây nhưng vẫn không thủng. 

– Nhờ sự chỉ dẫn của ông Trời, Đăm Săn lấy một cái chày mòn ném vào vành tai của kẻ địch và giành được chiến thắng.

Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo
Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Câu 3. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.

Trả lời: Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

– Phân tích, so sánh các chi tiết miêu tả cảnh múa khiên (hình ảnh chiếc khiên, cách múa khiên, sức mạnh trong khi giao chiến,…); miêu tả ngoại hình, phong thái của hai nhân vật,… và các yếu tố khác như: mục đích chiến đấu, sự trợ giúp của thần linh, sự ủng hộ của dân làng, thái độ tình cảm của người kể chuyện,…

Kết luận: Trong hai nhân vật, chỉ có Đăm Săn mới được miêu tả, thể hiện như một người anh hùng. Đây là người anh hùng duy nhất trong sử thi Đăm Săn. Qua đó, văn bản cũng cho thấy tình cảm, cảm xúc,… và giá trị đạo đức, văn hoá của tác phẩm.

Câu 4. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.

Trả lời: Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:

“Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” 

→ Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.

“Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” 

→ Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).

“Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” 

→ thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.

“Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (…) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta … chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” 

→ Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.

Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo
Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Câu 5. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Cho biết:

  1. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.
  2. Cụm từ “bà con xem…” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì? 

Trả lời: Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

a. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

 Lối nói quá xuất hiện dày đặc trong văn bản qua lời thoại và lời kể. 

+ “Đăm Săn rung khiên múa. Mỗi lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”; 

+ “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lớn các rối chết rủi. Khi chàng múc múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”

+ “Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng bạc… Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch,….”

Cách ví von được sử dụng trong văn bản:

+ “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. 

+ “Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc”.  

Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, giàu mạnh của người anh hùng cộng đồng. 

Nhận xét ngôn ngữ sử thi:

+ Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng;

+ Đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”);

+ Sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, …).

b. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

– Cụm từ “bà con xem…” trong văn bản trên là lời của người kể sử thi hướng đến người nghe sử thi. 

– Trong văn bản, cụm từ “bà con xem… .” xuất hiện 4 lần. 

-> Đây cũng là một nét đặc trưng trong sáng tác và tiếp nhận sử thi, hình ảnh người nghe được hiện diện trong không gian giao tiếp của lời kể nhằm tạo ra sự gần gũi, chia sẻ giữa người kể và người nghe sử thi.

Câu 6. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?

Trả lời: Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau văn bản gợi cho chúng ta suy nghĩ về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê. Có ý nghĩa như sau:

– Không khí tiệc tùng vô cùng náo nhiệt, thể hiện sự nối kết cộng đồng, sụ thịnh vượng, sung túc về vật chất và tinh thần của người Ê-đê. 

– Thể hiện khát vọng giao lưu, kết nối cộng đồng trong các dịp sinh hoạt văn hoá. 

– Góp phần thể hiện uy tín của Đăm Săn với cộng đồng, tô đậm sự vẻ vang của chiến công, khát vọng hoà bình, giàu mạnh của dân làng cũng như của người Ê-đê .

Câu 7. Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời: Đăm Săn chiến thắng mtao mxay chân trời sáng tạo

Yếu tố truyện (tự sự): văn bản kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây cùng những kì tích mà người anh hùng Đăm Săn đã có được.

Tự sự kết hợp với yếu tố kịch: Ngôn ngữ trong sử thi Đăm Săn là ngôn ngữ kịch, thể hiện qua lời đối đáp, hành động của Đăm Săn và Mtao Mxây.

Tự sự kết hợp với thơ: Chất thơ được thể hiện trong lời thoại của nhân vật và lời người kể chuyện. Hình ảnh cuộc giao chiến và bữa tiệc sau chiến thắng được khắc họa rõ nét, sinh động qua ngôn ngữ có vần nhịp, lời kể sinh động, các biện pháp tu từ,…

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *