Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới. Mời các bạn cùng tham khảo.
ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐỀ 4 Đề 4 đề thi ĐGNL ĐHQG
Câu 1. Đề 4 đề thi ĐGNL ĐHQG
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì…”
- hanh
- râm
- mưa
- lụt
Câu 2. Đề 4 đề thi ĐGNL ĐHQG
Ý nghĩa nào không được thể hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?
- Bài học dựng nước
- Bài học giữ nước
- Tình cảm cá nhân với cộng đồng
- Tình cảm anh em
Câu 3. Đề 4 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Trong ghềnh thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/ Trong rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
- Lục bát
- Song thất lục bát
- Lục ngôn
- Thất ngôn bát cú
Câu 4. Đề 4 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
- nội cỏ
- rầu rầu
- chân mây
- mặt đất
Câu 5. Đề 4 đề thi ĐGNL ĐHQG
Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/ Đò biếng lười nằm…sông trôi” (Chiều xuân – Anh Thơ)
- lặng
- kệ
- im
- mặc
Câu 6. Đề 4 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất/ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật” (Vội vàng – Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
- dân gian
- trung đại
- thơ Mới
- Cách mạng
Câu 7. Đề 4 đề thi ĐGNL ĐHQG
Qua tác phẩm Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?
- Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ
- Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ
- Lòng yêu nước của những con người Tây Nguyên
Câu 8.
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
- xuất xắc
- tựu chung
- cọ sát
- xán lạn
Câu 9.
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cậu ấy chẳng bao giờ … những….. trong cuộc sống”
- hề hà, gian khó
- nề hà, dan khó
- hề hà, gian khó
- nề hà, gian khó
Câu 10. Phần phụ trước « đang » của cụm động từ « đang học bài » bổ sung ý nghĩa gì cho động từ ?
- quan hệ thời gian
- sự tiếp diễn tương tự
- sự khuyến khích hành động
- sự khẳng định hành động
Câu 11. “Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cười đáp lại cô tôi:
– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”
Từ “mợ” thuộc lớp từ nào?
- Từ ngữ toàn dân
- Từ ngữ địa phương
- Biệt ngữ xã hội
- Không có đáp án đúng
Câu 12. Xác định lỗi sai trong câu sau: “Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người phải biết giúp đỡ người khác”.
- Thiếu quan hệ từ
- Thừa quan hệ từ
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
- Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết
Câu 13. “Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?”.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
- Các câu trên sử dụng phép liên kết lặp
- Các câu trên sử dụng phép liên kết nối .
- Các câu trên sử dụng phép liên tưởng
- Các câu trên sử dụng phép liên kết thế
Câu 14. “Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Seagames 30. Trong suốt giải đấu, anh luôn cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải đấu kết thúc, anh T chính là người đạt được danh hiệu vua phá lưới môn bóng đã nam Seagames 30.”
Trong đoạn văn trên, từ “chuyên nghiệp” được dùng với ý nghĩa gì?
- Chủ yếu làm một nghề nhất định và có chuyên môn về nghề đó.
- Nhà tư bản độc quyền trong một ngành nghề nào đó.
- Người ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
- Tên một quân cờ trên bản cờ vua.
Câu 15. Trong các câu sau:
- Ngày hôm ấy, trời có mưa bay bay, anh ấy đã xuất hiện tại chỗ hẹn.
- Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Minh
- Tác phẩm mới xuất bản của anh ấy được đọc giả vô cùng yêu thích.
- Mẹ em là người mà em yêu quý nhất trên đời.
Những câu nào mắc lỗi?
- I và IV
- I và II
- I và III
- II và III
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?”
(Chiếc lá đầu tiên — Hoàng Nhuận Cầm)
Câu 16. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
- Biểu cảm
- Nghị luận
- Tự sự
- Thuyết minh
Câu 17.
Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
- Điệp từ
- Nhân hóa
- So sánh
- Hoán dụ
Câu 18. Tác dụng của biện pháp tu từ trên là gì?
- Tạo nhịp điệu cho lời thơ
- Nhấn mạnh nỗi nhớ của nhân vật
- Từ ngữ giàu giá trị biểu đạt hơn
- Tất cả các phương án trên
Câu 19.
Đoạn thơ nói về nội dung gì?
- Tình yêu cuộc sống thiết tha của nhân vật
- Tình yêu lứa tuổi học trò của nhà thơ
- Nỗi nhớ về một thời học sinh của tác giả
- Tất cả các đáp án trên
Câu 20. Đoạn thơ sử dụng thể thơ gì?
- 5 chữ
- 7 chữ
- 8 chữ
- Tự do
Gợi ý trả lời
Câu 1. C mưa
Câu 2. D Tình cảm anh em
Câu 3. A Lục bát
Câu 4. C . chân mây
Câu 5. D mặc
Câu 6. C thơ Mới
Câu 7. D Lòng yêu nước của những con người Tây Nguyên
Câu 8. D xán lạn
Câu 9. D nề hà, gian khó
Câu 10. B sự tiếp diễn tương tự
Câu 11. C Biệt ngữ xã hội
Câu 12. B Thừa quan hệ từ
Câu 13. A Các câu trên sử dụng phép liên kết lặp
Câu 14. A Chủ yếu làm một nghề nhất định và có chuyên môn về nghề đó.
Câu 15. D II và III
Câu 16. A Biểu cảm
Câu 17. A Điệp từ
Câu 18. D Tất cả các phương án trên
Câu 19. C Nỗi nhớ về một thời học sinh của tác giả
Câu 20. D Tự do