Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới. Mời các bạn cùng tham khảo.
ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐỀ 3 Đề 3 đề thi ĐGNL ĐHQG
Câu 1. Đề 3 đề thi ĐGNL ĐHQG
Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào?
- Tày.
- Mường.
- Ê-đê.
- Mnông.
Câu 2. Đề 3 đề thi ĐGNL ĐHQG
Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- Truyền thuyết
- Truyện cười
- Truyện cổ tích
- Sử thi
Câu 3. Đề 3 đề thi ĐGNL ĐHQG
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “No cơm ấm ….
- lòng
- bụng
- dạ
- cật
Câu 4. Đề 3 đề thi ĐGNL ĐHQG
Hãy chọn đáp án đúng:
- Năng nhặt chặt bị
- Siêng nhặt chặt bị
- Năng nhặt đầy bị
- Năng nhặt chặt túi
Câu 5. Đề 3 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Mèo mả gà đồng” là:
- Thành ngữ
- Tục ngữ
- Câu đố
- Thần thoại
Câu 6. Đề 3 đề thi ĐGNL ĐHQG
“… Cậy em em có chịu lời, /Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa./Giữa đường đứt gánh tương tư,/Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em.” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ?
- lục bát.
- ngũ ngôn .
- song thất lục bát
- tự do.
Câu 7. Đề 3 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lí chói qua tim” (Từ ấy, Tố Hữu) thuộc dòng thơ:
- dân gian.
- trung đại.
- thơ Mới.
- cách mạng.
Câu 8.
Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Tôi muốn tắt… đi/Cho màu đừng nhạt mất” (Vội vàng, Xuân Diệu)
- nắng
- gió
- bão
- mây
Câu 9.
Truyện Vợ nhặt không thể hiện nội dung nào dưới đây ?
- Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ
- Niềm lạc quan của những con người trong những hoàn cảnh khốn cùng
- Tình yêu thương của người mẹ dành cho các con
- Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân ta
Câu 10.
Dòng nào trong các dòng sau đây có chứa từ Hán Việt :
- sơn hà, bảo mật, tân binh, hậu đãi, nhà cửa
- giang sơn, nhân dân, mĩ nhân, xinh xắn, sơn hà
- thủy cung, quốc gia, thi nhân, hữu ích, tuấn tú
- quốc vương, buồn bã, cường quốc, anh hùng, chiến mã
Câu 11.
Phát hiện lỗi sai trong câu sau : Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.
- Sai về nghĩa
- Thiếu chủ ngữ
- Thiếu cả vị ngữ và chủ ngữ
- Thiếu vị ngữ
Câu 12.
Câu “ông nói gả bà nói vịt” đề cập đến phương châm hội thoại nào?
- Phương châm về lượng
- Phương châm về chất
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
Câu 13.
Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ?
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
- Uống nước nhớ nguồn.
- Ếch ngồi đáy giếng
- Giấy rách phải giữ lấy lề
Câu 14. “Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Seagames 30. Trong suốt giải đấu, anh luôn cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải đấu kết thúc, anh T chính là người đạt được danh hiệu vua phá lưới môn bóng đá nam Seagames 30.”
Trong đoạn văn trên, từ “vua” được dùng với ý nghĩa gì?
- Người đứng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị.
- Nhà tư bản độc quyền trong một ngành nghề nào đó.
- Người ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
- Tên một quân cờ trên bàn cờ vua.
Câu 15. “…Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. (Mời trầu, Hồ Xuân Hương)
Từ “lại” trong câu thơ trên có nghĩa là:
- Sự lặp lại một vị trí, hành động, sự kiện, thuộc tính
- Sự di chuyển, đi lại, tăng khoảng cách.
- Sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành động.
- Sự hướng tâm, thu hẹp khoảng cách về thể tích, không gian.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên”
(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa)
Câu 16. Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?
- Nghị luận và biểu cảm
- Miêu tả và biểu cảm
- Nghị luận và miêu tả
- Biểu cảm và tự sự
Câu 17. Tìm những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
- Liệt kê, hoán dụ, nhân hóa
- Hoán dụ, ẩn dụ, nói quá
- Điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ
- Điệp từ, hoán dụ, liệt kê
Câu 18. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
- Tình yêu của người lính biển
- Những gian lao của người lính
- Tình cảm gia đình của người lính biển
- Những vất vả, gian lao, anh hùng của người lính biển và những tình cảm đẹp trong trái tim của họ
Câu 19.
Anh chị hiểu thế nào về câu thơ “Biển một bên và em một bên”
- Người lính đang đứng giữa cô gái và biển.
- Tình cảm đôi lứa hòa quyện với tình cảm đất nước của người lính biển.
- Người lính đang băn khoăn không biết chọn biển hay chọn “em”
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20. Từ “vành tang trắng” trong câu thơ thứ hai ẩn dụ cho điều gì?
- Những mất mát, đau thương của đất nước khi trải qua những cuộc xâm lăng.
- Nỗi đau của những gia đình mất người thân trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Những mất mát của nhân dân trước sự ra đi của đồng bào.
- Tất cả các đáp án trên.
Gợi ý trả lời
Câu 1. B Mường.
Câu 2. B Truyện cười
Câu 3. D cật
Câu 4. A Năng nhặt chặt bị
Câu 5. A Thành ngữ
Câu 6. A lục bát
Câu 7. D cách mạng.
Câu 8. A nắng
Câu 9. D Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân ta
Câu 10. C thủy cung, quốc gia, thi nhân, hữu ích, tuấn tú
Câu 11. B Thiếu chủ ngữ
Câu 12. C Phương châm quan hệ
Câu 13. C Ếch ngồi đáy giếng
Câu 14. C Người ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
Câu 15. C . Sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành động.
Câu 16. B Miêu tả và biểu cảm
Câu 17. C Điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ
Câu 18. D Những vất vả, gian lao, anh hùng của người lính biển và những tình cảm đẹp trong trái tim của họ
Câu 19. B Tình cảm đôi lứa hòa quyện với tình cảm đất nước của người lính biển.
Câu 20. D Tất cả các đáp án trên.